Triển khai nâng hạng TTCK Việt Nam trên bảng xếp hạng MSCI và S&P DJ Các tiêu chí chung trong phân loại TTCK là quy mô thị trường, thanh khoản, tỷ lệ
sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, khả năng tự do chuyển đổi ngoại tệ, phương thức thanh toán sau giao dịch, quy định về giao dịch bán khống và cho vay chứng khoán. Những thước đo này là cơ sở để nhà đầu tư nước ngoài đưa ra quyết định đầu tư vào thị
trường. TTCK Việt Nam đang được xếp vào nhóm thị trường cận biên, và được đánh giá là có tiềm năng để xếp vào nhóm các thị trường mới nổi của bảng phân hạng MSCI. Theo UBCKNN, trong số các tổ chức xếp hạng TTCK, MSCI được đánh giá là tổ chức có uy tín và sự ảnh hưởng lớn nhất trong việc xây dựng các tiêu chí phân hạng thị trường nhằm tạo công cụ hỗ trợ cho các nhà đầu tưvào TTCK. Những tiêu chí do MSCI đưa ra là phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, cho nên nếu thỏa mãn những tiêu chí cụ thể của MSCI thì cũng sẽ thỏa mãn những tiêu chí của S&P DJ. Do đó, việc nâng hạng thị trường theo phân loại MSCI là định hướng thích hợp của TTCK Việt Nam. Nếu được nâng hạng, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội phát triển nhờ thu hút được lượng vốn từ các nhà đầu tưquốc tế. Đứng trước cơ hội phát triển này, chúng ta cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đạt được những tiêu chí xếp hạng của MSCI:
Về quy mô và thanh khoản thị trường:
Hiện nay, theo thống kê tỷ lệ vốn hóa của các công ty lớn nhất tại Việt Nam mới chỉ đóng góp với con số khá khiêm tốn tại một số rổ chỉ số thị trường cận biên (2,54% trong rổ chỉ số S&P Frontier Broad Market Index, 4,77% trong rổ chỉ số DJ Frontier Total Stock Market, 3,73% trong rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index). Về tỷ lệ vốn hóa TTCK trên GDP, tiêu chuẩn đối với bộ chỉ số EM là 50%, trong khi tỷ lệ này của Việt Nam chỉ mới hơn 30%. Trường hợp TTCK Việt Nam được nâng hạng, tỷ lệ này sẽ còn nhỏ hơn rất nhiều. Do đó, để thực hiện công tác nâng hạng một cách hiệu quả, cần tích cực đưa các cổ phiếu các công ty có giá trị vốn hóa lớn lên niêm yết để tăng giá trị vốn hóa của thị trường.
Vì vậy, chúng ta cần phát triển những công ty đại chúng lớn có tầm vóc trong khu vực và thế giới. Số lượng doanh nghiệp của Việt Nam đang ngày càng tăng lên và góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, số doanh nghiệp quy mô lớn chỉ chiếm khoảng 2%, số lượng doanh nghiệp quy mô vừa cũng có tỷ lệ tương ứng, và còn lại khoảng 96% là quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Chúng ta đang tạo điều kiện cho doanh nghiệp mới phát triển, đang từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, nhưng chưa có sự đầu tư hợp lý cho các doanh nghiệp quy mô lớn. Xu hướng thiếu doanh nghiệp quy mô lớn này ngày càng gia tăng xét về tiêu chí vốn và lao động.
Thiếu vắng DN lớn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ảnh hưởng rất lớn đến tiềm năng phát triển và vị thế của TTCK Việt Nam trên thế giới. Nguyên nhân vì đâu mà các DN mãi chưa chịu “lớn”? Hiện nay có thể thấy các thể chế hỗ trợ thị trường hoạt động kém hiệu quả, các giải pháp chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ phát triển DN còn ít, các chính sách hỗ trợ dường nhưchỉ mới tập trung ở việc đăng ký kinh doanh, tạo điều kiện khởi nghiệp chứ chưa phải dành cho sự tăng trưởng của DN. Thậm chí có nhiều chính sách ưu đãi chỉ dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên các DN này cũng chưa có đủ động lực để lớn hơn. Bên cạnh đó là những hạn chế về nguồn nhân sự cấp cao, trình độ công nghệthấp, tiếp cận vốn tín dụng dài hạn khó khăn...
Để Việt Nam có thêm nhiều DN lớn cần tập trung vào một số giải pháp trọng tâm như: Đổi mới thể chế, tạo điều kiện hỗ trợ DN phát triển với tiêu chí không chú trọng tăng nhanh số lượng, mà tập trung hon về chất lư ̛ợng tăng trưởng bền vững, cơ cấu DN hợp lý. Ban hành quy định về công nghiệp hỗ trợ để có giải pháp đột phá ở một số ngành, sản phẩm trọng điểm, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân. Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, thành lập các cơsở đào tạo bài bản về nhân lực cấp cao, tăng cường phối hợp đào tạo với các chuyên gia trên thế giới về nhiều lĩnh vực. Nâng cao năng lực cán bộquản lý nhà nước trong thiết kế chính sách, quy hoạch và thực hiện phát triển kinh tế, thực thi chính sách. Thúc đẩy các hoạt động mua bán, sáp nhập, tạo điều kiện hình thành những DN lớn và phát triển bền vững.
Về khả năng tiếp cận thị trường
Thị trường chứng khoán mới nổi đòi hỏi độ mở lớn của thị trường đối với sở hữu nước ngoài, và sự hiện diện của các tổ chức đầu tư nước ngoài sẽ góp phần làm thị trường chứng khoán phát triển và minh bạch hơn. Hiện nay theo QĐ 55/2009 quy định tỷ lệ sở hữu của khối ngoại trên TTCK chỉ được nắm giữ 49% tổng số cổ phần lưu hành của công ty đại chúng, tuy nhiên theo Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư 2014 quy định một công ty có vốn đầu tư nước ngoài được sở hữu 51% vốn điều lệ của công ty đại chúng gây ra sự khó hiểu cho nhà đầu tư. Vì vậy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần đưa ra tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài cụ thể hơn và đồng thời xử lý dứt điểm về việc tăng tỷ lệ
Quy định các doanh nghiệp phải cung cấp thông tin bằng tiếng Anh
Ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến TTCK Việt Nam, điều này đòi hỏi các DN cần cung cấp thông tin cho nhà đầu tư cả 2 ngôn ngữ Anh – Việt nhằm xóa bỏ rào cản ngôn ngữ cho nhà đầu tư nước ngoài. Những năm gần đây, việc công bố thông tin bằng tiếng Anh thông qua website của DN và báo cáo thường niên đang được khuyến khích và hỗ trợ rất nhiều bởi các cơ quan chức năng và đã có những cải thiện đáng kể. Tương lai cần có những biện pháp cứng rắn hơn nhưra những quy định liên quan đến việc công bố thông tin bằng tiếng Anh bao gồm báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, nghị quyết đại hội đồng cổ đông và website.
- Nâng tỷ lệcổ phiếu tự do chuyển nhượng tại các DN niêm yết có sở hữu nhà nước Hiện nay nhiều doanh nghiệp niêm yết có phần lớn sở hữu Nhà nước nên tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng thấp, nguyên nhân này làm cho giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán bị hạn chế và là bất cập cho thanh khoản trên TTCK.
- Nâng cao ý thức công bố thông tin của các doanh nghiệp và nhà đầu tư thông qua việc đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật chứng khoán và TTCK, tăng cường hiểu biết cho nhà đầu tưvà doanh nghiệp.
- Phát triển các định chế đầu tư chuyên nghiệp và xây dựng các quy định về xếp hạng tín nhiệm, thiết lập tổ chức định mức tín nhiệm của Việt Nam.