Thực hiện thử nghiệm cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu trong báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn rồng việt​ (Trang 26 - 28)

a) Thủ tục phân tích.

Kết quả phân tích là yếu tố quan trọng để lựa chọn các thử nghiệm chi tiết. Dưới đây là một số thủ tục phân tích thường được sử dụng trong kiểm toán nợ phải thu:

- Tính tỷ lệ lãi gộp trên doanhthu. 𝐿ã𝑖 𝑔ộ𝑝

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 = 𝑇ỉ 𝑙ệ 𝑙ã𝑖 𝑔ộ𝑝 𝑡𝑟ê𝑛 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢

Kiểm toán viên thường tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu và so sánh với tỷ lệ của ngành hoặc của năm trước. Sự biến động trong tỷ lệ lãi gộp có thể xuất phát từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như sự thay đổi chính sách giá của đơn vị, biến động giá hàng mua hoặc thay đổi cơ cấu mặt hàng. Tuy nhiên, sự biến động của tỷ lệ lãi gộp từ những sai sót trong số liệu kế toán. Chẳng hạn việc ghi chép thiếu doanh thu có thể làm tỷ lệ lãi gộp sụt giảm bất thường.

- Tính số vòng quay khoản phải thu 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢

𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 = 𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢

Việc so sánh tỷ số vòng quay khoản phải thu với số liệu của ngành hoặc của năm trước có thể giúp kiểm toán viên hiểu biết về họat động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như dự đoán khả năng có sai lệch trong báo cáo tài chính như:

+ Do sự thay đổi chính sách bán chịu của đơn vị, thí dụ đơn vị đã mở rộng hay thu hẹp điều kiện, thời hạn bán chịu….

+ Khả năng tồn đọng nợ phải thu khó đòi trong nợ phải thu của đơn vị. Điều này sẽ liên quan đến việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

+ Sai lệch trong số liệu kế toán, thí dụ do việc ghi chép trùng lắp hay bỏ sót các khoản phải thu khách hàng.

b) Kiểm tra chi tiết

Thu thập bảng kê chi tiết số dư các khoản phải thu theo từng khách hàng và đối chiếu tổng số phải thu với bảng CĐKT, sổ phát sinh và sổ chi tiết.

Thủ tục kiểm tra việc ghi nhận nợ phải thu vào thời điểm trước và sau ngày khóa sổ lập báo cáo tài chính ( Thủ tục cut-off).

Kiểm tra danh sách gửi thư xác nhận công nợ sau đó lập bảng tổng hợp các kết quả mà công ty Y yêu cầu khách hàng của mình xác nhận.

Kiểm tra việc trình bày và công bố các khoản nợ phải thu và dự phòng nợ phải thu khó đòi trên báo cáo tài chính.

Kiểm tra chứng từ các số dư phải thu lớn cuối kỳ và đánh giá khả năng thu hồi để xem xét trích lập dự phòng (nếu có).

Kiểm tra bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ và đối chiếu với Sổ chi tiết và sổ cái:

+ Kiểm tra số tổng cộng trên bảng và đối chiếu với sổ chi tiết và sổ cái của tài khoản phải thu khách hàng

+ Đối chiếu số dư chi tiết của bảng với sổ chi tiết của các khách hàng có liên quan Gửi thư xác nhận đến khách hàng:

+ Để xác nhận tính có thực của khoản nợ phải thu khách hàng thì việc gửi thư xác nhận là một thủ tục quan trọng và không thể thiếu trong kiểm toán.

+ Có 2 hình thức gửi thư xác nhận là: thư xác nhận mở (dạng khẳng định) là thư đề nghị người được yêu cầu trong mọi trường hợp đều phải trả lời cho KTV là đồng ý hoặc không đồng ý với thông tin cần xác nhận. Nhưng sẽ có rủi ro do người được đề nghị xác nhận có thể không kiểm tra thông tin xác nhận là chính xác chưa mà đã xác nhận và KTV khó có thể phát hiện được và ít được phản hồi. Thư xác nhận dạng đóng (dạng phủ định) là thư đề nghị người phúc đáp chỉ trả lời thư khi không đồng ý với thông tin được yêu cầu xác nhận, còn khi đồng ý thì họ không cần trả lời. Tuy nhiên do không có phản hồi nên KTV không biết được là người xác nhận đã nhận được thư xác nhận và đồng ý với thông tin chưa.

Xem xét các khoản phải thu khách hàng bị cầm cố thế chấp dựa trên xem xét tài khoản lãi vay hoặc thư xác nhận khách hàng,…

Đánh giá chung về sự trình bày và công bố khoản phải thu khách hàng trên BCTC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu trong báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn rồng việt​ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)