Dựa trên chuẩn mực kiểm toán ( Theo VSA 400) về đánh giá rủi ro kiểm toán, đồng thời kết hợp với sự hiểu biết về HTKSNB của khách hàng và khả năng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá ruỉ ro kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm các rủi ro kiểm toán xuống thấp tới mức có thể chấp nhận được.
Qua quá trình tìm hiểu HTKSNB về đơn vị khách hàng, KTV tiến hành thiết lập mức độ rủi ro ban đầu của cuộc kiểm toán như sau:
IR = 80%; CR = 25%; AR = 5%
Dựa vào mối quan hệ giữa các loại rủi ro đã được trình bày trong chương trước, ta có thể tính được DR theo cách sau:
AR = IR x CR x DR
DR = AR / ( IR x CR) = 5% x ( 80% x 25%) = 25 % Trong đó:
AR: Rủi ro kiểm toán là rủi ro KTV đưa ra ý kiến sai lệch khi kiểm toán BCTC. Mức rủi ro cao nhất có thể chấp nhận được trong một cuộc kiểm toán được Công ty Rồng Việt chọn là 5%.
IR: Rủi ro tiềm tàng được đánh giá căn cứ vào hoạt động của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và lĩnh vực mà doanh nghiệp tham gia. Công ty ABC là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực gia công tại Việt Nam nên chịu không ít ảnh hưởng của môi trường kinh doanh. Những áp lực bất thường đối với BGĐ, đói với kế toán trưởng, nhất là những hoàn cảnh thúc đẩy BGĐ, kế toán trưởng phải trình bày BCTC không trung thực. Do đó, KTV đã dựa vào xét đoán nghề nghiệp của mình mà chọn mức rủi ro tiềm tàng cho khoản mục này là 80%.
CR: Rủi ro kiểm soát là rủi ro không thể phát hiện và ngăn chặn các sai phạm đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng. Với những hiểu biết về HTKSNB đối với khoản mục này và kinh nghiệm nghề nghiệp KTV nhận thấy HTKSNB của đơn vị đối với khoản mục nợ phải thu là tương đối chặc chẽ, khả năng ngăn chặn rủi ro tương đối cao, rủi ro kiểm toán có thể xảy ra là tương đối thấp. Do đó KTV đã chọn mức rủi ro kiểm soát cho khoản mục là 25%.
DR: Rủi ro phát hiện được xác định dựa vào các loại rủi ro khác đã được trình bày ở trên, liên quan đến thử nghiệm cơ bản của kiểm toán viên, KTV đã tính toán được mức rủi ro phát hiện là 25%.