- Trường hợp 4: Giả sử giá bán lại tiếp tục giảm xuống mức thấp hơn là P4 trong đó:
c. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng lao động được thuê
Có hai nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến lượng lao động được thuê bao gồm: Mức lương và năng suất.
ảnh hưởng của sự thay đổi về mức lương thể hiện rằng: Khi mức tiền công giảm xuống thì người chủ doanh nghiệp sẽ di chuyển dọc theo đường cầu về lao động xuống tới điểm tương ứng với mức tiền công mới.
ảnh hưởng của sự thay đổi về năng xuất thể hiện rằng: Nếu sản phẩm doanh thu cận biên tăng lên thì người chủ sẽ vui lòng thuê thêm một số lượng lao động lớn hơn, với một mức lương tương ứng nào đó. Trường hợp này đường cầu về lao động sẽ dịch chuyển về bên phải.
d. Kết luận
Đến đây chúng ta dễ dàng trả lời được các câu hỏi đã nêu ra trong từng nội dung.
Thứ nhất chúng ta thấy rằng: Sự lựa chọn mức thuê thêm lao động của doanh nghiệp phụ thuộc vào sản phẩm giá trị cận biên của lao động
Thứ hai Cầu về lao động của doanh nghiệp phải thoả mãn điều kiện: Tiền công = sản phẩm giá trị cận biên của lao động. Doanh nghiệp thuê thêm số lao động dựa trên nguyên tắc: Chi phí biên cho sức lao động = Sản phẩm doanh thu cận biên của lao động.
Bên cạnh đó có một khái niệm mà chúng ta cần nắm được đó là Khái niệm sản phẩm giá trị cận biên của lao động (MVPPL). Khái niêm này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sản phẩm doanh thu cận biên của lao động.
Sản phẩm giá trị cận biên của lao động là doanh thu kiếm được từ việc tiêu thụ sản phẩm mà người lao động thuê thêm sản xuất ra.
2.2. Cung về lao động 2.2.1. Khái niệm 2.2.1. Khái niệm
Cung lao động thể hiện tính sẵn sàng và khả năng làm việc với lượng thời gian cụ thể ở các mức lương khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện các yếu tố khác không đổi
Đồ thị biểu diễn đường cung về lao động trên thị trường
Đồ thị 6.3
Mức cung của lao động cũng giống như mức cung về hàng hoá, dịch vụ thông thường sẽ tăng khi giá của nó tăng và ngược lại.
2.2.2. Nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến lượng cung: Thu nhập vànhàn rỗi (ứng với các mức lương khác nhau) nhàn rỗi (ứng với các mức lương khác nhau)
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung lao động trên thị trường ứng với các mức lương khác nhau phải kể đến đó là: Nhu cầu làm việc, các áp lực tâm lý xã hội, các áp lực kinh tế, phạm vi thời gian. Tuy nhiên nhân tố khái quát, cơ bản nhất đó chính là thời gian và nhàn rỗi.
Lý do khiến người ta sẵn sàng làm việc nhiều giờ đó là vì người ta muốn có nhiều thu nhập hơn. Tuy nhiên, không làm việc cũng có một vài giá trị nào đó ví dụ: chúng ta dùng thời gian rỗi để phục hồi lại năng lực làm việc thông qua các hoạt động: giải trí, thưởng thức món ăn...
Các ham muốn tạo ra sự xung đột giữa thu nhập và nhàn rỗi. Có thể nói rằng chi phí cơ hội của làm việc là lượng thời gian nhàn rỗi mất đi trong quá trình làm việc.
Sự đánh đổi tất yếu giữa lao động và nhàn rỗi giải thích cho hình dạng của các đường cung ứng lao động cá nhân. Vì thời gian một ngày là có hạn ( = 24 tiếng) nên khi mà chúng ta dành nhiều thời gian cho làm việc hơn thì thời gian nghỉ ngơi của chúng ta sẽ trở lên khan hiếm vì thế nó có giá trị hơn.
Độ dốc hướng lên của đường cung lao động cá nhân là một phản ánh của hai hiện tượng:Chi phí cơ hội của lao động tăng lên khi giờ nhàn rỗi giảm đi và Độ thoả dụng cận biên của thu nhập giảm xuống khi mà một người làm việc nhiều giờ hơn.
L ng lao ngượ độ(Gi /tu n)ờ ầ