- Hiệu suất theo quy mô: Khi nhắc đến khái niệm hàm sản xuất, kinh tế học
2.1. Phân biệt một số loại chi phí
a. ý nghĩa chi phí.
- ý nghĩa: Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp hàng ngày phải đối mặt với cạnh tranh. Do vậy để thắng được trong cạnh tranh thì một vấn đề quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đó là giảm chi phí sản xuất, bởi vì giảm một đồng chi phí cũng đồng nghĩa với việc tăng thêm một đồng lợi nhuận, hơn nữa việc các doanh nghiệp sẽ quyết định mức sản xuất và tiêu thụ 1 hàng hoá nào đó tuỳ theo chi phí và giá bán hàng hoá đó. Chi phí không những được các nhà sản xuất quan tâm mà nó còn là mối quan tâm của người tiêu dùng, của cả xã hội nói chung.
b. Phân loại chi phí.
Trong các hoạt động kinh tế vi mô người ta chia các chi phí như sau:
- Căn cứ vào tính chất đơn vị tính toán thì toàn bộ chi phí được chia làm hai loại
+ Chi phí tài nguyên (chi phí hiện vật): Là những chi phí được đo lường bằng các đơn vị hiện vật
K L A B C Q3 Q2 Q1 50
Ví dụ : Một cửa hàng Photocoypy có cầu 1000trang/1ngày. Cửa hàng này sẽ có chi phí hiện vật gồm : 1 máy phô tô
1000 tờ giấy 1 lọ mực 1 cửa hàng 2 KWh điện…
Tuy nhiên, trong nền sản xuất hàng hoá hiện đại, tiền là thước đo chung cho mọi giá trị. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến chi phí bằng tiền.
+ Chi phí bằng tiền: Là các chi phí được đo lường bằng các đơn vị tiền tệ.
- Chi phí bằng tiền lại chia thành: Chi phí tính toán và Chi phí kinh tế
+ Chi phí tính toán : (Còn gọi chi phí kế toán hay chi phí tài chính) là những chi phí được đã được doanh nghiệp chi ra, được ghi trong sổ sách kế toán.
+ Chi phí kinh tế : bao gồm
√ Chi phí minh nhiên (rõ ràng): Chi phí minh nhiên là chi phí trả cho những đầu vào không thuộc quyền sử hữu của hãng.
√ Chi phí ẩn: Chi phí ẩn là chi phí trả cho những đầu vào thuộc quyền sở hữu của hãng.
Ví dụ : ở cửa hàng phôtô trên các chi phí:
- 100 tờ giấy là chi phí minh liên 1/100 lọ mực …
- Cửa hàng thuộc sở hữu của chủ cửa hàng, không phải đi thuê nhưng vẫn phải tính vào chi phí, đó là chi phí ẩn (Chi phí cơ hội)
Như vậy có thể thấy chi phí minh nhiên chính là chi phí kế toán và chi phí ẩn chính là chi phí cơ hội.
- Căn cứ vào thời gian thì chi phí được chia thành chi phí ngắn hạn và chi phí trong dài hạn.
Trong ngắn hạn sẽ có chi phí biến đổi và chi phí cố định. Ví dụ L : thay đổi → Chi phí biến đổi
K : Không đổi → Chi phí cố định Trong dài hạn : mọi chi phí đều là biến đổi