- Trường hợp 4: Giả sử giá bán lại tiếp tục giảm xuống mức thấp hơn là P4 trong đó:
3.4. Sức mạnh độc quyền, định giá từ sức mạnh độc quyền
a. Sức mạnh độc quyền
Sự khác nhau cơ bản giữa doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và doanh nghiệp độc quyền bán là doanh nghiệp độc quyền bán có sức mạnh thị trường. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo phải chấp nhận giá thì trường, đặt giá bằng chi phí cận biên còn doanh nghiệp độc quyền thì đặt giá cao hơn chi phí cận biên. Sức mạnh độc quỳen bán được đo lường bằng chỉ số Lerner (Do Abba Lerner đưa ra năm 1934). L = P MC P− (0 < L < 1)
- Mất không từ sức mạnh độc quyền: Vì sức mạnh độc quyền tạo ra giá cao hơn và sản lượng được sản xuất thấp hơn so với cạnh tranh hoàn hảo nên
MC ATC ATC D MR P Q Hình 5.8 B P* M Q*
ta dễ thấy người tiêu dùng bị thiệt hại, còn người sản xuất được lợi. Nhưng nếu coi phúc lợi xã hội của người tiêu dùng và của người sản xuất là như nhau thì cả người tiêu dùng và người sản xuất tính thành một tổng thể sẽ không được lợi bằng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Bằng cách so sánh tổng phúc lợi xã hội (NBS_ Net social benefit = CS + PS) được tạo ra trong hai trường hợp ngành độc quyền và ngành cạnh tranh hoàn hảo, ta thấy roc hơn điều này:
Nếu là thị trường cạnh tranh hoàn hảo mức giá và mức sản lượng tương ứng sẽ là Pc và Qc, còn trong thị trường độc quyền thì giá và sản lượng là: Pm
và Qm. Như vậy, so với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, trong thị trường độc quyền thặng dư tiêu dùng đã mất đi một phần là diện tích của tam giác ABE, còn thặng dư sản xuất cũng mất đi một phần là diện tích của tam giác BEF, tổng phúc lợi xã hội đã bị mất là diện tích tam giác AEF. Phần phúc lợi bị mất này được gọi là phần mất không (DWL- Dead weight lost)
b. Phân biệt giá. (Price disrimination)
- Mục đích : Mục đích của nhà độc quyền là chiếm thặng dư tiêu dùng, làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Cơ sở : Do doanh nghiệp độc quyền có quyền đặt giá cho nên có sự phân biệt giá. Trên thực tế có rất nhiều hình thức phân biệt giá khác nhau. Sau đây là một số hình thức phân biệt giá hay được sử dụng nhất.
∆ Phân biệt giá cấp 1
Trêng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 79 §Ò c¬ng Kinh TÕ Häc Vi M«
B MR MR MC D Pm Pc A E F P Q Hình 5.9 M t không t s c m nh c quy nấ ừ ứ ạ độ ề QC Q m
Hãng độc quyền đặt cho mỗi người tiêu dùng một mức giá bằng mức giá mà người tiêu dùng đó sẵn sàng trả cho hàng hoá đó.
Ví dụ : Chúng ta hãy phân tích, so sánh doanh thu cận biên và lợi nhuận của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp độc quyền không phân biệt giá và phân biệt giá hoàn hảo cho người tiêu dùng như sau:
Không phân biệt giá Phân biệt giá hoàn hảo Số lượng H2 Giá bán (P) ∑ D.thu TR D.thu cận biên MR SP thứ Giá bán (P) ∑ D.thu TR D.thu cận biên MR 1 10 10 10 1 10 10 10 2 9 18 8 2 9 19 9 3 8 24 6 3 8 27 8 4 7 28 4 4 7 34 7 Tổng khối lượng sản phẩm bán ra là 10.
- Trong trường hợp không phân biệt giá Doanh thu cận biên MR < giá bán do phải hạ giá các sản phẩm trước. Giả sử khi doanh nghiệp bán 2 đơn vị sản phẩm. Tổng doanh thu trường hợp đầu là 18, còn trường hợp sau là 19.
Do khi không phân biệt giá, 2 sản phẩm đều được bán với giá 9 đv. Còn khi có phân biệt giá thì:
Sản phẩm thứ nhất bán với giá là 10 đv Sản phẩm thứ hai bán với giá là 9 đv…
Tức là Doanh thu cận biên của các sản phẩm đúng bằng giá bán sản phẩm đó. Vì vậy đường doanh thu biên trong trường hợp này trùng với đường cầu.
Hãy quan sát hình 5.10. Khi có phân biệt giá hoàn hảo đường doanh thu cận biên MR sẽ trùng với đường cầu. Do doanh thu cận biên bằng giá khi bán thêm sản phẩm doanh nghiệp không phải hạ giá của những đơn vị bán trước đó.
Trước đây thặng dư Tiêu dùng là S∆ABP* . Sau khi có phân biệt giá hoàn hảo thặng dư người tiêu dùng là: CS = 0. Hãng độc quyền chiếm hết thặng dư
+ Lợi nhuận trước phân biệt giá πmax (tại sản lượng Q* ) là diện tích hình tô đậm.
+ Lợi nhuận mới là :
Ta có tổng doanh thu: TR = ∑PixQi = SOQ1EA
Tổng chi phí TC : TC = ATCQ1. Q1 = S OQ1KH
→π = TR – TC = S AEKH
Lúc này Thặng dư sản xuất là diện tích hình AME, thặng dư tiêu dùng bằng khôngvà phần mất không DWL = 0. Như vậy, có thể nói xét phương diện toàn XH phân biệt giá hoàn hảo là có lợi, xét trên phương diện người tiêu dùng có hại (CS = 0)
∆ Phân biệt giá cấp 2 hay phân biệt giá theo KL, số lượng TD )
Hãng độc quyền sẽ đặt cho những số lượng tiêu dùng khác nhau,những mức giá khác nhau.
Ví dụ : Nếu mua 100 sản phẩm thì giá bán là P = 10$/đv
Trêng C§ C«ng NghiÖp Hµ Néi 81 §Ò c¬ng Kinh TÕ Häc Vi M«
MCMR MR D ATC P Q B E A P* M P1 Q* Q 1 K H O Hình 5.10. Phân bi t giá ho n h oệ à ả
Nếu mua 1000 sản phẩm thì giá bán là P = 8$/đv
Trường hợp này thường được áp dụng trong những hãng đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô (đại diện bởi đường ATC dốc xuống)
- Mức sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất là mức sản lượng mà tại đó chi phí bình quân ATC cắt đường cầu (D).
Không tối đa hoá được π ở t.trường 1 & 2 do chi phí CB1 << so với TR và T2hình 2 sai
Hình 5.11
∆ Phân biệt giá cấp 3
Hãng độc quyền chia cầu thành nhiều nhóm khác nhau sau đó xác định giá và sản lượng cho từng nhóm người tiêu dùng(Thường áp dụng trong giá vé máy bay, đồ uống, đồ ăn sẵn, rượu…).
Ví dụ : áp dụng thị trường giá vé máy bay. Chia khách hàng thành hai nhóm trong và ngoài nước như sau:
Nhóm 1 : dành cho người nước ngoài Nhóm 2 : Dành cho người trong nước
Nhóm 1 : Coi đi máy bay là hàng hoá thông thường Nhóm 2 : Coi đi máy bay là hàng hoá xa xỉ
P1 P2 P3 P4 P ATC (D) Q 0 Q 1 Q2 Q3 Q4
Sau đó đặt nhóm 1, nhóm 2 các mức giá tương ứng với cầu nước ngoài và cầu trong nước, tất nhiên vẫn tuân theo đúng nguyên tắc tối đâ hó lợi nhuận với từng nhóm khách hàng.
Hình 5.12
∆ Phân biệt giá theo thời kỳ – Phân biệt giá theo thời điểm
Phân biệt giá theo thời kỳ là một chiến lược định giá quan trọng được sử dụng rộng rãi và có liên quan chặt chẽ với phân biệt giá cấp ba. ở đây người tiêu dùng được chia ra thành nhiều nhóm khác nhau với các hàm cầu khác nhau, và đặt giá tương ứng với các thời kỳ khác nhau. Ví dụ trong ngành phát hành sách, lúc đầu người ta đặt giá cao và chiếm được thặng dư từ người tiêu dùng có cầu cao về hàng hoá và không sắn sàng chờ mua. Sau đó người ta tiến hành giảm giá bán để thu hút số đông trên thị trường.
Ngoài các hình thức phân biệt giá trên, nhà độc quyền cũng có thể tiến hành các biện pháp khác để chiếm thặng dư của người tiêu dùng như đặt giá cao điểm, đặt giá hai phần…