MRSx/y = Y/ X= Mux MUy

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô (Trang 33 - 37)

- Câu hỏi 4: Tại sao các đường bàng quan có dạng lồi chứ không phải dạng lõm?

MRSx/y = Y/ X= Mux MUy

dạng lồi còn trong những trường hợp đặc biệt thì sao? Chúng ta sẽ xem xét một số trường hợp sau.

a. Trường hợp 1: Hai hàng hoá thay thế hoàn hảo

- Đặc điểm: Đối với hai hàng hoá là thay thế hoàn hảo thì (nghĩa là) người tiêu dùng luôn sẵn sàng thay thế chúng ở một tỉ lệ không đổi.

- Trong trường hợp này đường bàng quan có dạng gì và MRS có gì đặc biệt?

- Ví dụ: Có hai hàng hoá là Cocacola và Pepsi. Một người tiêu dùng luôn sẵn sàng từ bỏ 2 cốc Pepsi để lấy 1 cốc Cocacola. Khi đó đường bàng quan là đường thẳng có độ dốc xuống dưới và có MRS của Pepsi cho Cocacola không đổi và = 1/2

Đồ thị 3.5

b. Trường hợp 2: Hai hàng hoá bổ sung hoàn hảo

- Đặc điểm: Đối với hai hàng hoá là bổ sung hoàn hảo thì (nghĩa là) người tiêu dùng luôn tiêu dùng chúng ở một tỉ lệ cố định. - Trong trường hợp này đường bàng quan có dạng gì và MRS có gì đặc biệt?

- Ví dụ: Có hai hàng hoá là Giày trái và Giày phải. Trường hợp này người tiêu dùng không sẵn sàng đổi một hay một số đơn vị hàng hoá này để lấy thêm 1 đơn vị hàng hoá kia. Vì thế MRS của giày phải cho giày trái băng 0 hoặc bằng vô cùng. 36 QX (Gi y ph i)à ả QY (Gi y trái)à IC1 IC3 IC2 QX (Pepsi) QY (Cocacola) IC1 IC3 IC2 2 2 4 1

Đồ thị 3.6

c. Trường hợp 3: Hàng hoá có hại

- Đặc điểm: Đối với hàng hoá có hại chẳng hạn như, thuốc lá, ô nhiễm không khí hay bệnh truyền nhiễm thì người tiêu dùng không thích hoặc muốn tiêu dùng ít hơn.

- Trong trường hợp này đường bàng quan có dạng gì và MRS có gì đặc biệt?

- Ví dụ: Giả sử có hai hàng hoá: Một hàng hoá có hại là ô nhiễm không khí (Y) và một hàng hoá có ích khác (X). Khi đó người tiêu dùng sẽ chỉ đồng ý tiêu dùng Y nếu như cũng được tiêu dùng X nhiều hơn. Trong trường hợp này đường bàng quan là đường thẳng dốc lên và MRS là số dương vì người tiêu dùng được đền bù bằng việc tiêu dùng hàng hoá X nhiều hơn.

Chúng ta đã nghiên cứu sở thích của người tiêu dùng đối với các giỏ hàng hoá mà chưa tính đến giá của hàng hoá và thu nhập của người tiêu dùng. Trong thực tế khi thực hiện sự lựa chọn, người tiêu dùng luôn phải cân nhắc những yếu tố này

3. Ràng buộc ngân sách

3.1. Ràng buộc ngân sách3.1.1. Khái niệm 3.1.1. Khái niệm

Ràng buộc ngân sách biểu thị những kết hợp hàng hóa khác nhau mà người tiêu dùng có thể mua được bằng tất cả thu nhập của mình

Nếu giá của hai hàng hoá đã cho là Px và Py và tổng số tiền mà người tiêu dùng có thể chi tiêu là M, thì ràng buộc ngân sách của người tiêu dùng được biểu diễn dưới dạng toán học sau:

X.Px + Y.Py < = M

3.2.2. Ví dụ

* Một Công nhân có thu nhập bằng tiền Money = M = 500 (nđ)

Giả sử toàn bộ số tiền đó anh ta chi cho tiêu dùng đối với 2 hàng hoá X và Y

Có Px = 50 (nđ/sp) và Py = 100 (nđ/sp) khi đó ta sẽ có những kết hợp tiêu dùng của người công nhân thể hiện trên bảng sau:

Kết hợp tiêu dùng về 2 loại hàng hoá

Qx Qy

8 1 6 2 4 3 2 4 0 5 * Minh hoạ bằng đồ thị Đồ thị 3.7 3.2. Đặc điểm

* Độ dốc của đường ngân sách được tính bằng tỉ số giá của 2 loại hàng hoá, đồng thời nó biểu thị tỉ lệ mà thị trường sẵn sàng thay thế hàng hoá này cho hàng hoá khác. Khi đó ta có công thức:

Chứng minh: Độ dốc của đường ngân sách là chi phí cơ hội của việc tiêu dùng hàng hoá X. Đó là lượng hàng hoá Y mà người tiêu dùng từ bỏ để được tiêu dùng thêm 1 đơn vị hàng hoá X. Nếu người tiêu dùng muốn tăng số lượng hàng hoá X lên thì họ phải giảm số lượng hàng hoá Y đi vì chịu sự ràng buộc về ngân sách. Khi đó ta có:

X.Px + Y.Py = M (1)

Và (X+ delta x) + (Y- delta y) = M (2)

Thay (1) vào (2) và sắp xếp lại phương trình ta được công thức trên.

* Khi thu nhập (M = Money) thay đổi thì sẽ làm cho đường ngân sách (BL= Budget line) dịch chuyển

* Khi mà giá hàng hoá thay đổi thì sẽ làm cho đường ngân sách quay.

38 QX (Hhoá X) QY (Hhoá Y) ng ngân sách M Đườ M = X.Px + Y.Py d c = -Px/Py Độ ố Xmax= M/Px = 5 Ymax= M/Py = 10 T p h p ậ ợ ngân sách d c = Y/ X = Độ ố -Px Py

4. Lựa chọn tiêu dùng

Chúng ta sẽ mô hình hoá sự lựa chọn của người tiêu dùng bằng cách kết hợp đường bàng quan và đường ngân sách.

4.1. Tiêu dùng tối ưu (Tối đa hoá lợi ích)

4.1.1. Khái niệm

* Khái niệm 1: Tiêu dùng tối ưu chính là sự thoả mãn, thích thú tối đa của người tiêu dùng trong việc lựa chọn các tập hợp hàng hoá với một ràng buộc nhất định về ngân sách dành cho tiêu dùng của họ.

* Khái niệm 2: Tiêu dùng tối ưu thể hiện hỗn hợp các chi tiêu của người tiêu dùng để tối đa hoá lợi ích có thể đạt được với một thu nhập cho trước.

4.1.2. Nhận xét

* Chúng ta nhận thấy rằng: Để đạt được mức thoả mãn tối đa với sự ràng buộc nhất định về ngân sách thì:

- Sự lựa chọn của người tiêu dùng phải khả thi nghĩa là phải là 1 điểm trên đường ngân sách

- Và sự lựa chọn đó phải nằm trên đường bàng quan cao nhất

Hai điều kiện này thoả mãn khi hai đường bàng quan và đường ngân sách tiếp xúc với nhau:

* Minh hoạ bằng đồ thị

Đồ thị 3.8

- A, B là những điểm khả thi - C là điểm không thể đạt được

Như vậy A là điểm tối ưu vì nó nằm trên đường bàng quan cao hơn.

* Kết luận

- Tiêu dùng tối ưu được tìm thấy tại điểm tiếp xúc của đường bàng quan và đường ngân sách( khi độ dốc của đường bàng quan bằng độ dốc của đường ngân sách). Điểm này thoả mãn điều kiện:

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô (Trang 33 - 37)