Giải pháp về hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh sóc trăng​ (Trang 88 - 90)

3.2.2.1 Cơ sở giải pháp

Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, hoạt động này là hoạt động đem lại lợi nhuận nhiều nhất, đảm bảo cho các hoạt động khác đƣợc thông suốt, cũng là nền tảng để NH đạt đƣợc các mục tiêu cho cả ngắn, trung, dài hạn. Ngân hàng luôn phấn đấu để luôn là NH hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, nên hoạt động tín dụng luôn đƣợc ngân hàng đầu tƣ nhiều nhất nhằm đảm bảo chất lƣợng tín dụng tốt nhất, phục vụ kịp thời và đầy đủ nhu cầu của ngƣời dân địa phƣơng, nhất là thực hiện tốt chính sách Tam Nông của Đảng và Chính phủ. Để nâng cao tình hình kinh doanh chính của NH, sau đây sẽ là một số giải pháp:

3.2.2.2 Thực hiện giải pháp

- Tiếp tục quan tâm đầu tƣ cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân: chú ý đầu tƣ vốn đối với hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến thủy sản xuất khẩu, chế biến cá basa, cá tra có đủ điều kiện vay vốn.

- Mở rộng khách hàng vay vốn mới thuộc mọi thành phần kinh tế. Xét duyệt cho vay khách hàng trên cơ sở phân tích kỹ tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính cũng nhƣ hiệu quả đầu tƣ của khách hàng.

- Đối với những khách hàng vay những khoản vay lớn và những khách hàng mới đến ngân hàng giao dịch lần đầu, cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt công tác thẩm định; xem xét kỹ và đánh giá chính xác phƣơng án sản xuất, kinh doanh của họ. Trong suốt quá trình cho vay, Ngân hàng cần thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay, kịp thời đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng.

- Ngân hàng cần thực hiện việc đa dạng hóa sản phẩm tín dụng. Trên cơ sở tăng cƣờng hoạt động tín dụng và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng tín dụng, việc đa dạng hóa sản phẩm tín dụng của ngân hàng cần hƣớng đến những sản phẩm thích hợp nhƣ: cho vay đồng tài trợ, cho vay trả góp, tín dụng thuê mua, thẻ tín dụng, cho vay thấu chi...

- Tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng từ tỉnh đến huyện, từ huyện đến tận xã, ấp đôn đốc thu hồi các khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Thƣờng xuyên xếp loại, xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng, từ đó có những chính sách ƣu đãi trong từng lĩnh vực đầu tƣ, từng khách hàng.

- Chuyển dịch đối tƣợng đầu tƣ tín dụng đối với các ngành nghề sản xuất kinh doanh kém hiệu quả tiềm ẩn nhiều rủi ro sang các ngành sản xuất kinh doanh có rủi ro thấp góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.

- Thực hiện hoàn chỉnh quy trình tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế sai sót, hạn chế khả năng rủi ro và nâng cao chất lƣợng từng khoản vay. Các quy trình tín dụng đƣợc ban hành khá chặt chẽ và cụ thể hóa theo từng loại từng loại tín dụng.

- Có quy trình thẩm định phƣơng án vay vốn khoa học, hợp lý, đánh giá tƣơng đối chính xác đầu vào và đầu ra của phƣơng án vay vốn để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay.

- Thủ tục giấy tờ đơn giản, gọn nhẹ nhƣng phải đảm bảo tính an toàn cho khách hàng cũng nhƣ ngân hàng.

- Tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ với trung tâm thông tin tín dụng nhằm mục đích giúp cho Ngân hàng có thêm thông tin cần thiết để làm cơ sở cho việc đầu tƣ tín dụng có hiệu quả tránh thất thoát vốn, ngăn ngừa phát sinh nợ quá hạn.

3.2.2.3 Kết quả ƣớc tính

Những biện pháp trên sẽ thúc đẩy nền kinh tế địa phƣơng phát triển, tạo điều kiện cho bà con nông dân đƣợc vay vốn tập trung phát triển nông nghiệp, chế biến thủy sản xuất khẩu, nâng cao đời sống của nhân dân, thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Công tác thẩm định của các cán bộ tín dụng đƣợc thực hiện nghiêm ngặt góp phần hạn chế và phòng ngừa đƣợc rủi ro tín dụng, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và tăng uy tín của ngân hàng, tạo niềm

tin ở nhân dân. Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng sẽ thảo mãn đƣợc nhu cầu ngày càng cao của khác hàng, tạo ra sự hứng thú của khác hàng khi đến với ngân hàng. Chất lƣợng tín dụng của ngân hàng đƣợc tăng lên, hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển dẫn đến nguồn lợi nhuận thu về của ngân hàng tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh sóc trăng​ (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)