Cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh sóc trăng​ (Trang 28)

2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của NHNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính nhân sự)

Tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng có 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc phụ trách và 08 phòng nghiệp vụ. Bộ máy lãnh đạo đƣợc phân công cụ thể nhƣ sau:

- Giám đốc: Lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đề ra các chiến lƣợc hoạt động phát triển kinh doanh cũng nhƣ xét duyệt mọi hoạt động của đơn vị, tổ chức hạch toán kinh tế, phân phối tiền lƣơng, thƣởng và phúc lợi… đến ngƣời lao động theo kết quả kinh doanh, phù hợp với chế độ khoán tài chính và quy định khác của ngân hàng. Có thể nói giám đốc là đầu não quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hiệu quả kinh doanh của đơn vị mình

GIÁM ĐỐC Phòng Kinh Doanh Ngoại Hối PGĐ PHỤ TRÁCH PHỤ TRÁCH PGĐ PHỤ TRÁCH PGĐ Phòng Tín dụng Phòng Hành Chính Nhân Sự Phòng Điện Toán Phòng Kế Toán & Ngân Quỹ Phòng Kiểm Tra Kiểm Soát Nội bộ Phòng DịchVụ & Marketing Phòng Kế hoạch tổng hợp

- Phó giám đốc:

+ Thay mặt giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc vắng mặt (theo văn bản uỷ quyền của Giám đốc) và báo cáo lại kết quả công việc khi Giám đốc có mặt tại đơn vị.

+ Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong công việc thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ Thủ trƣởng.

+ Giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị trực thuộc, đôn đốc việc thực hiện đúng quy chế đã đề ra.

- Phòng tín dụng:

+ Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, hƣớng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình Giám đốc ký hợp đồng tín dụng.

+ Kiểm tra và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phƣơng pháp phân cấp tín dụng.

+ Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

- Phòng kế toán - Ngân quỹ:

Bao gồm cả quỹ tiết kiệm, kiểm tra chặt chẽ sự vận động của đồng vốn, đảm bảm vận động vốn đúng mục đích, an toàn và đạt hiệu quả cao, có trách nhiệm theo dõi những tài khoản phát sinh từ hoạt động hàng ngày chủ yếu là về nghiệp vụ thanh toán kinh doanh trong và ngoài ngân hàng.

- Phòng kinh doanh ngoại hối:

+ Khai thác, huy động các nguồn ngoại tệ, phát hành các chứng từ có giá + Kinh doanh ngoại tệ (thu hồi, mua bán ngoại tệ….)

+ Tín dụng (cho vay, bảo lãnh các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, bao gồm tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

+ Thực hiện các dịch vụ: chi trả kiều hối, tƣ vấn, ngân quỹ….đại lý mua bán chứng khoán.

- Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ:

Kiểm tra kiểm toán nội bộ bao gồm các công việc sau: Kiểm tra kiểm toán nội bộ tuyến cơ sở, giải quyết đơn thƣ có liên quan đến nội bộ. Giải quyết các tranh chấp giữa nội ngành với khách hàng và các ngành, các địa phƣơng. Quản lý và xử

lý công việc các dự án đầu tƣ xây dựng công trình. Tổ xây dựng cơ bản, phụ trách tuyến cơ sở gồm các chi nhánh Long Phú, Ngã Năm, Cù Lao Dung, Trần Đề.

- Phòng hành chính nhân sự:

Không có chức năng kinh doanh nhƣng lại có trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự và các công việc khác nhƣ: bảo vệ, văn thƣ, đánh máy…

- Phòng dịch vụ & Marketing:

+ Hoạch định chiến lƣợc tiếp thị của ngân hàng

+ Thiết lập ngân sách marketing, trình Ban Lãnh Đạo duyệt.

+ Hoạch định chiến lƣợc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu của ngân hàng + Xác định các yêu cầu của khách hàng và đáp ứng các yêu cầu này, đồng thời đảm bảo toàn bộ tổ chức nhận thức các yêu cầu mới của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

- Phòng điện toán:

+ Quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy hiệu quả thông tin theo đúng định hƣớng, mục đích, chức năng hoạt động của ngân hàng.

+ Quảng bá thông tin về ngân hàng trên mạng Internet

+ Xây dựng kế hoạch phát triển thƣơng hiệu theo hƣớng hiện đại. Cập nhật thông tin thƣờng xuyên, tổ chức giới thiệu thông tin mới, thông tin chuyên đề.

+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và phƣơng tiện, thiết bị đƣợc ngân hàng giao.

- Phòng kế hoạch tổng hợp:

Lập kế hoạch kinh doanh toàn chi nhánh, tham mƣu cho Giám đốc về chiến lƣợc và định hƣớng kinh doanh.

2.1.2.2 Tình hình nhân sƣ̣ của NHNo&PTNT Sóc Trăng

Nguồn nhân lực ngày đầu tách tỉnh, chi nhánh chỉ có tổng số 194 CB - CNV, trong đó 59 cán bộ tín dụng (chiếm 30.41%). Về trình độ chuyên môn: đại học chiếm tỉ trọng 33.71%, cao đẳng và bổ túc sau trung học: 16.29%, trung cấp: 20.83%, số còn lại gồm sơ cấp và chƣa qua đào tạo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cũ kỹ lạc hậu.

Đội ngũ cán bộ viên chức, lao động đƣợc tuyển dụng đào tạo nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của toàn chi nhánh, tính đến 31/12/2013 tổng số nhân viên đang công tác tại Hội sở và 18 chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc trong toàn tỉnh

1,3% 77.20% 0.78% 3.62% 17.10% Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp sơ cấp

là 386 ngƣời. Công tác tổ chức cán bộ, thực hiện bố trí sắp xếp lại lao động đã triển khai nhằm phát huy tối đa năng lực chuyên môn của CB - CNV.

Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự của NHNo & PTNT Sóc Trăng Trình độ Số lƣơ ̣ng Tỷ lệ(%)

Sau đa ̣i ho ̣c 05 1,3

Đa ̣i ho ̣c 298 77,2

Cao đẳng 3 0,78

Trung cấp 14 3,62

Sơ cấp 66 17,1

Tổng 386 100

Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu nhân sƣ̣ NHNo&PTNT Sóc Trăng 2.1.3 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

2.1.3.1 Các hoạt động cơ bản tại NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng

Agribank Sóc Trăng hoạt động với nhiều nghiệp vụ ngân hàng, các nghiệp vụ này có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo nên uy tín và thế mạnh cạnh tranh cho Ngân hàng.

- Nghiê ̣p vu ̣ huy đô ̣ng vốn - Sản phẩm tiền gửi

- Nghiê ̣p vu ̣ tín du ̣ng ngân hàng - Nghiệp vụ cho vay

- Nghiệp vụ bảo lãnh - Nghiệp vụ chiết khấu - Dịch vụ thanh toán - Dịch vụ ngoại tệ - Kinh doanh ngoại tệ

- Dịch vụ chuyển tiền nhanh: - Dịch vụ chuyển tiền qua SWIFT - Nghiệp vụ thẻ

- Quản lý dự án Uỷ thác đầu tƣ - Thanh toán quốc tế

- Ngân hàng điện tử - E-Banking - Các dịch vụ khác

2.1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013

Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng nói chung. Để có thể thấy rõ đƣợc tình hình kinh doanh của Ngân hàng ta sẽ xem xét bảng số liệu sau

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 - 2011 2013 – 2012 Số tiền % Số tiền % Tổng thu 1.354.804 1.376.074 1.081.839 21.270 1,570 (294.235) (21,382) Tổng chi 1.266.919 1.276.561 1.120.458 9.642 0,761 (156.103) (12,228) Lợi nhuận 87.885 99.513 -38.619 11.628 13,231 (138.132) (138.808) ( Nguồn: Phòng tín dụng)

Qua ba năm, thu nhập của Ngân hàng có sự biến động. Cụ thể tổng thu nhập của NH năm 2012 so với năm 2011 tăng 21.270 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 1,57%, sang năm 2013 thì tổng thu nhập giảm xuống 294.235 triệu đồng với tỉ lệ giảm là 21,382% so với năm trƣớc. Tổng thu nhập ngân hàng 2011 - 2012 tăng là do tình hình phát triển kinh tế của địa phƣơng tƣơng đối bền vững, trong năm 2012, sản xuất nông nghiệp đƣợc xem là ngành cứu cánh cho kinh tế tỉnh Sóc Trăng. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt giá trị cao, nông dân trúng mùa đƣợc giá, ngoài việc hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với ngân hàng, thu nhập của ngƣời dân lại đƣợc nâng cao. Bên cạnh NH luôn tạo đƣợc sự tin tƣởng đối với khách hàng, các hoạt động dịch vụ cung cấp cho khách hàng và sản phẩm cho vay hấp dẫn linh hoạt đến nhiều đối tƣợng, nhờ đó mà nguồn thu của ngân hàng tăng. Năm 2012 - 2013, thu nhập ngân hàng giảm do rất nhiều nguyên nhân. Trƣớc hết NH áp dụng giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với ngƣời đi vay cũng nhƣ với nền kinh tế và doanh nghiệp. Ngoài ra, nợ xấu tăng và công tác chuẩn bị cho việc phân loại nợ xấu theo các tiêu chí nghiêm ngặt hơn khiến cho lƣợng nợ xấu đƣợc xóa tăng vọt. Trong khi đó, tín dụng tăng trƣởng chậm trong suốt năm 2013 do ngân hàng thận trọng trong việc cho vay. Cơ cấu tài sản sinh lợi chuyển dịch sang tài sản có mức sinh lợi thấp, đặc biệt chuyển sang trái phiếu Chính phủ.

Cùng với sự biến động của tổng thu nhập thì tổng chi phí thay đổi tƣơng ứng qua các năm. Cụ thể là tổng chi năm 2012 là 1.276.561 triệu đồng cao hơn năm 2011 là 9.672 triệu đồng đạt tỉ lệ tăng 0,761 %. Tổng chi năm 2013 là 1.120.458 triệu đồng thấp hơn năm 2012 là 156.103 triệu đồng tƣơng đƣơng 12,228%. Tổng chi phí ngân hàng đều biến động qua các năm nguyên nhân là do nền kinh tế phải đối mặt với lạm phát cao cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ, nhu cầu TD tăng cao ngân hàng phải tăng lãi suất để tăng khả năng huy động vốn và khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn và khu vực. Điều này làm cho chi phí của ngân hàng càng tăng lên. Do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên việc cắt giảm nhân sự cũng tác động đến chi phí.Vì vậy, bên cạnh việc chi trả lãi,khoản chi phí lƣơng cho cán bộ ngân hàng cũng đƣợc giảm đáng kể. Ngoài ra các khoản tiền công tác phí, chi phí cho việc quảng cáo và quảng bá hình ảnh của NH giảm cũng làm chi phí ngân hàng giảm xuống đáng kể.

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013

Nhìn chung ngân hàng hoạt động không đều trong thời gian qua. Lợi nhuận của ngân hàng năm 2012 so với năm 2011 đã tăng lên 11.628triệu đồng tăng 13,231%, sang năm 2013 lợi nhuận có xu hƣớng giảm mạnh 138,808 % so với năm 2012. Kết quả trên do bị ảnh hƣởng một phần của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới, tình hình sản xuất nông nghiệp – thủy sản của tỉnh còn thiếu tính bền vững, do ngân hàng đã có chiến lƣợc kinh doanh không hiệu quả trong hoạt động tín dụng và dịch vụ, việc huy động vốn và sử dụng vốn chƣa thực sự hiệu quả của chi nhánh, các chƣơng trình khuyến mãi tài trợ chƣa thu hút đƣợc nhiều khách hàng, phát triển các sản phẩm và đƣa ra các dịch vụ mới chƣa tốt cũng góp phần làm cho lợi nhuận của chi nhánh giảm xuống.

Qua việc phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng, ta thấy ngân hàng đang có xu hƣớng phát triển không tốt, doanh thu và chi phí đều giảm, kéo theo lợi nhuận ngân hàng mỗi năm về giá trị tuyệt đối cũng giảm xuống. Do đó, ngân hàng cần đổi mới và cải tiến chiến lƣợc kinh doanh, giữ vững và phát huy những ƣu thế để khắc phục tình trạng này và phát triển một cách bền vững. -200000 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 2011 2012 2013 Tổng thu Tổng chi Lợi nhuân

2.2 Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013 Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013

2.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn giai đoạn 2011 - 2013 2.2.1.1 Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn gửi tiền

Theo kỳ hạn gửi thì vốn huy động có hai loại kỳ hạn: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.

+ Tiền gửi không kỳ hạn: đây là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra hay sử dụng bất cứ lúc nào để thanh toán và NH phải thỏa mãn nhu cầu đó.

+ Tiền gửi có kỳ hạn: đây là loại tiền gửi mà chủ của nó cam kết chỉ đƣợc rút ra khi tới hạn hoặc muốn rút ra phải báo trƣớc cho ngân hàng.

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn theo thời hạn tín dụng ĐVT: Triệu đồng (Nguồn:Phòng tín dụng) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 - 2011 Chênh lệch 2013 - 2012

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ Tiền gửi không kì hạn 534,218 15.53 463,393 11.83 631,190 13.89 (70,825) -13.25 167,797 36.21

Tiền gửi có kì hạn 2,905,864 84.47 3,452,953 88.17 3,914,272 86.11 547,089 18.83 461,319 13.36

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm tỉ trọng tƣơng đối thấp trong tổng vốn huy động, chiếm khoảng 20%, và có sự tăng giảm trong 3 năm qua. Năm 2011, lƣợng vốn huy động này đạt 534.218 triệu đồng chiếm 15,53% tổng vốn huy động. Sang năm 2012, thì lƣợng vốn này đã giảm xuống còn 463.393 triệu đồng chiếm 11,83% và năm 2013 tăng lên 631.190 triệu đồng, chiếm 13,89% tỉ trọng. Ta thấy lƣợng tiền gửi không kỳ hạn giảm trong khi tổng lƣợng vốn huy động luôn tăng qua các năm làm cho tỉ trọng lƣợng vốn huy động này giảm liên tục. Nhƣ chúng ta đã biết tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là khoản tiền gửi dùng để thanh toán, lãi suất huy động cho khoản vốn này thƣờng thấp, vì vậy nếu ngƣời dân có xu hƣớng gửi tiền vào ngân hàng thì họ sẽ chọn những hình thức có lãi suất cao hơn, vấn đề này cũng làm giảm lƣợng tiền gửi không kỳ hạn.

+ Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà chủ của nó cam kết chỉ đƣợc rút ra khi tới hạn hoặc muốn rút ra phải báo trƣớc cho ngân hàng. Điều này giúp cho việc sử dụng nguốn vốn này của ngân hàng để cho vay rất hiệu quả, mức độ an toàn cao. Do đó lƣợng vốn huy động bằng tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2011, lƣợng vốn này đạt 2.905.864 triệu đồng chiếm 84,47% tổng vốn huy động, sang năm 2012 lƣợng vốn này đã tăng lên đáng kể hơn 18,83% đạt 3.452.953 triệu đồng chiếm 88,17%, tuy nhiên đến cuối năm 2013, lƣợng vốn này đã tăng chậm lại với tốc độ tăng trƣởng 13,36% đạt 3.914.272 triệu đồng chiếm tỉ trọng 86,11%. Đây là loại tiền gửi có thời hạn cố định vì vậy lãi suất huy động lúc nào cũng cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn do đó thu hút đƣợc khách hàng hơn. Năm 2012 do tình hình bất ổn về khâu xuất khẩu các loại hàng hóa, kèm theo là những bất ổn trên thị trƣờng tài chính, nên những khoản tiền gửi không kỳ hạn đã đƣợc khách hàng chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn, nhằm hƣởng lãi suất cao hơn. Bên cạnh, NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát tăng cao, kết quả đã dẫn đến việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn, vì vậy để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác, chi nhánh đã tăng lãi suất huy động vốn lên rất cao nhằm thu hút khách hàng. Năm 2013, việc các ngân hàng thƣơng mại chạy đua tăng lãi suất huy động cạnh tranh quá mức đã đƣợc NHNN can thiệp, qua đó NHNN áp dụng mức trần lãi suất huy động kỳ hạn trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh sóc trăng​ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)