Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hải quan Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nƣớc của tổng cục hải quan (Trang 43 - 54)

3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Căn cứ vào Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014, Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính thì Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan. Tổng cục Hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Hải quan bao gồm:

- Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:

+ Các dự án Luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về hải quan;

+ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về hải quan;

+ Dự toán thu thuế xuất nhập khẩu hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:

+ Dự thảo thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về hải quan; + Kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành hải quan;

+ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo quy định của Luật Hải quan.

- Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; văn bản cá biệt theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan.

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án, đề án về hải quan sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hải quan. - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:

+ Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

+ Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;

+ Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Tổ chức thực hiện công tác phân tích, kiểm tra về tiêu chuẩn, chất lượng, kiểm dịch, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của các Bộ hoặc phân công của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện công tác phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức thực hiện chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về hải quan;

+ Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật hải quan; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại trong ngành hải quan.

- Hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về hải quan; hỗ trợ đối tượng nộp thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hải quan; tổ chức thực hiện một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và thực hiện cơ chế kết nối một cửa quốc gia với các tổ chức kinh tế quốc tế, các quốc gia, các vùng lãnh thổ theo các cam kết quốc tế Việt Nam là thành viên hoặc theo phân công của Chính phủ; tổ chức thực hiện thống kê nhà nước về hải quan.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

- Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.

- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.

3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức

Theo Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan gồm: Cơ quan Tổng cục Hải quan ở Trung ương và các cơ quan Hải quan ở địa phương.

Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, theo đó bộ máy tổ chức của Tổng cục Hải quan được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

.... TỔNG CỤC HẢI QUAN Cục Tài vụ Quản trị Vụ tổ chức cán bộ

Cơ quan Tổng cục Hải quan ở Trung ương Các cơ quan Hải quan ở địa phương

Văn phòng Tổng cục Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh Cục Kiểm định Hải quan Trường Hải quan Việt Nam Viện nghiên cứu Hải quan Cục Hải quan Tp. Hà Nội Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh Cục Hải quan Tp. Hải Phòng Cục Hải quan Bình Dương .... .... Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai Chi cục Kiểm định Hải quan 1 Chi cục Kiểm định Hải quan 2 Chi cục Kiểm định Hải quan 6 Các chi cục Hải quan, đội Các chi cục Hải quan, đội Các chi cục Hải quan, đội Các chi cục Hải quan, đội Các chi cục Hải quan, đội Các chi cục Hải quan, đội

- Cơ quan Tổng cục Hải quan ở Trung ương (gồm Lãnh đạo Tổng cục và bộ máy giúp việc);

Bộ máy tham mưu gồm có: Văn phòng Tổng cục Hải quan (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh); Cục Giám sát quản lý về hải quan; Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Thanh tra - Kiểm tra; Cục Thuế xuất nhập khẩu; Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục Tài vụ - Quản trị; Cục Quản lý rủi ro; Cục Kiểm định hải quan; Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan; Viện Nghiên cứu Hải quan; Trường Hải quan Việt Nam; Báo Hải quan.

- Các cơ quan hải quan ở địa phương: bao gồm 34 Cục Hải quan tỉnh và liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 153 Chi cục Hải quan; 35 đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

3.1.2.3. Bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước của Tổng cục Hải quan

Từ năm 2002 trở về trước, khi Tổng cục Hải quan còn trực thuộc Chính phủ thì Tổng cục Hải quan là đơn vị dự toán cấp I, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các đơn vị tương đương là đơn vị dự toán cấp III, trong ngành Hải quan không có đơn vị dự toán cấp II.

Tuy nhiên hiện nay theo Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan thì Tổng cục Hải quan là đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính; Bộ Tài chính là đơn vị dự toán cấp I, Tổng cục Hải quan là đơn vị dự toán cấp II, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị tương đương là đơn vị dự toán cấp III.

Hiện nay, bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước của ngành Hải quan được tổ chức theo ngành dọc từ Tổng cục Hải quan đến các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị tương đương theo 2 cấp dự toán: Đơn vị dự toán cấp II và đơn vị dự toán cấp III.

Đơn vị dự toán cấp II: Là Tổng cục Hải quan. Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp II và tham mưu giúp Lãnh đạo Tổng cục là Vụ Tài vụ Quản trị.

Đơn vị dự toán cấp III: gồm 48 đơn vị dự toán là các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương trực thuộc Tổng cục Hải quan. Căn cứ Quyết định số 1068/QĐ-BTC ngày 16/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Tài vụ - Quản trị trực thuộc Tổng cục Hải quan thì Cục Tài vụ - Quản trị có nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau:

Thứ nhất, nhiệm vụ và quyền hạn.

- Tham mưu cho Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:

+ Các văn bản quy định về công tác quản lý tài chính, tài sản, đầu tư phát triển, xây dựng và kiểm tra nội bộ của Tổng cục Hải quan;

+ Chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn về kinh phí hoạt động, đầu tư phát triển, xây dựng, mua sắm tài sản, trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí công cụ hỗ trợ, phương tiện làm việc và trang chế phục của Tổng cục Hải quan;

+ Tổng hợp, lập dự toán chi ngân sách nhà nước; kế hoạch, danh Mục đầu tư xây dựng, ứng dụng công nghệ thông tin, mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị hàng năm của Tổng cục Hải quan;

+ Báo cáo quyết toán chi ngân sách hàng năm của Tổng cục Hải quan. - Hướng dẫn các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan thống nhất thực hiện và kiểm tra nội bộ công tác quản lý tài chính, tài sản, đầu tư phát triển, xây dựng theo quy định của pháp luật.

- Về quản lý tài chính:

+ Xây dựng quy chế quản lý tài chính, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành theo thẩm quyền;

+ Hướng dẫn các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan lập dự toán chi ngân sách; thẩm tra, tổng hợp, lập dự toán chi ngân sách hàng năm; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phân bổ dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách;

+ Thực hiện giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi ngân sách hàng năm của các đơn vị sử dụng ngân sách;

+ Thực hiện thẩm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán năm của các đơn vị; thông báo xét duyệt quyết toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán chi ngân sách năm của Tổng cục Hải quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Thực hiện việc công khai dự toán, công khai quyết toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của Tổng cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

- Về công tác quản lý đầu tư xây dựng:

+ Hướng dẫn các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan lập chủ trương đầu tư, quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng dài hạn, trung hạn và hàng năm;

+ Thẩm tra, thẩm định và tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng của Tổng cục Hải quan;

+ Thẩm tra, thẩm định và phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư, thiết kế, dự toán, đấu thầu, quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án đầu tư xây dựng của các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan theo phân cấp quản lý của Bộ Tài chính;

+ Kiểm tra, đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng của các chủ đầu tư dự án theo quy định pháp luật;

+ Thực hiện công tác giám sát đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật; + Thẩm định, tổng hợp báo cáo quyết toán vốn đầu tư hàng năm của Tổng cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

- Về công tác quản lý tài sản:

+ Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng tài sản; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản, vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị kỹ thuật đặc thù và trang chế phục của Tổng cục Hải quan trình cấp có thẩm quyền ban hành;

+ Hướng dẫn các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan lập kế hoạch trung hạn, dài hạn và hàng năm đối với công tác mua sắm tài sản, vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị kỹ thuật đặc thù, trang chế phục và sửa chữa tài sản;

+ Thẩm định kế hoạch trung hạn, dài hạn và hàng năm đối với công tác mua sắm tài sản, vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị kỹ thuật đặc thù, trang chế phục và sửa chữa tài sản của các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan;

+ Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp, xử lý tài sản nhà nước giao tại các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan theo quy định;

+ Kiểm tra, tổng hợp, đánh giá việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của Tổng cục Hải quan; thống kê, chuẩn hóa, tổng hợp số liệu tài sản của Tổng cục Hải quan;

+ Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo về công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt và giảm nhẹ thiên tai của Tổng cục Hải quan;

+ Tham gia thẩm tra, thẩm định văn kiện các chương trình, dự án vay nợ, viện trợ; tiếp nhận và bàn giao tài sản từ các chương trình, dự án vay nợ, viện trợ cho các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan.

- Về công tác quản lý đầu tư, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang chế phục và trang thiết bị kỹ thuật đặc thù của Tổng cục Hải quan:

+ Hướng dẫn các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan về: trình tự, thủ tục đầu tư, mua sắm; sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì, nâng cấp đối với tài sản, vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị kỹ thuật;

+ Hỗ trợ về mặt kỹ thuật đối với các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan trong việc sửa chữa, khắc phục sự cố đối với các loại trang thiết bị kỹ thuật đặc thù;

+ Thẩm tra, thẩm định và phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ dự án, thiết kế - dự toán, đấu thầu các gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ, trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí, công cụ hỗ trợ của các đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nƣớc của tổng cục hải quan (Trang 43 - 54)