Quản lý lập dự toán chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nƣớc của tổng cục hải quan (Trang 54 - 63)

3.2.1.1. Dự toán thu ngân sách nhà nước

Kinh phí bảo đảm hoạt động của ngành Hải quan được xác định trên dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm do Quốc hội, Chính phủ giao Tổng cục Hải quan thực hiện và được tổng hợp trong dự toán thu – chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Tài chính trình Chính phủ, Quốc hội quyết định giai đoạn 2006 - 2010 được xác định là 1,6%, giai đoạn 2011 - 2015 là 1,9% và giai đoạn 2016-2020 là 2,1%. Việc phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu, tăng thu cho ngân sách nhà nước sẽ tạo điều kiện cho ngành Hải quan tăng thêm nguồn kinh phí được sử dụng để thực hiện công tác hiện đại hóa ngành, đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính và hội nhập quốc tế, tăng kinh phí tiết kiệm để nâng cao, cải thiện đời sống cho cán bộ công chức. Nhận thức được tầm quan trọng của cơ chế đặc biệt này, tập thể Lãnh đạo cũng như cán bộ, công chức ngành Hải quan đã chủ động đề ra và thực thi các giải pháp đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ như rà soát lại kim ngạch xuất nhập khẩu, tính toán lại các chỉ tiêu kế hoạch giao cho từng đơn vị đồng thời thực hiện các biện

pháp nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu và gian lận thương mại, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong việc nộp thuế, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh liên quan đến công tác quản lý thuế, thành lập nhiều đoàn đốc thu chống nợ đọng thuế...

Giai đoạn 2006-2012 nguồn thu ngân sách bị tác động rất mạnh do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và biến động khó lường của thị trường tài chính, giá cả thế giới và trong nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế các năm không ổn định và có năm giảm đột biến, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp và gây hậu quả nghiêm trọng tại nhiều vùng trong cả nước. Đặc biệt từ nửa cuối năm 2008 đến năm 2009, kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái, tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Giai đoạn từ năm 2013 đến nay, Việt Nam thực hiện cam kết cắt giảm hàng loạt các sắc thuế khi ra nhập các tổ chức quốc tế cũng ảnh hưởng nhiều tới việc thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, ngành Hải quan đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách do Nhà nước giao, năm sau tăng trưởng cao hơn năm trước. Điều đó được thể hiện cụ thể qua bảng 3.1 “Kết quả thu nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2018 của ngành Hải quan”

Bảng 3.1: Kết quả thu nộp ngân sách nhà nƣớc giai đoạn 2006-2018 của ngành Hải quan

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

Kế

hoạch Thực hiện Mức thực hiện tăng, giảm so với Tỷ lệ % thực hiện so với Kế hoạch Năm trƣớc Kế hoạch trƣớc Năm 2006 56.000 60.040 4.040 107 2007 69.900 85.080 15.180 25.040 122 142 2008 84.500 125.638 41.138 40.558 149 148 2009 121.200 143.370 22.170 17.732 118 114 2010 131.500 158.000 26.500 14.630 120 110 2011 180.700 216.820 36.120 58.820 120 137 2012 223.900 197.845 -25.055 -18.975 88.4 91.3 2013 237.500 221.433 -16.067 23.588 93,2 112 2014 224.000 253.422 29.422 31.989 113 114 2015 260.000 262.310 2.310 8.888 101 104 2016 270.000 271.388 1.388 9.078 101 103 2017 285.000 296.311 11.311 24.923 104 109 2018 283.000 314.699 31.699 18.388 111 106

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm

Đạt được kết quả thu ngân sách nhà nước như trên là do những yếu tố khách quan tác động tới hoạt động thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan, trong đó có thể kể đến một số yếu tố tăng thu như tốc độ tăng trưởng kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, trong đó kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng chính đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Mặt khác, nguyên nhân chủ quan để thúc đẩy tăng thu các năm là do Đảng, Quốc hội và Chính phủ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp và địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm từng bước thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, lãnh đạo Tổng cục Hải quan quyết liệt chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh thành phố quyết liệt tổ chức thực hiện các giải pháp thu đã đề ra ngay từ những ngày đầu năm nhằm hoàn thành kế hoạch thu ngân sách nhà nước, đó là đẩy mạnh công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu qua công tác tham vấn giá, xác định trị giá, xác định mã số tính thuế; Kiểm tra sau thông quan, tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành để ngăn ngừa, kiểm tra, phát hiện các hành vi gian lận thương mại qua xuất xứ hàng

hóa, xác định trọng tâm, trọng điểm các mặt hàng có dấu hiệu kim ngạch bất thường, thuế suất cao. Cùng với việc tiếp tục tạo thuận lợi tối đa cho các Doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa của Doanh nghiệp bằng cách đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và thủ tục khai báo hải quan theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, công khai, thuận tiện và thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về hải quan; giảm chi phí, thời gian của người dân và Doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hải quan.

3.2.1.2. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước

Công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của các cấp dự toán và của các đơn vị dự toán trong ngành Hải quan giai đoạn 2006-2019 về cơ bản được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước 2002, Luật ngân sách nhà nước năm 2015; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật ngân sách Nhà nước, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ, thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước, các Quyết định, Thông tư của Thủ tướng, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế.

Việc xây dựng dự toán chi ngân sách được thực hiện theo nguyên tắc tổng hợp từ dưới lên. Khi nhận được văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan (Cục Tài vụ - Quản trị) sẽ yêu cầu các đơn vị dự toán cấp III tính toán đầy đủ, chính xác, kịp thời nhu cầu mua sắm, sửa chữa, chi tiêu của đơn vị trong cả năm. Trên cơ sở đó, Tổng cục Hải quan sẽ tổng hợp, rà soát nhu cầu chi tiêu toàn Ngành. Sau khi tổng hợp dự toán chi ngân sách nhà nước toàn ngành, Tổng cục Hải quan sẽ báo cáo Bộ Tài chính đề nghị xem xét, phê duyệt dự toán.

Trên cơ sở cân đối các nguồn thu - chi của hệ thống ngân sách Nhà nước, cũng như dựa trên tỷ lệ phần trăm dự toán thu hàng năm mà Quốc hội thông qua cho ngành Hải quan, đồng thời cùng với việc rà soát theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ hiện hành

mà Bộ Tài chính thực hiện việc phê duyệt dự toán cho Tổng cục Hải quan.

Ngay khi nhận được Quyết định phê duyệt dự toán chi ngân sách của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan sẽ thực hiện phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc theo đúng dự toán Bộ giao cả về tổng mức cũng như từng nội dung. Kết quả phân bổ được thể hiện ở Bảng 3.2 “ Cơ cấu phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước trong ngành Hải quan 2006-2018”.

Bảng 3.2: Cơ cấu phân bổ dự toán chi ngân sách ngành Hải quan 2006-2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Nội dung

Dự toán Tăng (giảm) so với năm trƣớc Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 2006 TỔNG DỰ TOÁN 998 100 I. Chi thƣờng xuyên 745,3 74,68

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 657,2 65,85

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 88,1 8,83

II. Chi đầu tƣ phát triển 252,7 25,32

2007

TỔNG DỰ TOÁN 1.503 100 505 50,6

I. Chi thƣờng xuyên 883,15 58,76 137,85 18,5

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 768,3 51,12 110,10 16,91

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 114,85 7,64 26,75 30,36

II. Chi đầu tƣ phát triển 619,85 41,24 367,15 245,29

2008

TỔNG DỰ TOÁN 1.736 100 233 15,50

I. Chi thƣờng xuyên 1.046,43 60,28 163,28 18,49

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 930,26 53,59 161,96 21,08

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 116,17 6,69 1,32 1,15

II. Chi đầu tƣ phát triển 689,57 39,72 69,72 11,25

2009

TỔNG DỰ TOÁN 2.269 100 533 30,7

I. Chi thƣờng xuyên 1.322,78 58,3 276,35 26,41

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 1.111,29 48,98 181,03 19,46

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

II. Chi đầu tƣ phát triển 946,22 41,7 256,65 37,22

2010

TỔNG DỰ TOÁN 2.798 100 529 23,31

I. Chi thƣờng xuyên 1.603,14 57,3 280,36 21,19

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 1.353,84 43,39 242,55 21,83

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 249,3 8,91 37,81 17,88

II. Chi đầu tƣ phát triển 1.194,86 42,7 248,64 26,28

2011

TỔNG DỰ TOÁN 3.363 100 565 20,2

I. Chi thƣờng xuyên 1.876,1 55,8 272,96 17,03

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 1.708,6 50,8 354.8 26,2

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 167,5 5 -81,84 -9,17

II. Chi đầu tƣ phát triển 1.486,9 44,2 292,04 24,44

2012

TỔNG DỰ TOÁN 4.624,1 100 1.261,1 37,5

I. Chi thƣờng xuyên 2.589,5 56 713,4 38,03

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 2.379,8 51,5 671,2 39,3

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 209,7 4,5 42,2 25,2

II. Chi đầu tƣ phát triển 2.034,6 44 547,7 36,84

2013

TỔNG DỰ TOÁN 5.764,9 100,00 1.140,80 24,67 I. Chi thƣờng xuyên 3.714,6 64,43 1.125,10 43,45

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 3.611,5 62,65 1.231,70 51,76

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 103,1 1,79 (106,60) (50,83)

II. Chi đầu tƣ phát triển 2.050.3 35,57 15,7 0,77

2014

TỔNG DỰ TOÁN 5.847,7 100,00 82,80 1,44

I. Chi thƣờng xuyên 3.780,7 64,65 66,10 1,78

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 3.680,6 62,94 69,10 1,91

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 100,1 1,71 (3,00) (2,91)

II. Chi đầu tƣ phát triển 2.067 35,35 16,70 0,81

2015

TỔNG DỰ TOÁN 6.505,3 100,00 657,60 11,25

I. Chi thƣờng xuyên 4.375,3 67,26 594,60 15,73

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 4.244,7 65,25 564,10 15,33

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

II. Chi đầu tƣ phát triển 2.130 32,74 63,00 3,05

2016

TỔNG DỰ TOÁN 5.502,5 100,00 (1.002,80) (15,42) I. Chi thƣờng xuyên 3.344,3 60,78 (1.031,00) (23,56)

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 3.151,5 57,27 (1.093,20) (25,75)

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 192,8 3,50 62,20 47,63

II. Chi đầu tƣ phát triển 2.158,2 39,22 28,20 1,32

2017

TỔNG DỰ TOÁN 5.711,1 100,00 208,60 3,79

I. Chi thƣờng xuyên 3.593,6 62,92 249,30 7,45

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 3.529,6 61,80 378,10 12,00

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 64,0 1,12 (128,80) (66,80)

II. Chi đầu tƣ phát triển 2.117,5 37,08 (40,70) (1,89)

2018

TỔNG DỰ TOÁN 5.942,7 100,00 231,60 4,06

I. Chi thƣờng xuyên 3.365 56,62 (228,60) (6,36)

1. Chi đảm bảo hoạt động bộ

máy 3.286,7 55,31 (242,90) (6,88)

2. Chi hoạt động nghiệp vụ

đặc thù 78,3 1,32 14,30 22,34

II. Chi đầu tƣ phát triển 2.577,7 43,38 460,20 21,73

Nguồn: Công khai dự toán chi NSNN năm

Ta có thể thấy dự toán mà Bộ Tài chính phê duyệt cho Tổng cục Hải quan giai đoạn 2006-2018 có xu hướng tăng lên qua các năm, cho thấy quy mô hoạt động của ngành Hải quan ngày càng tăng lên. Tuy nhiên tỷ lệ tăng của những năm đầu thực hiện cơ chế có xu hướng tăn nhanh hơn so với các năm 2014 trở về sau, cụ thể năm 2006 dự toán mà Tổng cục Hải quan được phê duyệt là 998 tỷ đồng thì đến năm 2007 dự toán được phê duyệt là 1.503 tỷ đồng tăng 505 tỷ đồng tương ứng tăng 50,6% so với năm 2006. Năm 2008 dự toán được phê duyệt đạt 2.269 tỷ đồng tức tăng 233 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 15,5% so với năm 2007. Năm 2010, dự toán ngành Hải quan được phê duyệt tăng 529 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ là 23,31% so với dự toán được phê duyệt năm 2009, dự toán năm 2011 được giao tăng so với năm 2010 là 565 tỷ đồng, đặc biệt dự toán năm 2012 được giao tăng so với năm 2011 là 1.261,1 tỷ đồng.

Từ năm 2014 đến năm 2018 mặc dù dự toán Bộ Tài chính giao cho Tổng cục Hải quan vẫn có xu hướng tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng không còn cao như những năm đầu thực hiện cơ chế, cụ thể năm 2014 dự toán được giao tăng 82,8 tỷ tương ứng 1,4%, đến năm 2018 dự toán được giao tăng 231,6 tỷ tương ứng 4,06%.

Mặt khác, khi đi sâu xem xét xu hướng biến động tăng của tổng dự toán được cấp thì có thể thấy trong những năm đầu thực hiện cơ chế nguyên nhân làm tổng dự toán tăng chủ yếu là do chi đảm bảo hoạt động bộ máy và chi đầu tư phát triển tăng, còn chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù có tăng nhưng không đáng kể. Nguyên nhân chi đảm bảo hoạt động bộ máy tăng là do Chính phủ tăng lương tối thiểu hàng năm, khối lượng công việc tăng dẫn đến biên chế tăng, các chi phí về điện, nước, văn phòng phẩm tăng, các tiêu chuẩn định mức về chi phí do Nhà nước, Bộ Tài chính quy định tăng, do vậy việc tăng này cũng là điều hợp lý. Đồng thời, do nhu cầu đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ hiện đại hóa ngành hải quan như máy soi container, máy soi hành lý, tàu thuyền, ca nô, cân ô tô, thiết bị kiểm tra giám sát, thiết bị phân tích phân loại… và nhu cầu đầu tư xây dựng, sửa chữa các công trình, trụ sở làm việc cho cán bộ công chức tăng lên từ đó làm cho các khoản chi cho đầu tư phát triển tăng.

Để hiểu rõ hơn về xu hướng biến động của dự toán mà Tổng cục Hải quan được giao, ta sẽ cùng nhau xem xét cơ cấu dự toán mà Tổng cục Hải quan được giao qua các năm. Có một điều dễ nhận thấy là các khoản chi thường xuyên mà cụ thể ở đây là chi đảm bảo hoạt động bộ máy luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó đến chi đầu tư phát triển. Tỷ lệ chi đảm bảo hoạt động bộ máy qua các năm từ 2006 đến 2012 lần lượt là 65,85%, 51,12%, 54,05%, 48,98%, 43,39%, 50,8%, 51,5%. Nếu tính cả chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù thì tỷ lệ chi thường xuyên lần lượt là 74,68%, 59,76%, 60,28%, 58,3% và 57,3%. Trong khi đó tỷ lệ chi đầu tư phát triển trong các khoản chi chỉ chiếm tỷ lệ là 25,32% năm 2006, 41,24% năm 2007, 39,72% năm 2008, 41,7% năm 2009 và 42,7% năm 2010, 55,8% năm 2011 và 56% năm 2012. Cơ cấu chi thường xuyên luôn chiếm tỷ lệ cao chứng tỏ rằng phần lớn kinh phí được giao ngành Hải quan dùng để chi trả lương, thưởng cho các bộ công

nhân viên chức, cho các chi phí đảm bảo hoạt động bộ máy làm việc. Đồng thời hàng năm ngành Hải quan trong nguồn kinh phí được nhà nước giao cũng đã cố gắng bố trí một nguồn kinh phí nhất định cho công tác mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ bản phục vụ hiện đại hóa ngành.

Từ năm 2014 đến năm 2018 tỷ lệ tăng có xu hướng tăng chậm là do chính sách về lương của nhà nước đã dần ổn định; Chính phủ, Bộ Tài chính đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm tinh giản bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ công chức, có những cam kết với các cơ quan chức năng dần giảm tỷ trọng chi thường xuyên năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nƣớc của tổng cục hải quan (Trang 54 - 63)