Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ Hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nƣớc của tổng cục hải quan (Trang 93)

Tổ chức bộ máy hải quan được cơ cấu gọn nhẹ, giảm đầu mối trung gian, thiết kế phù hợp với yêu cầu hiện đại và nhu cầu quản lý của từng địa bàn.

Phát triển đội ngũ công chức hải quan tinh nhuệ, có trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, làm chủ được công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, hoạt động liêm chính, được tổ chức, quản lý một cách khoa học, gắn nhu cầu thực tiễn của vị trí công tác với năng lực từng cá nhân.

4.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Tổng cục Hải quan

4.2.1. Chi ngân sách nhà nước phải phù hợp pháp luật

Thứ nhất, về thể chế: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện một khuôn khổ pháp lý đảm bảo tạo nền tảng cho áp dụng các phương pháp quản lý hải quan hiện đại, có kế hoạch quản lý pháp luật khoa học và thực thi có hiệu quả.

Thứ hai, về thủ tục và chế độ quản lý hải quan: Đến năm 2020, về cơ bản các thủ tục và chế độ quản lý hải quan được đơn giản, hài hòa, tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống; Thời gian thông quan đạt mức các nước tiên tiến trong khu vực; Thủ tục hải quan chủ yếu được thực hiện bằng phương thức điện tử tại các cửa khẩu cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế và các địa bàn trọng điểm về phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ và du lịch.

Thứ ba, về quản lý thuế: Nâng cao trình độ, năng lực quản lý thuế của Hải quan Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực; đảm bảo quản lý thuế công bằng, minh bạch, khả thi, hiệu quả; phù hợp với chuẩn mực quốc tế, nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, bảo đảm quyền lợi, tận dụng tối

đa lợi thế, hạn chế bất lợi trong quá trình hội nhập; tăng cường việc thanh tra, giám sát của cơ quan thuế; đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thứ tư, về kiểm soát hải quan: Áp dụng sâu rộng quản lý rủi ro đối với các hoạt động nghiệp vụ hải quan; hình thành hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan tập trung, hiện đại, chất lượng cao.

Tổ chức thực hiện có chiều sâu công tác nghiệp vụ cơ bản và đấu tranh có trọng điểm đối với buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới các mặt hàng cấm, ma tuý, tiền chất, vũ khí, thuốc nổ, các tài liệu có nội dung xấu,... Triển khai hiệu quả các biện pháp cần thiết, thực hiện các cam kết quốc tế trong công tác phòng, chống khủng bố, rửa tiền, thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan, hợp tác hải quan về kiểm soát chung. Thực hiện các biện pháp hàng rào kỹ thuật bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước phát triển bền vững, lành mạnh.

Thứ năm, về kiểm tra sau thông quan: Hoạt động kiểm tra sau thông quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc kiểm tra hải quan chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan được chuẩn hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin; phân loại được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; kiểm soát được các doanh nghiệp, loại hình, mặt hàng xuất nhập khẩu có rủi ro cao.

4.2.2. Chi ngân sách nhà nước đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa

Thứ nhất, về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật: Hệ thống trụ sở làm việc, các địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung được hoàn thiện theo hướng hiện đại đạt mục hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng toàn bộ các dự án đã được phê duyệt của cấp có thẩm quyền vào năm 2020. Trang thiết bị kỹ thuật và công cụ hỗ trợ được đổi mới và hiện đại hóa đáp ứng 80% nhu cầu trang bị để phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát, phân tích và kiểm định hàng hóa, phương tiện.

Thứ hai, về hạ tầng truyền thông và ứng dụng công nghệ thông tin: Hoàn thiện xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin tập trung theo kiến trúc hướng dịch vụ và phù hợp với kiến trúc tổng thể công nghệ

thông tin ngành Tài chính; xây dựng và đưa vào sử dụng nền tảng cơ sở dữ liệu có khả năng xử lý lượng dữ liệu lớn và rất lớn; Đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của ngành Hải theo mô hình ảo hóa với các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Quy hoạch, đầu tư, trang bị hệ thống máy chủ, lưu trữ, backup tại các Trung tâm dữ liệu của ngành đảm bảo đồng bộ, đáp ứng yêu cầu xử lý tập trung trên qui mô lớn; Trang bị đầy đủ, kịp thời máy tính, thiết bị đầu cuối cho cán bộ, công chức hải quan, đồng thời được quản trị tập trung theo vị trí, chức danh công việc, đáp ứng yêu cầu làm việc trong môi trường hiện đại, mọi lúc, mọi nơi; từng bước thay thế, nâng cấp các trang thiết bị công nghệ thông tin đầu cuối trong ngành đến năm 2020 theo hướng ảo hóa nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu triển khai, vận hành phần mềm ứng dụng và thuận tiện trong việc áp dụng các chính sách an ninh, an toàn. Tái thiết kế, nâng cấp thiết bị, mở rộng băng thông… hệ thống mạng diện rộng (WAN) của cơ quan hải quan nằm trong tổng thể hạ tầng truyền thông ngành Tài chính phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới; cải tạo, nâng cấp toàn bộ hệ thống mạng LAN tại các đơn vị hải quan theo thiết kế, qui hoạch mạng thống nhất trong toàn ngành; thực hiện trang bị đầy đủ công cụ kiểm tra, giám sát cho các đơn vị hải quan và có cơ chế phối hợp cụ thể nhằm để nâng cao chất lượng và tính chủ động trong công tác quản trị mạng tại mỗi đơn vị hải quan. Triển khai, quản lý vận hành Hệ thống một cửa quốc gia, hệ thống VNACS/VCIS và các hệ thống cốt lõi khác của ngành Hải quan tập trung tại Trung tâm dữ liệu của ngành Hải quan; tiếp tục vận hành hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm dữ liệu chính của ngành Hải quan theo tiêu chuẩn Quốc tế Tier-3 để đảm bảo đủ điều kiện để hoạt động ổn định 24/7, an ninh an toàn cao. Các trung tâm dữ liệu cấp vùng được nâng cấp đạt tiêu chuẩn Quốc tế Tier-2; Đầu tư, triển khai hệ thống dự phòng định hướng theo mô hình Active-Standby tất cả các ứng dụng cốt lõi của ngành Hải quan; Nâng cao công tác quản lý, vận hành Trung tâm dữ liệu của Tổng cục và các Trung tâm dữ liệu cấp vùng đảm bảo 24/7; Nâng cấp Hệ thống bảo mật tại Trung tâm dữ liệu của ngành theo hướng tăng cường nhiều lớp bảo vệ khác nhau và đồng bộ với việc thực hiện các qui trình quản lý, vận hành chặt chẽ

Thứ ba, về lực lượng hải quan: Xây dựng lực lượng hải quan trở thành lực lượng chuyên nghiệp, có chuyên môn sâu, làm chủ các trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, có khả năng ngoại ngữ, tin học, hoạt động minh bạch, liêm chính, có hiệu lực và hiệu quả, thích nghi nhanh với những thay đổi của môi trường, công nghệ mới, đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.

Thứ tư, về tổ chức bộ máy: Xây dựng tổ chức bộ máy Hải quan hiện đại, phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của hải quan và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất và từng bước đổi mới mô hình tổ chức hướng đến mục tiêu cơ quan hải quan điện tử

4.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Tổng cục Hải quan trong thời gian tới.

Có thể thấy cơ chế quản lý tài chính và biên chế mà Thủ tướng phê duyệt trong ngành Hải quan thời gian qua đã phát huy được hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đời sống cán bộ công chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, tăng cường hiệu quả của lực lượng Hải quan trong thực thi các nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao cho.

Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu đổi mới công tác tài chính, xuất phát từ thực trạng cơ chế quản lý tài chính hiện nay, để cơ chế tài chính và biên chế phát huy hiệu quả hơn nữa, thì trong thời gian tới Chính phủ cần hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý tài chính và biên chế.

Theo đó, cơ chế quản lý tài chính và biên chế cần được đổi mới theo hướng thúc đẩy sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch có trình độ chuyên môn cao, sử dụng kinh phí được giao gắn với kết quả và hiệu quả hoạt động, trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng đơn vị trong tổ chức công việc, sử dụng lao động và sử dụng các nguồn lực tài chính.

Đồng thời, cơ chế quản lý tài chính và biên chế mới cần tạo điều kiện hơn nữa cho ngành Hải quan chủ động sử dụng kinh phí được giao, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, góp phần bổ sung thu nhập cho cán bộ công chức, tập trung đầu tư

cơ sở vật chất, hiện đại hóa công nghệ thông tin và trang bị kỹ thuật, công nghệ quản lý, bảo đảm điều kiện cho hội nhập quốc tế, tăng cường đào tạo kiến thức, nhiệm vụ và kỹ năng quản lý hiện đại cho đội ngũ cán bộ công chức.

Từ định hướng đổi mới như trên, cơ chế quản lý tài chính và biên chế mới cần được đổi mới ở một số điểm cụ thể đó là:

Thứ nhất, về thời gian thực hiện. Do thời gian thực hiện cơ chế trước đây tương đối ngắn từ 2-5 năm, do vậy thời gian thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế mới cần được kéo dài hơn từ 7 cho đến 10 năm. Đây là sẽ khoảng thời gian cần thiết để ngành Hải quan đưa ra các chính sách phát triển dài hạn cho toàn ngành, đồng thời cũng tạo ra sự ổn định trong việc thực thi các chính sách về tài chính, tạo điều kiện cho toàn thể cán bộ công chức trong ngành Hải quan yên tâm công tác.

Thứ hai, về tổ chức biên chế, quản lý cán bộ. Cùng với việc rà soát, tinh gọn bộ máy, Tổng cục Hải quan phải thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và người lao động đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, phù hợp với phân cấp quản lý và quá trình cải cách, hiện đại hóa; Xây dựng các chương trình đánh giá năng lực công chức nhằm nâng cao năng lực, trình độ và hiệu quả của cán bộ công chức trong toàn Ngành, cụ thể: tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ công chức để thực hiện sắp xếp, bố trí công chức sau khi tiến hành sắp xếp lại tổ chức bộ máy; thực hiện bố trí công chức theo vị trí việc làm, phù hợp với trình độ, năng lực của cán bộ công chức để đảm bảo phân công công việc đúng người, đúng trình độ và phù hợp với yêu cầu thực tế. Cùng với đó, thực hiện đánh giá năng lực công chức, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu cải cách, hiện đại hóa của ngành đã đề ra; thực hiện cải cách thủ tục hành chính, phân công, phân cấp rõ trách nhiệm của từng đơn vị nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng đơn vị gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực; tiếp tục thực hiện công tác luân chuyển cán bộ.

Thứ ba, Trình cấp có thẩm quyền có chính sách phù hợp để thu hút người có đủ năng lực làm việc tại các vị trí phù hợp với nhu cầu vị trí việc làm; khuyến

khích, tạo điều kiện cho cán bộ công chức học tập nâng cao trình độ trong nước và nước ngoài, bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, tạo điều kiện để cán bộ đi học và được hỗ trợ các khoản học phí theo chế độ; đưa vào quy hoạch chức danh lãnh đạo và xem xét bổ nhiệm những cán bộ công chức có năng lực làm việc tốt, tạo môi trường làm việc cho cán bộ an tâm công tác, phục vụ lâu dài trong ngành Hải quan.

Thứ tư, kinh phí hoạt động giao cho ngành Hải quan. Cơ chế quản lý tài chính mới cần quy định mức kinh phí phân bổ cho ngành Hải quan với tỷ lệ cao hơn, nếu tỷ lệ phân bổ kinh phí hoạt động giai đoạn 2016-2020 tối đa là 2,1% trên dự toán thu ngân sách thì tỷ lệ phân bổ kinh phí hoạt động mới đề nghị được quy định ở mức 2,5%, với tỷ lệ phân bổ kinh phí hoạt động mới này ngành Hải quan sẽ có nguồn lực tài chính lớn hơn để thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hải quan, quản lý đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, cải cách và hiện đại hóa Hải quan.

Nguồn kinh phí hoạt động của Tổng cục Hải quan được phân bổ đảm bảo chi đầu tư xây dựng tối thiểu 10%, chi mua sắm hiện đại hóa trang thiết bị tối thiểu 25% và chi hoạt động thường xuyên tối đa 65% trên tổng dự toán chi được giao, mức kinh phí này về cơ bản đã giúp ngành Hải quan thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, tuy nhiên ngành Hải quan chưa thể chủ động để điều tiết nguồn kinh phí cho các mục tiêu khác nhau đáp ứng được nhu cầu của từng thời kỳ phát triển của ngành. Để có thể bố trí lượng kinh phí linh hoạt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển của từng thời kỳ, thì trong cơ chế quản lý tài chính và biên chế mới cần quy định ngành Hải quan có thể linh hoạt trong việc phân bổ nguồn kinh phí được phân bổ cho các nội dung chi nhằm tạo điều kiện cho ngành Hải quan thực hiện và hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ chính trị được giao.

Thứ năm,Đổi mới công tác quản lý chi ngân sách nhà nước từ khâu lập dự toán đến khâu chấp hành và quyết toán ngân sách.

a) Thực hiện nghiêm túc quy trình lập, phân bổ và giao dự toán chi ngân sách nhà nước

- Lập, phân bổ và giao dự toán chi ngân sách nhà nước là giai đoạn đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ quy trình quản lý chi ngân sách nhà nước. Thực tế trong những năm qua cho thấy việc sử dụng ngân sách nhà nước lãng phí và kém hiệu quả đã có nguyên nhân phát sinh ngay trong quá trình lập, thẩm tra, phê duyệt dự toán.

- Hàng năm tổ chức đánh giá cụ thể công tác lập dự toán, công tác giải ngân và thường xuyên có sự kiểm tra, đôn đốc các Cục Hải quan địa phương quan tâm thực hiện nội dung công việc này và xem đây là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm của các đơn vị;

- Tổ chức các chương trình đào tạo ngắn ngày cho các cán bộ làm công tác tài chính trong Ngành nhằm trang bị kiến thức về quản lý kinh tế, lập dự án đầu tư, quản trị tài chính và công tác lập kế hoạch, lập định mức.

b) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chi ngân sách nhà nước của các đơn vị dự toán

Một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước là phải kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu, vừa đảm bảo tiết kiệm chống lãng phí, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nƣớc của tổng cục hải quan (Trang 93)