Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại vnpt long an​ (Trang 51)

3.3.2.1. Mẫu dựa trên giới tính

Bảng 3.2: Thống kê mẫu về đặc điểm giới tính Giới tính Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Nữ 19 9,5

Nam 181 90,5

Tổng 200 100

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3

Nhận xét: Theo bảng thống kê mẫu về đặc điểm giới tính thì tỷ lệ giới tính

trong mẫu nghiên cứu gồm 9,5% là nữ (19 nữ) và 90,5% là nam (181 nam).

3.3.2.2. Mẫu dựa trên nhóm tuổi

Bảng 3.3: Thống kê mẫu về đặc điểm nhóm tuổi Nhóm tuổi (tuổi) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

22 – 30 65 32,5

30 – 40 65 32,5

40 – 50 51 25,5

50 – 60 19 9,5

Tổng 200 100

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3

Nhận xét: Theo bảng thống kê mẫu về đặc điểm nhóm tuổi thì tỷ lệ nhóm tuổi

nhóm tuổi từ 30 đến 40 (65 người), 25,5% là nhóm tuổi từ 40 đến 50 (51 người), 9,5% là nhóm tuổi từ 50 đến 60 (19 người).

3.3.2.3. Mẫu dựa trên thâm niên công tác

Bảng 3.4: Thống kê mẫu về đặc điểm thâm niên công tác Thâm niên công tác (năm) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 – 5 73 36,5 6 – 10 9 4,5 11 – 15 39 19,5 16 – 20 46 23,0 21 – 25 20 10,0 Trên 25 13 6,5 Tổng 200 100

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3

Nhận xét: Theo bảng thống kê mẫu về đặc điểm thâm niên công tác có tỷ lệ

trong mẫu nghiên cứu như sau: 36,5% có thâm niên công tác 1-5 năm (73 người), 4,5% có thâm niên công tác 6-10 năm (9 người), 19,5% có thâm niên công tác 11- 15 năm (39 người), 23% có thâm niên công tác 16-20 năm (46 người), 10% có thâm niên công tác 21-25 năm (20 người) và 6,5% có thâm niên công tác trên 25 năm (13 người).

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu, kiểm định mô hình lý thuyết.

Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua khảo sát ý kiến các đối tượng tham gia hội nghị sơ kết tình hình sản xuất kinh doanh VNPT Long An . Kết quả là xây dựng thang đo chính thức để khảo sát 210 mẫu. Thang đo chính thức gồm có 8 nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại VNPT Long An. Chương này cũng trình bày kết quả nghiên cứu chính thức bao gồm mô tả thông tin về mẫu của nghiên cứu định lượng. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu bao gồm đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha, EFA, kiểm định mô hình lý thuyết bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá các thang đo lường và các khái niệm nghiên cứu. Chương 4 sẽ trình bày kết quả kiểm định các thang đo, kết quả phân tích rút trích các yếu tố.

Chương này bao gồm 4 phần: (1) Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha, (2) Phân tích nhân tố khám phá EFA, (3) Phân tích hồi qui đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố, (4) Kiểm định Levene.

4.1. ĐÁNH GIÁ THANG ĐO

Như đã trình bày trong chương 3, thang đo các yếu tố ảnh hưởng động lực làm việc của nhân viên tại VNPT Long An gồm 08 thang đo thành phần như sau: (1).Thu nhập, (2).Phúc lợi, (3).Quan hệ đồng nghiệp, (4).Sự tự chủ trong công việc, (5).Đào tạo và phát triển, (6).Môi trường và điều kiện làm việc, (7).Chính sách khen thưởng và công nhận, (8).Phong cách lãnh đạo.

Tác giả nghiên cứu sử dụng thang đo Likert là loại thang đo trong đó một chuỗi các phát biểu liên quan đến thái độ trong câu hỏi được nêu ra và người trả lời chọn một trong các trả lời đó. Thang đo Likert thường được dùng để đo lường một tập các phát biểu của một khái niệm. Số đo của khái niệm là tổng các điểm của từng phát biểu. Vì vậy, thang đo Likert còn được gọi là thang đo lấy tổng. Đây là thang đo phổ biến nhất trong đo lường các khái niệm nghiên cứu trong ngành kinh doanh. Về mặt lý thuyết, thang đo Likert là thang đo thứ tự và đo lường mức độ đồng ý của đối tượng nghiên cứu. Nghĩa là biến thiên các trả lời từ hoàn toàn phản đối đến hòa toàn đồng ý. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả chọn thang đo Likert có 5 mức độ để đơn giản và dễ hiểu hơn đối với nhân viên. Thang đo được quy ước từ 1: “hoàn toàn không đồng ý” đến 5: “hoàn toàn đồng ý”. Thang đo này được tác giả, các chuyên gia là Trưởng các Phòng chuyên môn, Giám đốc, kế toán trưởng, Chủ tịch công đoàn các Trung tâm trực thuộc VNPT Long An cùng thảo luận, đánh giá sơ bộ định tính để khẳng định ý nghĩa thuật ngữ và nội dung thang đo. Kết quả cho thấy các câu hỏi đều rõ ràng, tất cả thành viên đều hiểu được nội dung và ý nghĩa của từng câu hỏi của tất cả các thang đo. Vì vậy, các thang đo này được sử dụng trong

nghiên cứu định lượng để tiếp tục đánh giá thông qua hai công cụ chính là hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha nhằm loại trừ các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha ≥ 0,7. Thang đo có độ tin cậy Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 cũng được chọn khi nó được sử dụng lần đầu (Nunnally & Burnstein, 1994). Về lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy). Cronbach’s Alpha của các thang đo thành phần được trình bày trong các bảng dưới đây.

4.1.1. Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Thu nhập (TN)

Bảng 4.1: Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Thu nhập Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

TN1 14,5350 3,969 0,704 0,815 TN2 14,7250 4,210 0,652 0,828 TN3 14,3050 3,992 0,705 0,814 TN4 14,4050 4,162 0,625 0,835 TN5 14,2300 4,057 0,652 0,829 Cronbach's Alpha = 0,854 Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3

Bảng 4.1 cho thấy, thang đo nhân tố Thu nhập được đo lường qua 5 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo lần 1 là 0,854 > 0,7. Đồng thời, cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0,3. Như vậy, thang đo nhân tố Thu nhập đáp ứng độ tin cậy.

4.1.2. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Phúc lợi (PL)

Bảng 4.2: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Phúc lợi Biến

quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

PL1 15,1500 7,294 0,627 0,786 PL2 15,1950 7,123 0,529 0,814 PL3 15,0350 6,959 0,613 0,788 PL4 15,4450 6,711 0,607 0,791 PL5 15,1350 6,710 0,725 0,757 Cronbach's Alpha = 0,823 Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3

Bảng 4.2 cho thấy, thang đo nhân tố Phúc lợi có 5 biến quan sát. Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo lần 1 là 0,823 > 0,7. Đồng thời, cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0,3. Do vậy, thang đo nhân tố Phúc lợi đáp ứng độ tin cậy.

4.1.3. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Quan hệ đồng nghiệp (QHDN) Bảng 4.3: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Quan hệ đồng nghiệp Bảng 4.3: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Quan hệ đồng nghiệp Biến

quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

QHDN1 14,9850 6,236 0,695 0,860 QHDN2 15,0450 6,214 0,749 0,847 QHDN3 15,0450 6,244 0,739 0,849 QHDN4 14,8250 6,798 0,637 0,873 QHDN5 15,0400 6,119 0,754 0,846 Cronbach's Alpha = 0,881 Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3

Bảng 4.3 cho thấy, thang đo nhân tố Quan hệ đồng nghiệp có 5 biến quan sát. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,881 > 0,7. Đồng thời, cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0,3. Do đó, thang đo nhân tố Quan hệ đồng nghiệp đáp ứng độ tin cậy.

4.1.4. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Sự tự chủ trong công việc (TCCV)

Bảng 4.4: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Sự tự chủ trong công việc Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

TCCV1 13,7050 9,023 0,698 0,724 TCCV2 13,8100 9,321 0,590 0,757 TCCV3 13,8150 9,649 0,540 0,772 TCCV4 13,9150 9,003 0,577 0,762 TCCV5 13,6550 9,875 0,505 0,783 Cronbach's Alpha = 0,798 Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3

Bảng 4.4 cho thấy, thang đo nhân tố Sự tự chủ trong công việc có 5 biến quan sát. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo lần 1 là 0,798 > 0,7. Đồng thời, cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0,3. Do đó, thang đo nhân tố Sự tự chủ trong công việc đáp ứng độ tin cậy.

4.1.5. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Đào tạo và phát triển (DTPT) Bảng 4.5: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Đào tạo và phát triển Bảng 4.5: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Đào tạo và phát triển Biến quan sát Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến Tương quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

DTPT1 14,6650 6,103 0,754 0,853 DTPT2 14,5700 5,724 0,809 0,839 DTPT3 14,6250 6,205 0,797 0,844 DTPT4 14,2700 7,103 0,653 0,877 DTPT5 14,3900 6,340 0,629 0,884 Cronbach's Alpha = 0,885 Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3

Bảng 4.5 cho thấy, thang đo nhân tố Đào tạo và phát triển có 5 biến quan sát. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,885 > 0,7. Đồng thời, cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0,3. Do đó, thang đo Đào tạo và phát triển đáp ứng độ tin cậy.

4.1.6. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Môi trường và điều kiện làm việc (MTDK)

Bảng 4.6: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Môi trường và điều kiện làm việc

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến Tương quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

MTDK1 13,0700 9,513 0,704 0,778 MTDK2 12,9650 9,421 0,695 0,780 MTDK3 13,0850 9,264 0,667 0,788 MTDK4 12,8550 10,738 0,558 0,818 MTDK5 13,1050 9,682 0,549 0,825 Cronbach's Alpha = 0,832 Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3

Bảng 4.6 cho thấy, thang đo nhân tố Môi trường và điều kiện làm việc 5 biến quan sát. Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo lần 1 là 0,832 > 0,7. Đồng thời, cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0,3. Vì vậy, thang đo Môi trường và điều kiện làm việc đáp ứng độ tin cậy.

4.1.7. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Chính sách khen thưởng và công nhận (KTCN) công nhận (KTCN)

Bảng 4.7: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Chính sách khen thưởng và công nhận

Biến quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

KTCN1 13,7650 7,055 0,666 0,824 KTCN2 13,8400 7,281 0,693 0,815 KTCN3 14,0850 7,686 0,637 0,830 KTCN4 13,9500 7,696 0,676 0,821 KTCN5 13,7800 7,489 0,662 0,823 Cronbach's Alpha = 0,853

Bảng 4.7 cho thấy, thang đo nhân tố Chính sách khen thưởng và công nhận có 5 biến quan sát. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo lần 1 là 0,853 > 0,7. Đồng thời, cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0,3. Do đó, thang đo Chính sách khen thưởng và công nhận đáp ứng độ tin cậy.

4.1.8. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Phong cách lãnh đạo (PCLD) Bảng 4.8: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Phong cách lãnh đạo Bảng 4.8: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Phong cách lãnh đạo Biến quan

sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

PCLD1 14,4450 8,479 0,745 0,793 PCLD2 14,4000 9,106 0,671 0,814 PCLD3 14,4350 8,991 0,663 0,816 PCLD4 14,3600 9,307 0,590 0,836 PCLD5 14,4200 9,260 0,623 0,827 Cronbach's Alpha = 0,849 Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3

Bảng 4.8 cho thấy, thang đo nhân tố Phong cách lãnh đạo có 5 biến quan sát. Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo lần 1 là 0,849 > 0,7. Đồng thời, cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0,3. Do vậy, thang đo nhân tố Phong cách lãnh đạo đáp ứng độ tin cậy.

4.1.9. Cronbach’s Alpha của thang đo Động lực làm việc nhân viên (DLLV) Bảng 4.9: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Động lực làm việc Biến quan

sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

DLLV1 10,1550 2,755 0,434 0,544 DLLV2 10,2050 2,757 0,365 0,595 DLLV3 10,1850 2,724 0,377 0,586 DLLV4 10,2550 2,764 0,473 0,519 Cronbach's Alpha = 0,630 Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3

Bảng 4.9 cho thấy, thang đo nhân tố Động lực làm việc có 4 biến quan sát. Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,630 > 0,6. Đồng thời, cả 4 biến quan sát đều có tương quan biến - tổng > 0,3. Do vậy, thang đo nhân tố Động lực làm việc đáp ứng độ tin cậy.

KẾT LUẬN

Sau khi đo lường độ tin cậy của các nhân tố thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, kết quả đánh giá thang đo của 8 nhân tố được tổng hợp như sau:

 Thu nhập: có 5 biến quan sát là TN1, TN2, TN3, TN4, TN5

 Phúc lợi: có 5 biến quan sát là PL1, PL2, PL3, PL4, PL5

 Quan hệ đồng nghiệp: có 5 biến quan sát là QHDN1, QHDN2, QHDN3, QHDN4, QHDN5

 Sự tự chủ trong công việc: có 5 biến quan sát là TCCV1, TCCV2, TCCV3, TCCV4, TCCV5

 Đào tạo và phát triển: có 5 biến quan sát là: DTPT1, DTPT3, DTPT4, DTPT4, DTPT5

 Môi trường và điều kiện làm việc: có 5 biến quan sát là MTDK1, MTDK2, MTDK3, MTDK4, MTDK5

 Chính sách khen thưởng và công nhận: có 5 biến quan sát là KTCN1, KTCN2, KTCN3, KTCN4, KTCN5

 Phong cách lãnh đạo: có 5 biến quan sát là PCLD1, PCLD2, PCLD3, PCLD4, PCLD5

 Thang đo Động lực làm việc: có 4 biến quan sát là DLLV1, DLLV2, DLLV3, DLLV4

4.2. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA)

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu này, phương pháp EFA dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau để rút gọn thành những nhân tố có nghĩa hơn. Cụ thể, khi đưa tất cả các biến thu thập được (40 biến) vào phân tích, các biến có thể có liên hệ với nhau. Khi đó, chúng sẽ được gom thành các nhóm biến có liên hệ để xem xét và trình bày dưới dạng các nhân tố cơ bản tác động đến động lực làm việc của nhân viên VNPT Long An.

Nghiên cứu tiến hành sử dụng phương pháp trích hệ số Principal component với phép quay Varimax tại điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue > 1. Thang đo nào có tổng phương sai trích từ 50% trở lên là được chấp nhận (Gerbing & Anderson, 1988). Các biến có trọng số (Factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Tại mỗi khái niệm có chênh lệch trọng số (Factor loading) lớn nhất và bất kỳ phải đạt ≥ 0,3 (Jabnoun & AL-Tamini, 2003). Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết là hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) phải có giá trị lớn (0,5 ≤ KMO ≤ 1), điều này thể hiện phân tích nhân tố là thích hợp. Nếu hệ số KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Theo Kaiser (1974), KMO ≥ 0,9 là rất tốt; 0,9 > KMO ≥ 0,8 là tốt; 0,8 > KMO ≥ 0,7 là được; 0,7 > KMO ≥ 0,6 là tạm được, 0,6> KMO ≥ 0,5 là xấu và KMO < 0,5 là không thể chấp nhận được (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) theo từng bước. Lần đầu thực hiện EFA, 40 biến đã nhóm lại thành 9 nhân tố. Sau 6 lần thực hiện phép quay, tám nhóm chính thức được hình thành.

Giả thuyết Ho: Các biến trong tổng thể không có tương quan với nhau.

Giả thuyết H1: Các biến trong tổng thể có tương quan với nhau.

Bảng 4.10: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần lần thứ nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại vnpt long an​ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)