2.5.1.1. Hấp phụ khí độc NOx, SO2, HCN
Quá trình thí nghiệm được thực hiện trong bình hút ẩm 2,5 lít. Mẫu thí nghiệm được cân khối lượng trước khi đưa vào bình hút ẩm. Sau đó, các khí độc sẽ được tạo ra bên trong bình hút ẩm bằng 1 số phản ứng giữa kim loại, muối và axit mạnh. Bên trong bình hút ẩm có đặt Silicagel, để hấp phụ lượng nước sinh ra trong quá trình tạo khí độc. Sau một thời gian nhất định, các mẫu sau khi hấp phụ khí độc sẽ được đưa ra khỏi bình để cân khối lượng. Bằng cách cân khối lượng trước khi hấp phụ và sau khi hấp phụ, ta xác định được lượng khí hấp phụ vào trong mẫu.
2.5.1.2. Tạo khí độc NOx
Khí độc NOx được tạo ra bằng phản ứng giữa kim loại Ni và axit đặc HNO3. Các phản ứng có thể xảy ra khi tạo khí độc NOx được liệt kê như sau:
3Ni + 8HNO3 3Ni(NO3)2 + 2NO + 4H2O NO + 1/2O2 NO2
2NO2 N2O4
2.5.1.3. Tạo khí độc SO2
Khí độc SO2 được tạo ra bằng phản ứng giữa axit sunfuric và muối natri sunfurit để tạo ra muối natri sunfurat và axit sunfurơ. Sau đó, axit sunfurơ sẽ phân hủy tạo ra nước và khí SO2 (do axit này không bền dễ phân hủy). Phản ứng tạo khí SO2 xảy ra như sau:
Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + H2O + SO2
2.5.1.4. Tạo khí độc HCN
Khí độc HCN được tạo ra bằng phản ứng giữa axit sunfuric và muối natri xyanua để tạo ra muối natri sunfurat và axit xyanua. Phản ứng tạo khí HCN xảy ra như sau:
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN