Ảnh hưởng của pH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo, phân tích hình thái cấu trúc và tính chất đặc trưng của nano oxit sắt từ (fe3o4) và nano oxit kẽm (zno) ứng dụng chế tạo bột chữa cháy​ (Trang 33 - 34)

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của pH đến kích thước hạt, và kết quả cho thấy rằng khi tăng giá trị pH kích thước hạt nano oxit sắt từ thu được tăng theo tương ứng. Điểu này được giải thích do tốc độ phát triển hạt bị ảnh hưởng bởi sức căng bề mặt. Khi tăng giá trị sức căng bề mặt, năng lượng bề mặt riêng lớn dễ dàng hấp phụ các ion lên trên bề mặt để làm giảm sức căng bề mặt. Do đó, các ion OH-, Fe2+, và Fe3+ hấp phụ dễ dàng lên bề mặt các hạt Fe3O4 và tạo sản phẩm Fe3O4

gây nên quá trình kết khối. Mặc dù, khi giá trị pH tăng từ 9 lên 12, nồng độ OH- lớn làm tăng độ bão hòa của dung dịch (làm tăng quá trình phát triển mầm), nhưng quá trình phát triển hạt cũng tăng tương ứng bởi năng lượng bề mặt cao. Cho nên, kích thước hạt thu được tăng lên.

Ngoài ra, pH của phản ứng cũng ảnh hưởng đến độ tinh khiết các hạt Fe3O4

thu được. Khi pH thay đổi từ 9 đến 10, các hạt nano Fe3O4 thu được có độ tinh khiết không cao bởi vì sản phẩm thu được có màu nâu đậm, điều đó được giải thích rằng Fe3O4 thu được trộn lẫn với một phần sản phẩm của Fe(OH)3. Khi pH thay đổi từ 10 đến 11, các sản phẩm phản ứng có màu đen sáng với ít bọt, cho thấy độ tinh khiết cao. Khi pH tăng từ 11 lên 12, các sản phẩm phản ứng không đổi màu, nhưng có nhiều bọt hơn và có sự kết khối. Do đó, khoảng pH thích hợp cho phản ứng tạo Fe3O4 là từ 10 đến 11.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo, phân tích hình thái cấu trúc và tính chất đặc trưng của nano oxit sắt từ (fe3o4) và nano oxit kẽm (zno) ứng dụng chế tạo bột chữa cháy​ (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)