Ảnh hưởng của vụ Thu đến sinh trưởng của cây Giảo cổ lam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng và năng suất của loài giảo cổ lam (gynostemma pubescens (gagnep ) c y wu) tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 42 - 46)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.1. Ảnh hưởng của vụ Thu đến sinh trưởng của cây Giảo cổ lam

3.2.1.1. Ảnh hưởng đến tỷ lệ hồi xanh

Sinh trưởng, phát triển là hoạt động sinh lý phụ thuộc vào giống và điều kiện môi trường. Sinh trưởng, phát triển không phải là chức năng sinh lý đơn thuần và riêng biệt mà là kết quả hoạt động tổng hợp những chức năng sinh lý của cây. Theo Sabinin, Q. S. (2001) (dẫn theo tài liệu [7]), sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc của cây, các thành phần mới của tế bào, các tế bào mới, các cơ quan mới làm tăng kích thước của cây. Còn phát triển là quá trình biến đổi về chất trong quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc làm cho nó có thể trải qua các chu kỳ sống của mình. Thời gian sinh trưởng của cây

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của vụ Thu đến tỷ lệ sống và thời gian hồi xanh của cây Giảo cổ lam tại khu vực nghiên cứu

Địa điểm Lần lặp Thời gian hồi xanh

sau trồng (ngày) Tỷ lệ sống (%) Xuân Lạc Lặp 1 12,6 65,1 Lặp 2 11,5 71,3 Lặp 3 11,3 87,4 Trung bình 11,8 74,6 Phương Viên Lặp 1 11,4 71,4 Lặp 2 10,2 83,7 Lặp 3 9,8 93,9 Trung bình 10,4 82,8 Lương Bằng Lặp 1 12,1 69,5 Lặp 2 12,8 74,1 Lặp 3 11,7 79,7 Trung bình 12,2 74,4

Kết quả bảng 3.2 cho thấy, tại các khu vực khác nhau tốc độ hồi xanh và tỷ lệ sống của các loài Giảo cổ lam như sau:

Tại Xuân Lạc, thời gian hồi xanh sau khi trồng của các loài Giảo cổ lam dao động từ 11,3-12,6 ngày; tỷ lệ sống của cây dao động từ 74,4- 82,8%, trong đó loài Giảo cổ lam có thời gian hồi xanh ngắn nhất tại xã Phương Viên, tỷ lệ sống cao nhất đạt 84,8%%; Còn lại tại xã Lương Bàng và Xuân lạc cây Giảo cổ lam có thời gian hồi xanh dài hơn với tỷ lệ sống tương ứng là 74,4% và 74,6%.

Như vậy thời gian từ trồng đến hồi xanh và tỷ lệ sống của cây Giảo cổ lam ở các khu vực có biến động không nhiều và không theo quy luật rõ ràng. Đây là thời gian đầu mới trồng về cơ bản cây chịu sự chi phối của yếu tố môi trường (đất, nước, độ ẩm,…) mà chưa bị tác động bởi yếu tố kỹ thuật.

3.2.1.2. nh hưởng đến sinh trưởng chiu dài thân

Động thái sinh trưởng chiều dài thân chính là chỉ tiêu phản ánh sát thực nhất sự sinh trưởng của cây Giảo cổ lam từng thời kỳ. Chiều dài thân chính phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, điều kiện môi trường và kỹ thuật canh tác. Kết quả được trình bày trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của vụ Thu đến sinh trưởng chiều dài thân cây Giảo cổ lam tại khu vực nghiên cứu

Địa điểm Lần lặp Chiều dài thân chính (cm) sau trồng

30 ngày 60 ngày 90 ngày

Xuân Lạc Lặp 1 16,1 33,7 78,3 Lặp 2 17,6 35,2 92,5 Lặp 3 18,6 67,5 146,1 F 79,1 87,2 109,7 Sig.f 0,001 0,002 0,001 Phương Viên Lặp 1 13,2 31,5 63,9 Lặp 2 14,8 34,7 70,2 Lặp 3 19,8 81,1 208,5 F 43,4 91,5 105,3 Sig.f 0,002 0,003 0,001 Lương Bằng Lặp 1 14,3 35,3 65,7 Lặp 2 14,6 36,1 77,6 Lặp 3 19,3 74,9 162,2 F 54,7 114,8 93,3 Sig.f 0,003 0,004 0,001

Kết quả bảng 3.3 cho thấy, tốc độ sinh trưởng chiều dài thân các loài Giảo cổ lam tại khu vực nghiên cứu có sự sai khác rõ rệt theo thời gian sau khi trồng, cụ thể như sau:

Giai đoạn sau trồng 30 ngày: Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều dài thân chính của các loài Giảo cổ lam ở giai đoạn 30 ngày tại các địa điểm có sự sai khác, trong đó tại xã Xuân Lạc cây Giảo cổ lam có chiều dài dao động từ 16,1-18,6cm; tại xã Phương Viên cây Giảo cổ lam đạt từ 13,2-19,8cm và ở xã Lương Bằng đạt chiều dài thân từ 14,3-19,3cm.

Như vậy có thể thấy, tốc độ sinh trưởng chiều dài thân cao nhất ở xã Phương Viên và Lương Bằng tướng ứng là 19,8cm và 19,3cm; thấp nhất ở xã Xuân Lạc đạt 18,6cm.

Giai đoạn sau trồng 60 ngày: Ở giai đoạn này, do cây Giả cổ lam đã

có hệ rễ và lá phát triển, khả năng quang hợp tăng do vậy tốc độ sinh trưởng chiều dài thân chính tốt hơn, trong đó tốc độ sinh trưởng chiều dài thân tốt nhất từ 67,5-81,1cm, cao nhất ở xã Phương Viên chiều dài thân đạt 81,1cm; thấp nhất ở xã Xuân Lạc chiều dài thân đạt 67,5cm.

Giai đoạn sau trồng 90 ngày: Sau 90 ngày trồng cây Giảo cổ lam có sự

biến động mạnh về sinh trưởng chiều dài thân, trong đó sinh trưởng chiều dài thân mạnh nhất ở xã Phương Viên và sau đó giảm dần từ Xuân Lạc và Lương Bằng. Như vậy, ở giai đoạn này các loài Giảo cổ lam đã thích ứng tốt với điều kiện sống tại các vùng thí nghiệm, nhưng do có sự chênh lệch về độ cao và các yếu tố môi trường (đất, độ ẩm,…) đã ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng chiều dài thân của các loài Giảo cổ lam.

Khi sử dụng tiêu chuẩn Ducana để so sánh sự sai khác về sinh trưởng chiều dài thân Giảo cổ lam ở các giai đoạn khác nhau cho thấy, các giá trị đều tồn tại trong tổng thể trong đó giá trị F đều tồn tại trong tổng thể và Sig.f từ 0,001-0,004<0,05 (tra bảng), như vậy loài Giảo cổ lam có tốc độ sinh trưởng khác nhau, trong đó cây Giảo cổ lam sinh trưởng chiều dài thân tốt nhất ở xã Phương Viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng và năng suất của loài giảo cổ lam (gynostemma pubescens (gagnep ) c y wu) tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)