Ảnh hưởng đến động thái ra lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng và năng suất của loài giảo cổ lam (gynostemma pubescens (gagnep ) c y wu) tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 46 - 47)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.3. Ảnh hưởng đến động thái ra lá

Động thái ra lá trên thân chính là khả năng ra lá của cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây từ lúc bắt đầu trồng cho đến khi được thu hoạch. Giảo cổ lam là cây lấy thân lá làm mục đính kinh tế, vì vậy quá trình ra lá của cây có tương quan chặt với năng suất. Kết quả theo dõi về tốc độ ra lá của các loài Giảo cổ lam được tổng hợp trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của vụ Thu đến động thái ra lá cây Giảo cổ lam tại khu vực nghiên cứu

Địa điểm Lần lặp Số lá/thân chính sau khi trồng 30 ngày 60 ngày 90 ngày

Xuân lạc Lặp 1 3,2 4,5 14,8 Lặp 2 3,5 4,7 14,9 Lặp 3 3,7 7,8 15,7 F 56,2 39,8 99,5 Sig.f 0,001 0,002 0,003 Phương Viên Lặp 1 2,8 4,1 21,5 Lặp 2 3,1 4,3 20,8 Lặp 3 3,7 9,2 23,4 F 125,1 68,3 102,6 Sig.f 0,001 0,002 0,004 Lương Bằng Lặp 1 3,1 4,2 17,4 Lặp 2 3,2 4,4 18,0 Lặp 3 3,5 8,7 17,3 F 57,3 88,7 79,5 Sig.f 0,001 0,001 0,003

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, tại khu vực nghiên cứu động thái ra lá của các loài Giảo cổ lam có sự thay đổi theo thời gian như sau:

Giai đoạn sau trồng 30 ngày: Ở giai đoạn này, số lá/thân chính của các loài Giảo cổ lam tại 3 địa điểm nghiên cứu có sự chênh lệch không lớn, trong đó tại khu vực nghiên cứu Giảo cổ lam có số lá/thân dao động từ 3,5-3,7. Khi sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố cho thấy, các giá trị F tồn tại và Sig.f <0,05 (tr.bảng) như vậy đã có sự sai khác về động thái tăng trưởng lá/thân của các loài Giảo cổ lam tại khu vực nghiên cứu.

Giai đoạn sau trồng 60 ngày: Trong giai đoạn này, số lá/thân đã tăng

khá nhanh nhưng số lá/thân có sự sai khác giữa 3 khu vực trồng, trong đó số lá/thân cao nhất tại xã Phương Viên đạt 9,2 lá/thân; thấp nhất là xã Xuân Lạc đạt 7,8 lá/thân.

Giai đoạn sau trồng 90 ngày: Ở giai đoạn này, số lá/thân đã có sự

thay đổi đáng kể do chiều dài thân tăng lên, trong đó cao nhất là tại xã Phương Viên với số lá dao động từ 15,7-23,4 lá/thân; tiếp đến là xã Lương Bằng với số lá/thân dao động từ 7,8-9,5 lá/thân; và thấp nhất tại xã Xuân Lạc từ 6,2-8,3 lá/thân.

Khi dùng tiêu chuẩn Ducana để so sánh động thái ra lá của các loài Giảo cổ lam theo thời gian cho thấy các giá trị thống kê F (phương sai) từ 79,5-102,6 và Sig.f từ 0,003-0,004 < 0,05 (tr.bảng).

Như vậy, sau thời gian 90 ngày kể từ khi trồng các loài Giảo cổ lam tại các khu vực nghiên cứu có sự tăng trưởng về chiều dài thân và số lá/thân khác nhau, nhưng trong đó loài Giảo cổ lam 7 lá có tốc độ sinh trưởng chiều dài thân và số lá/thân tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng và năng suất của loài giảo cổ lam (gynostemma pubescens (gagnep ) c y wu) tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)