Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng và năng suất của loài giảo cổ lam (gynostemma pubescens (gagnep ) c y wu) tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 29 - 30)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

1.3.2.1. Điều kiện kinh tế

Chợ Đồn cũng có diện tích rừng rộng lớn, với nhiều loại gỗ quý hiếm, tỉ lệ phủ rừng cao nhất cả nước 78%. Chợ Đồn hiện có trên 64.000ha đất lâm nghiệp, chiếm 71,04% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó rừng sản xuất có trên 47.000ha; rừng phòng hộ có gần 15.500ha, rừng đặc dụng có 1.700ha. Độ che phủ rừng đạt trên 57%, phân bố trên tất cả các xã, thị trấn. Thành phần của rừng hiện có chủ yếu là cây gỗ tạp, tre, nứa, Keo, Mỡ và một số loại gỗ quý hiếm.

1.3.2.2.Điều kiện xã hội

Tại huyện Chợ Đồn có 5 dân tộc cùng sinh sống gồm: Tày, Nùng, Dao, Kinh và Hoa, trong đó chiếm số đông nhất trong huyện là dân tộc Tày (khoảng 70%). Người Tày có mặt sớm hơn cả và là chủ thể của vùng đất này. Dân tộc Nùng chỉ chiếm một bộ phận nhỏ trong dân số (khoảng 1,7%) và có mặt tại đây gần như cùng với thời của người Tày. Dân tộc Dao (chiếm 8,6%) đến sau một thời gian và thường sống ở vùng núi cao. Dân tộc Kinh (khoảng 19,4%).

Mật độ dân số bình quân thấp, chỉ đạt 55,5 người/km2, tuy nhiên dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở các đô thị, ven các trục đường giao thông. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm bình quân 0,02%/năm, đến năm 2015 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh còn 0,98%. Dân số cơ học biến động không đều có xu hướng tăng dần đặc biệt là ở khu vực đô thị.

Nhìn chung, trình độ dân trí còn hạn chế. Các hoạt động văn hóa cộng đồng chủ yếu diễn ra trong phạm vi hẹp và còn giữ được nhiều nét bản sắc của các dân tộc ít người.

1.3.2.3. Cơ sở hạ tầng

+ Điện: Đến nay toàn huyện có 100% số xã được sử dụng điện lưới quốc gia, góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hoá, điện khí hoá nông thôn.

+ Giao thông: Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Bằng Lũng cách thị xã Bắc Kạn khoảng 46km theo tỉnh lộ 257. Huyện Chợ Đồn có hệ thống giao thông khá đầy đủ với đường tỉnh lộ 254, 254B, 255, 257… các tuyến liên xã tương đối hoàn thiện tạo thuận lợi cho huyện trong giao lưu thương mại, phát triển kinh tế xã hội và phát triển du lịch như: Khu bảo tồn Nam Xuân Lạc, Vườn Quốc gia Ba Bể,….

+ Giáo dục: Công tác giáo dục được quan tâm chú trọng, cơ sở vật chất phục vụ ngành giáo dục được đầu tư ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng. Năm học 2017 - 2018 toàn huyện có: Khối mầm non có 12 trường mẫu giáo với 55 lớp; Khối tiểu học và trung học cơ sở có 22 trường 213 lớp học; Khối phổ thông trung học có 01 trường với 17 lớp học.

+ Y tế: Toàn huyện có 02 phòng khám khu vực với 20 giường bệnh và 17 trạm y tế xã, toàn ngành có 79 cán bộ y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng và năng suất của loài giảo cổ lam (gynostemma pubescens (gagnep ) c y wu) tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)