Phương pháp nghiên cứu thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng và năng suất của loài giảo cổ lam (gynostemma pubescens (gagnep ) c y wu) tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 33 - 36)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực địa

Nội dung 1: Xác định phân bố, hình thái và sinh thái của loài Giảo cổ lam tại khu vực nghiên cứu

Để xác định định phân bố cây Giảo cổ lam tại huyện Chợ Đồn, đề tài đã khảo sát cây Giảo cổ lam phân bố trên địa bàn huyện, từ đó chọn 3 xã để điều tra gồm xã Xuân Lạc, Phương Viên và Lương Bằng đại diện cho khu vực nghiên cứu. Tại mỗi xã tiến hành lập 3 OTC với diện tích 1000m2 (50x20m), trong OTC tiến hành xác định: độ cao, độ dốc, xác định trạng thái rừng (theo TT số 34-BNN&PTNT năm 2009), như vậy tổng số OTC là 9. Trong ô tiêu chuẩn, tiến hành các nội dung khảo sát như sau:

- Xác định sự phân bố cây Giảo cổ lam như: Vị trí, diện tích, mặt bằng, độ dốc, độ che phủ, độ ẩm.

- Xác định, nhận dạng loài Giảo cổ lam: Lấy mẫu tươi tại 3 xã, ép mẫu có cố định bằng cồn 700, xác định hoạt chất chính của mẫu cây thu được.

- Xác định loài hoặc cây dễ nhầm lẫn với cây giảo cổ lam: Lấy toàn bộ các mẫu cây giống Giảo cổ lam tại khu vực điều tra, ép mẫu có có cố định bằng cồn 700.

- Lấy mẫu tươi cây Giảo cổ lam trong tự nhiên và mẫu thu mua ngẫu nhiên tại hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu.

- Chụp ảnh tư liệu cây Giảo cổ lam và các cây dễ nhầm lẫn với cây Giảo cổ lam.

* Các ch tiêu s dng để phân loi, định danh

- Các đặc điểm của lá (cách mọc lá, màu sắc, số lá chét, chiều dài, chiều rộng, cuống là, lông trên lá, lá kèm...) và các đặc điểm của tua cuốn.

- Các đặc điểm của hoa (mùa ra hoa, màu sắc, số lượng và tính chất của nhị, nhụy, bao phấn, số lượng hoa, kiểu hoa...) và đặc điểm của quả.

- Các đặc điểm của thân (màu sắc, chiều dài, hình dạng, kích thước, kiểu phân nhánh...) và đặc điểm của rễ cây.

Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến đến sinh trưởng cây Giảo cổ lam tại khu vực nghiên cứu

Đề tài đã thí nghiệm trồng loài Giảo cổ lam ở các thời vụ khác nhau (vụ Thu và Xuân), từ đó lựa chọn thời vụ trồng cây Giảo cổ lam thích hợp, sinh trưởng tốt nhất để tiến hành nghiêm cứu các nội dung 3 và 4 của đề tài.

- Công thức 1: Trồng vào vụ Thu. - Công thức 2: Trồng vào vụ Xuân.

- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí tại 3 địa

điểm, mỗi địa điểm trồng 2 vụ (Thu và Xuân), 3 lần lặp/công thức, diện tích một ô thí nghiệm là 10m2, khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 0,5m. Tổng số ô là 180.

- Biện pháp kỹ thuật:

+ Chọn vùng bố trí thí nghiệm: Đất được chọn để bố trí thí nghiệm là khu đất có độ đốc từ 5% -10%.

+ Giống được đem trồng: Trồng bằng cây con có chiều cao từ 15 - 20cm, cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, có từ 4 - 6 lá có màu xanh thẫm.

+ Làm đất: Đất có đá lẫn, thoát nước tốt; không ngập úng. Đất được làm sạch cỏ trước khi trồng.

Nội dung 3: Ảnh hưởng của phương thức trồng đến đến sinh trưởng, năng suất cây Giảo cổ lam tại khu vực nghiên cứu

- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được thực hiện tại xã

Phương Viên, huyện Chợ Đồn. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần lặp/công thức. Diện tích của một ô là 10m2, tùy thuộc vào địa hình mà tiến hành lập ô hình vuông hay hình chữ nhật, khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 0,5m. Tổng số ô là 9.

+ Công thức 1: Trồng không giàn, bò trên mặt đất. + Công thức 2: Trồng cây leo giàn chữ A.

+ Công thức 3: Trồng cây có giàn phẳng. - Biện pháp kỹ thuật:

+ Chọn vùng bố trí thí nghiệm: Đất được chọn để bố trí thí nghiệm là khu đất có độ đốc từ 5-10%.

+ Giống được đem trồng: Trồng bằng cây con có chiều cao từ 15 - 20cm, cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, có từ 4-6 lá có màu xanh thẫm.

+ Thời vụ trồng: Được trồng vào vụ Xuân 2018.

+ Làm đất: Đất có đá lẫn, thoát nước tốt; không ngập úng. Đất được làm sạch cỏ trước khi trồng.

+ Làm cọc leo và dàn leo:

+) Đối với công thức 2: Cọc được bố trí bằng các cọc tre, đường kính cọc là 3cm, chiều dài của cọc là 1,3m. Khoảng cách giữa các cọc là 0,3m.

+) Đối với công thức 3: Dàn được thiết kế bằng tre, có chiều cao 0,7m.

Nội dung 4: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đến sinh trưởng, năng suất cây Giảo cổ lam tại khu vực nghiên cứu

- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được thực hiện tại xã

đầy đủ với 4 công thức, 3 lần lặp/công thức. Diện tích của một ô là 10m , tùy thuộc vào địa hình mà tiến hành lập ô hình vuông hay hình chữ nhật, khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 0,5m. Tổng số ô là 12. + Công thức 1: Khoảng cách trồng 20 x 20cm. + Công thức 2: Khoảng cách trồng 30 x 30cm. + Công thức 3: Khoảng cách trồng 40 x 40cm. + Công thức 4: Khoảng cách trồng 50 x 50cm. - Biện pháp kỹ thuật:

+ Chọn vùng bố trí thí nghiệm: Đất được chọn để bố trí thí nghiệm là khu đất có độ đốc từ 5% -10%.

+ Giống được đem trồng: Trồng bằng cây con có chiều cao từ 15 - 20cm, cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, có từ 4 - 6 lá có màu xanh thẫm.

+ Thời vụ trồng: Được trồng vào vụ Xuân 2018.

+ Làm đất: Đất có đá lẫn, thoát nước tốt; không ngập úng. Đất được làm sạch cỏ trước khi trồng.

- Chăm sóc: Sau khi trồng xong tiến hành tưới nước đủ ẩm để cây có

thể bén rễ nhanh, tiến hành làm cỏ dại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng và năng suất của loài giảo cổ lam (gynostemma pubescens (gagnep ) c y wu) tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)