Đặc điểm hình thái và sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng và năng suất của loài giảo cổ lam (gynostemma pubescens (gagnep ) c y wu) tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 39 - 42)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh thái

3.1.2.1. Đặc điểm hình thái

Căn cứ vào đặc điểm hình thái thân, lá, hoa quả và các đặc điểm như: mùa ra lá, lá rụng, ra hoa, quả đã xác định được 2 loài trong chi Giảo cổ lam (Gynostemma) tại khu vực nghiên cứu có những đặc điểm hình thái nổi bật như sau:

* Đặc điểm hình thái thân

Các loài Giảo cổ lam đều thuộc dạng thân leo (dây leo) nhờ tua cuốn. Thân dài 2,5 - 3,5 m, đường kính 2 - 2,5 mm (loài 5 lá) và dài 2,5 - 5,5 m, đường kính 3,5 - 4 mm (loài 7 lá chét); màu xanh nhạt (loài 7 lá) hoặc xanh đậm (loài 5 lá). Thân của các loài Giảo cổ lam phân thành các lóng và đốt rất rõ, mỗi lóng dài 5,4 - 15,7 cm, có lóng dài 17 - 20 cm; trên mỗi lóng có mang 1 lá, mầm ngủ (mầm cành hoặc mầm hoa) và 1 tua cuốn (tua cuốn phân nhánh 1-2 lần). Mặt cắt ngang thân ở giai đoạn trưởng thành của các loài Giảo cổ lam đều có cạnh (hình 3.1).

Hình 3.1. Tua cun và thân cây Gio c lam ti huyn ChĐồn

Trong quá trình sinh trưởng, thân các loài Giảo cổ lam đều phân nhánh 2 - 3 lần tùy thuộc vị trí mọc nhiều nắng hay rợp bóng; số nhánh cấp 1 trên cây từ 7 - 15 nhánh (loài 3 lá và 5 lá) đến 13 - 22 nhánh (loài 7 lá). Khả năng phân nhánh nhiều của các loài Giảo cổ lam là đặc điểm quan trọng, trong quá trình sản xuất tác động các biện pháp cắt tỉa thích hợp để tăng số lượng nhánh, tăng khối lượng thân lá.

* Đặc điểm hình thái lá

- Loài Giảo cổ lam 5 lá hay Ngũ diệp đảm (Gynostemma

pentaphyllum (Thunb.) Makino (1902)) là loài có lá kép chân vịt, mọc

cách, lá gồm 5 lá chét, cuống chung dài 3 - 4 cm, phiến lá chét cỡ 3 - 9 x 1,5 – 3 cm, mép có răng cưa (hình 3.2).

- Loài Giảo cổ lam 7 lá hay Thất diệp đởm (Gynostemma

pubescens (Gagnep.) C. Y. Wu ex C. Y. Wu et S. K. Chen) là loài là loài có lá

kép chân vịt, mọc cách, lá gồm 7 lá chét, mép lá có răng cưa, phiến lá chét có chóp lá nhọn, gốc lá thuôn, thân chính nhỏ, hình vuông, có gân nổi rõ.

Hình 3.3. Loài Gio c lam ti huyn ChĐồn, tnh Bc Kn

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Giảo cổ lam thường ra lá non và chồi non vào đầu xuân, thời gian sinh trưởng mạnh nhất vào tháng 2 - 4 hàng năm. Cây Giảo cổ lam có thế ra lá non sớm hay muộn phụ thuộc vào điều kiện độ cao địa hình và thời tiết. Khi ra lá non, gặp thời tiết ấm cây sinh trường rất nhanh, qua theo dõi trong tháng đầu cây ra được 3 lá non hoàn chỉnh, đồng thời thân cũng sinh trưởng theo nhanh, thân non thường có mầu xanh giống lá.

3.1.2.2. Đặc điểm sinh thái

Giảo cổ lam là loài cây thuộc dạng thân thảo, thời gian sinh trưởng trong năm từ 6 - 8 tháng. Chúng thường xuất hiện ở những nơi khe ẩm, nơi gần suối hoặc khe nước nhỏ. Vì vậy vào mùa khô do vẫn được cung cấp nước nên cây không chết khô, một số rụng lá và có hiện tượng sinh trưởng chậm lại. Thời điểm từ tháng 11 - 1 năm sau, khi gặp điều kiện nhiệt độ xuống thấp, cây Giảo cổ lam có hiện tượng rụng lá hoặc sinh trưởng chậm lại. Có thể gặp Giảo cổ lam ở ven các bãi soi, khe suối, các lùm cây bụi thậm chí ngay ở cả

những vách đá ở ven sông suối và sinh trường bình thường, khi có những cành sà xuống dòng nước chúng có thể mọc ra những chùm rễ từ các đốt như những loài cây thuỷ sinh dưới nước, đăc biệt hệ rễ này phát triển rất dài 1 phần trong nước, phần còn lại cắm vào lớp đất bùn để hút dinh dưỡng nuôi cây, có thể đây là khả năng giúp cho loài Giảo cổ lam có khả năng sống được cả vào những tháng khô hạn hết sức khắc nghiệt ở vùng núi đá vôi nơi đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng và năng suất của loài giảo cổ lam (gynostemma pubescens (gagnep ) c y wu) tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)