3. Ý nghĩa của đề tài
3.4.1. Cuộc sống, cách thức, hình thức sử dụng tiền bồi thường của người dân
Đa số các hộ dân được điều tra khảo sát đều khẳng định sau khi nhà nước bồi thường, thu hồi đất phục vụ GPMB dự án thì đời sống đều tốt hơn do có nguồn thu nhập từ tiền bồi thường đất, các dự án triển khai tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động tại địa phương, các hình thức kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ phát triển mạnh tạo nguồn thu nhập cao và ổn định cho người dân địa phương.
Bảng 3.18. Kết quảđiều tra tình hình cuộc sống của hộ dân Số hộ Tỷ lệ mất đất Đời sống như cũ Đời sống khó khăn hơn Đời sống tốt hơn 11 ≤ 30% 0 2 9 21 30% < 70% 0 3 18 68 > 70% 0 7 61 Tổng 0 12 88
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, khảo sát) Theo kết quả điều tra khảo sát 100 hộ dân ta thấy có 88/100 hộ có đời sống tốt hơn vẫn còn tồn tại 12/100 hộ đời sống khó khăn hơn đi. Lý do ở đây là sau khi nhận tiền bồi thường hỗ trợ GPMB về các hộ dân sử dụng chủ yếu vào việc mua sắm, tiêu sài hoang phí, tham gia các tệ nạn xã hội lô đề cờ bạc, không có phương án tích lũy đồng thời một số ít cá nhân lười lao động khiến cho đời sống trở nên khó khăn hơn.
Đối với người dân làm nông nghiệp, thu nhập thấp gần như không có tiền tích lũy. Khi nhận được tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB là một khoản tiền lớn so với thu nhập của họ, việc sử dụng nó như thế nào là cả một vấn đề cần quan tâm, cân nhắc. Tiến hành điều tra khảo sát lấy ý kiến 100 hộ dân về hình thức sử dụng chính số tiền bồi thường hỗ trợ nhận được ta thu được kết quả như sau:
Bảng 3.19. Kết quả khảo sát, điều tra phương thức sử dụng chính tiền bồi thường, hỗ trợ của hộ dân
TT Hình thức sử dụng chính Tống số (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Gửi tiết kiệm ngân hàng 5 5
2 Cho vay lãi 0 0
3 Xây nhà, sửa nhà 35 35 4 Mua sắm 10 10 5 Đầu tư kinh doanh 38 38 6 Đầu tư học nghề mới 10 10 7 Hình thức khác 2 2 Tổng 100 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, khảo sát)
Qua điều tra khảo sát thấy rằng phần lớn người dân dùng tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất vào việc sửa chữa nhà cửa chiếm 35% và đầu tư kinh doanh chiếm 38%, một phần đầu tư vào học nghề chiếm 10% và mua sắm các trang thiết bị gia dụng 10% chỉ có một số ít dư tiền gửi ngân hàng chiếm 5% và sử dụng vào các công việc khác chiếm 2%. Nhìn chung đa số người dân đã sử dụng hợp lý số tiền đền bù mình có được ngoài việc sửa chữa, xây mới nhà cửa họ đã mạnh dạn đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế.