3. Ý nghĩa của đề tài
1.4. Đánh giá chung công tác GPMB
1.4.1. Tầm quan trọng của GPMB trong phát triển kinh tê xã hội
- Giải phóng mặt bằng góp phần đặc biệt quan trong cung cấp cho nhà nước diện tích mặt bằng sạch để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước
xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư…góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế từng địa phương nói riêng và toàn quốc nói chung.
- Giải phóng mặt bằng để có mặt bằng xây dựng hạ tầng kỹ thuật về giao thông, điện, trường học, bệnh viện, quân sự và các công trình phúc lợi khác phục vụ cho người dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đất nước.
1.4.2. Mức độảnh hưởng của tiến độ công tác GPMB đến các dự án
- Tiến độ thực hiện của bất kỳ một dự án nào đều chịu ảnh hưởng lớn từ tiến độ GPMB của dự án. Phải có mặt bằng sạch thì mới thi công được hạ tầng của dự án trên cơ sở đó mới thực hiện và hoàn thành được dự án đưa vào sử dụng.
- Tiến độ GPMB mà chậm hơn so với kế hoạch đã đề ra dẫn tới việc triển khai thi công xây dựng dự án chậm, kéo theo hàng loạt các chi phí phát sinh về nhân công, nguyên vật liệu và đẩy giá thành sản phẩm lên cao gây ảnh hưởng lớn cho nhà đầu tư đối với việc thanh toán các khoản vay ngân hàng.
- Một số dự án đặc thù mà tiến độ GPMB nhanh hay chậm quyết định đến việc chủ đầu tư có đầu tư dự án hay dừng không đầu tư nữa ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế địa phương nói riêng và đất nước nói chung.
- Tiến độ GPMB mà nhanh hơn so với kế hoạch đề ra không những tiết kiệm được một lượng lớn ngân sách nhà nước mà còn góp phần thúc đầy phát triển nhanh và mạnh nền kinh tế, xã hội.
1.4.3. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường GPMB
Bồi thường GPMB là công việc hết sức nhạy cảm và phức tạp do có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, chịu tác động của nhiều yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Chính vì vậy, tiến độ cũng như kết quả của quá trình bồi thường GPMB phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
- Các quy định, chính sách của nhà nước về bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai. - Quá trình tổ chức thực hiện.
- Kinh phí bồi thường hỗ trợ và bố trí tái định cư.
- Ngoài các yếu tố trên còn nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác bồi thường GPMB.
1.4.4. Tác động của việc thu hồi đất đến đời sống của người dân
1.4.4.1. Tác động trực tiếp.
- Thay đổi cuộc sống, sinh hoạt bình thường của người dân do đất đai bị thu hồi, nhà cửa bị phá dỡ. Người dân phải xây dựng ở các khu tái định cư, môi trường và thói quen sinh hoạt bị thay đổi.
- Kinh tế của người dân bị thay đổi đang từ hình thức sản xuất nông nghiệp chuyển dần sang công nghiệp và dịch vụ nguồn thu nhập tăng lên đáng kể. 1.4.4.2. Tác động gián tiếp.
- Ảnh hưởng đến việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, và tạo công ăn việc làm cho lượng lao động mất đất nông nghiệp, lượng lao động đã có tuổi chưa được bố trí hợp lý và kịp thời.
- Một bộ phận không nhỏ người dân đặc biệt là thanh thiếu niên khi có tiền đền bù bị vướng vào các tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội tại địa phương.
1.4.5. Thuận lợi
- Luôn được sự ủng hộ của các cấp chính quyền.
- Công tác tuyên truyền vận động tốt, người dân luôn chấp hành tốt chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước.
- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- Lực lượng cán bộ chuyên môn trực tiếp tham gia công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đông đảo cả về chất lượng và số lượng.
1.4.6. Khó khăn, hạn chế
- Dân cư tập chung chủ yếu ở khu vực đô thị và trung tâm của các xã, phường; bộ phận còn lại sống thưa thớt tại các xã miền núi có đời sống khó khăn, trình độ nhận thức còn hạn chế nên dễ bị các thành phần phản động xúi dục, chống phá nhà nước, gây cản trở khi có chủ chương bồi thường giải phóng mặt bằng của nhà nước.
- Khi người dân bị thu hồi đất phục vụ giải phóng mặt bằng sẽ có một lượng lớn lao động thất nghiệp trong khi công tác hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho người dân chưa đáp ứng được nhu cầu.
- Tốc độ giải phóng mặt bằng liên quan đến tốc độ đô thị hóa công nghiệp hóa và hiện đại hóa dẫn đến hệ lụy là kết cấu hạ tầng của địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu, bị quá tải.
- Trình độ cán bộ chuyên môn chưa đồng đều, cần tăng cường đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư các dự án chưa thật sự chặt chẽ
Kết luận chung: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến giải phóng mắt
bằng trong và ngoài nước, giúp tác giả có kiến thức đầy đủ hơn về phương pháp tư duy logic cơ sở lý luận và thực tiễn trong tổ chức và quản lý giải phóng mặt bằng. Rút ra được những bài học kinh thực tiễn, những thuận lợi khó khăn, các yếu tố ảnh hưởng... là những gợi mở cho tác giả thực hiện đề tài và đi sâu tìm hiểu các vấn đề tồn tại, bất cập trong giải phóng mặt bằng tại khu vực nghiên cứu qua đó đề xuất một số giải pháp cụ thể để đẩy nhanh công tác GPMB dự án nghiên cứu.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác giải phóng mặt bằng dự án: Khu đô thị dịch vụ công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên; Những chính sách, văn bản của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến công tác Bồi thường GPMB khi nhà nước thu hồi đất.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Công tác bồi thường GPMB của dự án: Khu đô thị dịch vụ công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên. Nằm trên địa bàn phường Đồng Tiến – thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm vùng dự án và Ban bồi thường giải phóng mặt bằng thị xã
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian: từ ngày 1/5/2017 đến ngày 1/4//2018.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu tổng quan về dự án Khu đô thị dịch vụ công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên Bình, tỉnh Thái Nguyên
+ Mục tiêu, quy mô, thời gian thực hiện dự án.
+ Nội dung, tổ chức thực hiện, kinh phí thực hiện dự án.
2.3.2. Kết quả thực hiện công tác bồi thường GPMB dự án
Kết quả thực hiện dự án từ 8/2013 đến 31/12/2017.
2.3.3. Các yếu tốảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án
- Điều kiện tự nhiên. - Yếu tố kinh tế - xã hội.
- Các chế độ chính sách của nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phục vụ công tác GPMB.
2.3.4. Nghiên cứu tác động của dự án đến đời sống của người dân
- Tác động đến nhận thức. - Tác động đến cuộc sống.
- Tác động đến việc làm và thu nhập.
2.3.5. Đề xuất một số biện pháp khắc phục những khó khăn tồn tại khi triển khai công tác GPMB dự án triển khai công tác GPMB dự án
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
- Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến công tác bồi thường GPMB khi nhà nước thu hồi đất thông qua báo trí, truyền hình, mạng internet thu thập các thông tin, kinh nghiệm GPMB.
- Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu về tình hình dân số, kinh tế, xã hội, sản xuất, đời sống của các hộ dân trong khu vực triển khai GPMB dự án thông qua số liệu thống kê hàng năm của UBND phường Đồng Tiến, thị xã Phổ Yên.
- Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp về tình hình công tác bồi thường GPMB dự án đang triển khai thông qua Ban bồi thường GPMB&QLDA thị xã Phổ Yên; Phòng Tài nguyên và môi trường thị xã Phổ Yên và Ủy ban nhân dân phường Đồng Tiến, thị xã Phổ Yên.
2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu sơ cấp
- Phỏng vấn, điều tra trực tiếp 100 hộ dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có đất bị thu hồi phục vụ GPMB dự án.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi, phiếu điều tra theo các nội dung trọng tâm cần nghiên cứu.
- Phỏng vấn, xin ý kiến của các thầy cô, các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn trực tiếp làm công tác bồi thường GPMB gồm 30 người đang làm việc
tại Phòng Tài nguyên và môi trường, Địa chính phường Đồng Tiến, Văn phòng đăng ký đất đai thị xã và Ban bồi thường GPMB&QLDA thị xã Phổ Yên.
2.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
- Tổng hợp, thống kê một cách chi tiết và cụ thể các số liệu đã thu thập được gồm các quyết định phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ đất, tài sản, cây cối trên đất, các khoản hỗ trợ của dự án nghiện cứu và các phiếu điều tra, khảo sát các hộ dân bị thu hồi đất, các cán bộ chuyên môn tham gia vào công tác GPMB. Căn cứ vào các số liệu chi tiết, cụ thể thu thập được ta xây dựng các bảng biểu chi tiết để làm rõ từng hạng mục thông tin cụ thể cần nghiên cứu . Trên cơ sở đó đưa ra các đánh giá, phân tích, so sánh và dự đoán tiềm năng của dự án.
- Các số liệu, tài liệu thu thập được qua các phần mềm chuyên dụng như Microsoft Office; Auto Cad; Microstation SE … để tổng hợp xử lý các thông tin về các quy định bản đồ địa chính về giá bồi thường hỗ trợ theo từng giai đoạn, các phương án phê duyệt bồi thường hỗ trợ, kết quả chi trả tiền bồi thường hỗ trợ, tổng số hộ, tổng số tiền chi trả, các loại đất bị thu hồi theo từng hạng mục cụ thể.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN
3.1. Tổng quan về Dự án: Khu đô thị dịch vụ công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên
3.1.1. Giới thiệu phường Đồng Tiến, thị xã Phổ Yên nơi thực hiện dự án
Dự án Khu đô thị dịch vụ công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên nằm trên địa bàn phường Đồng Tiến và xã Tân Hương thị xã Phổ Yên. Phần lớn diện tích quy hoạch của dự án nằm trên địa bàn phường Đồng Tiến,
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Phường Đồng Tiến, thị xã Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên nằm ở phía Đông của thị xã Phổ Yên, có đường cao tốc Quốc lộ 3 mới, đường tỉnh lộ 261 Phổ Yên – Phú Bình chạy qua, có địa giới hành chính cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp xã Hồng Tiến và phường Bãi Bông - Phía Nam giáp xã Tân Hương và xã Nam Tiến - Phía Tây giáp phường Ba Hàng
- Phía Đông giáp xã Tiên Phong
3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế
Trước khi có Khu công nghiệp Yên Bình về hoạt động tại địa phương thì nền kinh tế của địa phương chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp xem với thương mại và dịch vụ nhỏ thu nhập bình quân đầu người 24 triệu đồng/người/năm. Sau khi Khu công nghiệp Yên Bình đi vào hoạt động tạo điều kiện công ăn việc làm cho trên 10.000 lao động tại địa phương đã góp phần không nhỏ chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp nhẹ, thương mại và dịch vụ vừa và lớn phát triển mạnh nâng thu nhập bình quân đầu người lên mức 60 triệu đồng/người/năm. Góp phần đưa phường Đồng Tiến đứng đầu thị xã Phổ Yên mức tăng trưởng kinh tế và đứng thứ hai về thu nhập bình quân đầu người [13].
3.1.1.3. Đặc điểm xã hội
Là một địa phương tập chung đông dân số khoảng 21.023 người chiếm 12% dân số toàn thị xã Phổ Yên. Tuy nhiên do người dân chủ yếu là thuần nông nên trình độ dân trí thấp, người dân thật thà, chất phác, hiền lành, chăm chỉ luôn có niềm tin vào Đảng và Nhà nước; tình hình trật tự an ninh xã hội ổn định, tệ nạn xã hội ít [13].
3.1.2 Giới thiệu về dự án nghiên cứu
Dự án: Khu đô thị dịch vụ công nghiệp Yên Bình được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tại Quyết định số: 1242/QĐ-UBND ngày 1 tháng 7 năm 2013 và phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số: 1283/QĐ-UBND ngày 5 tháng 7 năm 2013.
Dự án đã được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận đầu tư số 17121000041 ngày 26/11/2013.
3.1.2.1. Vị trí địa lý của dự án trong tổng thể quy hoạch của địa phương.
Dự án: Khu đô thị dịch vụ công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên được quy hoạch nằm ở vị trí trọng tâm của phường Đồng Tiến (nằm trải dài trên địa bàn 9 tổ dân phố Giữa, Đình, Thanh Hoa, Tân Hoa, Vinh Xương, Vườn Dẫy, Tân Thành, Hoàng Thanh, Hoàng Vân) và một phần nhỏ xã Tân Hương (xóm Sứ), thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, có ranh giới lập quy hoạch cụ thể như sau:
- Phía Bắc: giáp nhà máy Z131 và hành lang suối Dẽo;
- Phía Nam: giáp đường đại lộ Đông – Tây (trong khu Tổ hợp Khu đô thị, Công nghiệp, Nông nghiệp và dịch vụ Yên Bình);
- Phía Đông: giáp đường quy hoạch 47 (trong khu Tổ hợp Khu đô thị, Công nghiệp, Nông nghiệp và dịch vụ Yên Bình);
Hình 3.1. Bản đồ quy hoạch Khu đô thị dịch vụ công nghiệp Yên Bình
Quan sát qua ảnh vệ tinh ta cũng thấy được phần nào quá trình GPMB và công tác thi công hạ tầng, xây dựng cơ bản Khu đô thị dịch vụ công nghiệp Yên Bình
3.1.2.2. Quy mô và tiềm năng của dự án
- Dự án được thực hiện với quy mô lớn, đồng bộ trong hệ thống tổ hợp khu Đô thị, Công nghiệp, Nông nghiệp và Dịch vụ Yên Bình với tổng diện tích đất nghiên cứu lập quy hoạch là 138,3822 ha. Trong đó diện tích đất thực hiện dự án là 94,6577 ha. Dân số dự kiến khoảng 30.000 người trong đó: Dân số trong khu đô thị là 20.000 người; Công nhân Khu công nghiệp Yên Bình là 10.000 người.
- Tiềm năng của dự án là xây dựng đồng bộ hệ thống chung cư giá rẻ cho người lao động có thu nhập thấp, các khu biệt thự, khu vui chơi giải trí, bệnh viện, trường học, công viên và các công trình phúc lợi xã hội khác kết hợp với bảo tồn, chỉnh trang và tôn tạo các khu dân cư hiện có tạo nên một tổ hợp đô thị dịch vụ đa dạng, hiện đại kết nối, đồng bộ với cơ sở hạ tầng của địa phương tạo tiền đề phát triển xây dựng thành phố Yên Bình trong tương lai.
3.1.2.3. Tổ chức thực hiện và kinh phí thực hiện dự án
3.1.2.3.1. Tổ chức thực hiện dự án