2014
3.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân:
Tỷ lệ cho vay tín chấp mang lại rủi ro cao: Chúng ta đều biết cho vay tín chấp sẽ đem lại nguồn lợi lớn bởi lãi suất cao, tuy nhiên rủi ro nó mang lại cũng không hề nhỏ. Với hình thức cho vay KHCN dạng tín chấp, dù chỉ là các khoản vay nhỏ lẻ nhưng nó cũng
tiềm ẩn những rủi ro khi không có tài sản thế chấp, dễ dàng làm tăng nợ xấu, nợ khó đòi; Làm tăng chi phí dự phòng rủi ro nợ xấu, tạo thêm khoản phí cho Ngân hàng.
Quy trình cho vay KHCN vẫn còn nhiều bất cập: Việc một chuyên viên khách hàng phụ trách tất cả các bước trong quy trình cho vay tín dụng bao gồm gặp gỡ, tiếp xúc, xem xét hồ sơ, đánh giá năng lực… có thể mang lại sự hỗ trợ tốt cho khách hàng khi có trục trặc phát sinh hay có việc cần liên hệ, tuy nhiên việc thực hiện như vậy sẽ dễ dẫn đến nguy cơ rủi ro đạo đức khi chỉ có một người trực tiếp tham gia thương lượng hợp đồng và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Hơn nữa, với vị thế là Ngân hàng bán lẻ, số lượng KHCN của Sacombank thực sự quá lớn, mỗi chuyên viên tín dụng cùng lúc phải tiếp xúc và làm việc với hàng chục trường hợp vay vốn, rất dễ dẫn đến tình trạng nhầm lẫn, bỏ sót hoặc có sơ sài trong khâu thẩm định, kiểm tra khách hàng có nhu cầu vốn vay.
Vấn đề về nhân sự và kỹ thuật: Nhân sự của phòng thường xuyên thay đổi, và đôi lúc lâm vào tình trạng thiếu hụt. Nguyên nhân chủ yếu là do tính chất của công việc áp lực cao, một số nhân viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, chuyển công tác qua NH khác, công tác tuyển dụng/đào tạo không kịp đáp ứng nhu cầu thay thế/bổ sung. Chuyên viên khách hàng đôi lúc chưa giải đáp được sâu sát những vấn đề, thắc mắc của khách hàng. Nguyên nhân có thể là do áp lực công việc cao hoặc những vấn đề cá nhân từ chính bản thân cán bộ đang gặp phải mà chưa được cấp trên để ý, giải quyết. Bên cạnh đó, hệ thống mạng nội bộ đôi khi gặp trục trặc dẫn đến việc khách hàng phải chờ đợi quá lâu, làm trễ nại công việc.