Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phú lương (Trang 45 - 49)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Nhân tố khách quan

a.Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là một yếu tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Trong từng nước, trong dó bao gồm cả Việt Nam các ngân hàng chỉ có thể áp dụng dịch vụ ngân hàng điện tử khi tính pháp lý của nó được thừa nhận (biểu hiện cụ thể bằng sự thừa nhận pháp lý giá trị của các giao dịch điện tử, các thanh toán điện tử, chứng từ điện tử.) và có các cơ quan xác thực (chứng nhận chữ ký điện tử, hay chấp nhận chữ ký điện tử). Môi trường pháp lý ổn định sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của các loại hình dịch vụ mới này vì nó sẽ được bảo đảm các hoạt động của mình chính bằng hệ thống pháp luật của quốc gia mình. Chính vì vậy, môi trường pháp lý của quốc gia đòi hỏi ngày càng hoàn thiện hơn, ổn định hơn để đảm bảo thông suốt các hoạt động của ngân hàng điện tử. Tại Việt Nam vấn đề này còn thể hiện ở các quy định thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng.

Hiện nay, một số văn bản về hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng điện tử đã được ban hành như:

- Luật Giao dịch điện tử, ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật giao dịch điện tử, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2006.

- Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2006 của Chính

Phủ về thương mại điện tử.

- Nghị định 35/2007/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng 04/04/2007

- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính

Phủ quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

- Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính Phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

- Quyết định số 40/2008/QĐ-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2008 ban

hành quy chế quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Bộ Công thương (quyết định này thay thế Quyết định số 25/2006/QĐ-BTM ngày 27 tháng 7 năm 2006 về việc ban hành quy chế sử dụng chữ ký số của Bộ Thương mại.

- Quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước Số: 04/2007/QĐ- NHNN về việc thấu chi và cho vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.

- Quyết định số 35/2006/Q Đ-NHNN ngày 31/7/2006 của thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử.

- Thông tư 23/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng áp dụng từ ngày 01/01/2011

- Thông tư 78/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính áp dụng từ ngày 17/10/2008

- Quyết định 04/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc ban

hành Quy chế cấp phát, quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước áp dụng 18/03/2008.

- Thông tư số 01/2011/TT-NHNN quy định việc đảm bảo an toàn, bảo

mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, ban hành ngày 21/2/2011.

Hiện nay, các cơ quan nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật để tạo hành lang pháp lý cho các giao dịch điện tử.

b.Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin

Ngân hàng điện tử ra đời là do sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, truyền thông. Chính vì vậy, chỉ có thể tiến hành thực tế và một cách có hiệu quả các hoạt động của ngân hàng điện tử khi có một hạ tầng cơ sở CNTT đủ năng lực. Đòi hỏi về hạ tầng cơ sở CNTT bao gồm hai mặt: một là tính tiên tiến, hiện đại về công nghệ và thiết bị, hai là tính phổ cập về kinh tế (đủ rẻ tiền để đông đảo người có thể tiếp cận được). Do tính chất đặc biệt quan trọng của CNTT trong sự phát triển của ngân hàng điện tử, nên các ngân hàng muốn phát triển loại hình dịch vụ này cần phải có nguồn vốn quan trọng ban đầu để đầu tư và hoàn thiện hạ tầng cơ sở CNTT của ngân hàng mình. Thực tiễn tại Việt Nam cũng cho thấy rất rõ, sự phát triển của mạng viễn thông cũng như chất lượng, sự hoạt động ổn định của mạng này, mức độ trang bị máy tính trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân,... ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngân hàng điện tử.

c.Điều kiện kinh tế - xã hội

Ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế nên rất nhạy cảm với các yếu tố từ môi trường kinh tế Những biến động lớn của nền kinh tế có thể dẫn tới sự sụp đổ của nhiều ngân hàng và ảnh hưởng thường mang tính hệ thống. Khi môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định, một mặt tác động trực tiếp tới khả năng sử dụng dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng, mặt khác ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng từ đó lại tác động gián tiếp tới thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử. Nền kinh tế phát triển mạnh, hàng hóa được sản xuất ra và tiêu thụ với khối lượng lớn mọi người sẽ có khuynh hướng ưa chuộng việc sử dụng ngân hàng như là một người trung gian thanh toán bởi vì ngân hàng cung cấp các tiện ích cho phép các khách hàng tham gia thanh toán có thể giảm được thời gian, chi phí khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.

Tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Đối với quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP thấp, kinh tế chậm phát triển thì dịch vụ NHĐT không có cơ hội phát triển. Khi nền kinh tế có mức độ tăng trưởng cao kéo theo mức sống, trình độ của người dân được nâng cao thì nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ NHĐT càng nhiều hơn, đáp ứng đa dạng các đối tượng khách hàng khác nhau.

Môi trường xã hội mà đặc trưng gồm các yếu tố như: Tình hình kinh tế xã hội, thói quen, tâm lý, trình độ học vấn, bản sắc dân tộc (thể hiện qua những nét tính cách tiêu biểu của người dân như niềm tin, tính cần cù, trung thực, ham lao động, thích tằn tiện và ưa hưởng thụ.) hoặc các yếu tố như nơi ở, nơi làm việc. cũng ảnh hưởng lớn đến thói quen của người dân. Thông thường nơi nào tập trung nhiều người có địa vị trong xã hội, trình độ, thu nhập cao thì chắc chắn nhu cầu sử dụng dịch vụ NHĐT càng nhiều.

d. Trình độ và mức sống của người dân

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến việc chấp nhận và tạo điều kiện phát triển cho các ý tưởng mới cũng như các sản phẩm mới. Bởi sự hạn chế về trình độ sẽ hạn chế khả năng tiếp thu cái mới, đặc biệt đối với sản phẩm dịch vụ công nghệ ngân hàng điện tử hiện nay. Dựa trên nền tảng của sự phát triển có thể chia thành 5 mục phân loại các thành viên trong xã hội bao gồm: người có sáng kiến, người tiến hành đổi mới sớm, số đông đổi mới sớm, số đông chậm đổi mới và những người lạc hậu. Những nhóm thành viên này trong xã hội thông qua trình độ khác nhau sẽ có những phản ứng khác nhau, chấp nhận hay không chấp nhận đối với dịch vụ mới. Tuổi tác, thu nhập, nền tảng học vấn, thói quen sử dụng tiền mặt và không quen với giao dịch ngân hàng (như thực tiễn tại Việt Nam) được biết đến như những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp bởi sự phát triển của công nghệ. Theo điều tra nhân khẩu học, những người đổi mới có xu hướng học vấn cao hơn, mức độ nhận thức và thông minh cũng cao hơn, mang tính tác động đến người

khác nhiều hơn và có thái độ chấp nhận đối mặt với rủi ro, năng động trong xã hội, họ chủ yếu thuộc về giới trẻ. Do đó thời gian qua, trong cạnh tranh phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử nhiều NHTM ở Việt Nam đã tập trung nhằm vào giới trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phú lương (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)