Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phú lương (Trang 66)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để có được kết luận và các giải pháp mang tính ứng dụng trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, rất cần phải xem xét thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử trên các tiêu chí đánh giá khác nhau, đó là:

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Ngân hàng

- Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác...

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng mở rộng quy mô vốn huy động của ngân hàng qua các năm, cho thấy nguồn vốn biến đổi theo xu hướng như thế nào và khả năng kiểm soát của ngân hàng đến nguồn vốn huy động. Điều đó ảnh hưởng tới khả năng tăng cường và mở rộng thị trường hoạt động của mình. Nếu tốc độ tăng trưởng ổn định sẽ tạo thế chủ động cho ngân hàng trong việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài cũng như tạo sự yên tâm tin tưởng tới khách hàng gửi tiền và đầu tư vào ngân hàng. Mặt khác chỉ tiêu này thể hiện khả năng canh tranh của ngân hàng đối với các NHTM khác trong hoạt động huy động vốn

Về mặt lượng, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thường được đánh giá thông qua:

Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn huy động qua các thời kỳ. Nếu tỉ lệ này > 100% thì quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng đã được mở rộng. Việc mở rộng quy mô vốn một cách liên tục với tốc độ tăng trưởng vốn ngày càng cao chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng đang được cải thiện. Ngoài ra, có thể sử dụng chỉ tiêu này để so sánh với tốc độ tăng trưởng vốn của các ngân hàng khác hoặc tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hệ thống.

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động =

Tổng VHĐ kỳ này - Tổng VHĐ kỳ trước Tổng vốn huy động kỳ trước

- Dư nợ cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với nền kinh tế tại một thời điểm nhất định.

Tổng dư nợ = nợ ngắn hạn + nợ trung hạn + nợ dài hạn

Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp dư nợ được phân theo thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn). Chỉ tiêu này còn cho thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của một ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín.

- Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí hoạt động của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động cuối cùng của ngân hàng là lãi hay lỗ.

Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu nhập - tổng chi phí Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Số khách hàng được vay vốn: Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua.

Chỉ tiêu doanh số cho vay: Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh quy

mô cấp tín dụng của ngân hàng đối với nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động cho vay trong một thời gian dài, thấy được khả năng hoạt động tín dụng qua các năm.

Doanh số cho vay = Doanh số cho vay ngắn hạn + Doanh số cho vay trung hạn + Doanh số cho vay dài hạn

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử

- Chỉ tiêu phát triển về số lượng và quy mô dịch vụ thể hiện qua quy mô cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các chi nhánh qua các năm 2015- 2016 bao gồm các chỉ tiêu nhỏ như:

(1). Chỉ tiêu về số lượng và quy mô

+ Chỉ tiêu tổng doanh thu từ sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử qua các năm

+ Chỉ tiêu số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử tại các chi nhánh

+ Chỉ tiêu tổng số thẻ thanh toán phát hành của các phòng giao dịch thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Lượng trên địa bàn huyện Phú Lương

+ Chỉ tiêu doanh thu về dịch vụ Internet Banking trên tổng doanh thu. + Chỉ tiêu doanh thu về Mobile Banking và SMS Banking trên tổng doanh thu.

(2). Chỉ tiêu về sự phát triển về chất của dịch vụ ngân hàng điện tử thể hiện qua mức độ hài lòng, sự thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử cũng như tính chính xác của các giao dịch được thực hiện.

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT

NAM CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ LƯƠNG

3.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phú Lương

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo) huyện Phú Lương là chi nhánh ngân hàng trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên, chính thức được thành lập theo Quyết định số: 54/NH-QĐ ngày 30/6/1988 của của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhưng NHNo & PTNT huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên thực sự hoạt động từ 01/9/1988, khi có Nghị Định số: 53/ NĐ- HĐBT được ban hành, phạm vi hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Hoạt động theo luật ngân hàng nhà nước, và điều lệ của ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam do thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Từ khi chuyển đổi cơ chế, NHNo huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên tập trung khắc phục những yếu kém trước đây, coi đó là điều kiện để tồn tại và phát triển. Đến nay NHNo huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.

Trải qua 29 năm hình thành và phát triển, NHNo huyện Phú Lương đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế và xã hội tại địa phương. Từ một bộ phận của chi nhánh NHNN huyện Phú Lương phục vụ cho vay hộ tư nhân, các hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, thua lỗ triền miên. Hoạt động thuần túy là huy động vốn và cho vay chủ yếu nhờ sự bao cấp của nhà nước, cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị lạc hậu, cán bộ nhân viên chủ yếu là trình độ sơ cấp và trung cấp… Đến nay, chi nhánh NHNo huyện Phú Lương đã không ngừng lớn mạnh. Đến

31/12/2016 Tổng nguồn vốn lên đến 1.547 triệu đồng, dư nợ cho vay là 1.354 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu 2016 và 2016 lần lượt là 0,58% và 0,17%.

Hoạt động tài trợ trên các lĩnh vực mà nhà nước giao, chủ yếu là cho vay, huy động vốn, bảo lãnh, mở thẻ ATM, chuyển tiền, rút tiền, nhận tiền gửi của cá nhân và các Tổ chức khác, thu phí chuyển tiền, phí rút tiền… đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho NH. Song song với đó, cơ sở vật chất ngày càng được củng cố, máy móc thiết bị ngày càng hiện đai, cán bộ nhân viên có trình độ đại học và tin học ngày càng nhiều, có thái độ phục vụ nhiệt tình, chu đáo đáp ứng được nhu cầu của thị trường và thỏa mãn sự hài lòng của người dân.

3.1.2 Tổ chức hoạt động của NHNo huyện Phú Lương

3.1.2.1. Cơ cấu bộ máy và mạng lưới hoạt động

NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phú Lương có hệ thống gồm có 02 phòng chuyên đề là phòng kế toán ngân quỹ, phòng Kế hoạch kinh doanh; 02 Phòng giao dịch trực thuộc ở 02 khu vực (Phía bắc, phía nam của huyện), đó là Phòng giao dịch Giang Tiên và Phòng giao dịch Tức Tranh cách trung tâm huyện khoảng 15km, cơ cấu cụ thể của ngân hàng như sau:

Trung tâm ngân hàng huyện gồm ban giám đốc, hai phòng nghiệp vụ (Phòng Kế hoạch kinh doanh và phòng kế toán ngân quỹ)

Các Phòng giao dịch gồm: Giám đốc, từ 2 - 3 kế toán, 1 thủ quỹ và từ 4-6 cán bộ tín dụng tuỳ theo số lượng các xã trên địa bàn mà Phòng giao dịch phục vụ.

NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Phú Lương là ngân hàng loại II trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ trong địa bàn và phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương. Với những đặc điểm về kinh tế và xã hội nêu trên NHNo&PTNT huyện Phú Lương có nhiều cơ hội để phát triển song cũng gặp rất nhiều khó khăn, thử thách.

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của NHNo&PTNT Huyện Phú Lương

Nguồn: NHNo&PTNT huyện Phú Lương * Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý

+ Ban lãnh đạo: Gồm 01 Giám Đốc và 02 Phó Giám đốc có chức năng lãnh đạo và điều hành mọi kinh doanh của Ngân hàng.

- Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu có nhiệm vụ điều hành mọi

hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng theo đúng pháp luật của nhà nước, đúng điều lệ của ngân hàng. Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành chung các phần công việc và chịu trách nhiệm trước ngân hàng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả kinh doanh cũng như nghĩa vụ đối với ngân hàng cấp trên. Chỉ quan hệ trực tuyến Chỉ quan hệ chức năng GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN P. GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN

PHÒNG GIAO DỊCH GIANG TIÊN

P. GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH TÍN DỤNG

PHÒNG TÍN DỤNG

- Phó giám đốc: Là người thường trực giúp giám đốc trong công việc

phụ trách các hoạt động sản xuất quản lý điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính kế toán tại ngân hàng được phân công về các mặt.

+ Phòng kế hoạch kinh doanh: Xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổng

hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cho Phòng giao dịch trên địa bàn, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh. Lập kế hoạch, tìm đối tượng khách hàng thẩm định cho vay (giải ngân) và xử lý rủi ro với những đối tượng khách hàng không có khả năng thanh toán nợ.

+ Phòng kế toán - ngân quỹ: Làm nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán,

hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng nhà nước, NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các Phòng giao dịch trên địa bàn. Thực hiện nhiệm vụ thanh toán trong và ngoài nước. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng đồng thời chấp hành quy định về an toàn kho quỹ. Được chia làm nhiều bộ phận nhỏ gồm:

- Kế toán cho vay thu nợ.

- Kế toán dịch vụ, quản lý thẻ ATM, chuyển tiền. - Kế toán tài vụ, thu chi nội bộ.

- Kế toán tiền gửi có chức năng huy động vốn từ các nguồn vốn của cá nhân tổ chức.

+ Các Phòng giao dịch: Được giao nhiệm vụ cho vay hộ sản xuất và

doanh nghiệp theo ủy quyền của Giám đốc NHNo huyện Phú Lương, thực hiện các nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ, chuyển tiền, lưu trữ hồ sơ và các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn.

3.1.2.2. Đặc điểm về lao động

Đến năm 2016 NHNo&PTNT Huyện Phú Lương gồm 32 cán bộ công nhân viên, trong đó 02 Phòng giao dịch với biên chế 13 người: (phòng giao

dịch Giang tiên có trụ sở tại Thị trấn Giang Tiên, biên chế 8 người; phòng giao dịch Tức Tranh có trụ sở tại Xóm Cây Thị, Xã Tức Tranh, biên chế 5 người). Cơ cấu lao động 3 năm 2014 - 2016 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng No & PTNT huyện Phú Lương giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Tổng số cán bộ 30 100% 33 100% 32 100% Trong đó Về giới tính - Nam 14 47% 14 42% 14 44% - Nữ 16 53% 19 58% 18 56% Về trình độ

- Trên đại học 1 3% 1 3% 2 6%

- Đại học 17 57% 18 55% 21 66% - Cao đẳng 12 40% 14 42% 9 28% Trung cấp Theo trụ sở - Trụ sở chính 20 67% 21 64% 19 59% - PGD Giang Tiên 5 17% 6 18% 8 25% - PGD Tức Tranh 5 17% 6 18% 5 16%

(Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phú Lương)

Qua 3 năm chi nhánh đã tăng cường thêm số lượng cũng như chú trọng nâng cao năng lực trình độ cho cán bộ, đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt kết quả cao và phát triển hơn.

3.2. Thực trạng phát triển dịch vụ điện tử tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Phú Lương Thái Nguyên

3.2.1. Thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử và tỷ trọng so với tổng thu dịch vụ

Dịch vụ NHĐT góp phần làm tăng nguồn thu từ dịch vụ, và cải thiện tỷ trọng thu từ dịch vụ so với tổng nguồn thu từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Lương. Hàng năm, dịch vụ này đem lại cho các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Phú Lương một khoản thu nhập không nhỏ, đặc biệt là doanh thu từ phí phát hành thẻ, phí thường niên, thu lãi từ chi tiêu thẻ TDQT. Kết quả kinh doanh từ dịch vụ Ngân hàng điện tử của các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Lương được thể hiện qua bảng 3.2 sau đây:

Bảng 3.2: Tình hình thu dịch vụ NHĐT của các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Phú Lương giai

đoạn 2014- 2016 Đơn vị: tỷ đồng, % Thu nhập Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2015/2014 Năm 2016 So sánh 2016/2015 (+/-) Tăng trưởng (%) (+/-) Tăng trưởng (%)

Thu phí dịch vụ 140 167 27 19 199 32 19 Thu từ dịch vụ NHĐT 22 35 13 59 47 12 34 Tỷ trọng thu từ dịch vụ

NHĐT trên tổng thu DV 16 21 24

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Lương)

Dịch vụ NHĐT đã thể hiện được vai trò quan trọng trong phát triển từ thu dịch vụ tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn huyện Phú Lương, với tốc độ tăng trưởng không ngừng gia tăng qua các năm đặc biệt là năm 2016 với sự bùng nổ của số lượng khách hàng sử dụng do các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Phú Lương triển khai thêm dịch vụ, tiện ích NHĐT mới Bankplus đồng thời các

chính sách tiếp thị, bán chéo sản phẩm đúng đắn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên thu từ dịch vụ NHĐT trong năm 2016 đã có tốc độ tăng trưởng ấn tượng 34%. Với chủ trương đi đôi với hành động trong toàn hệ thống ưu tiên phát triển dịch vụ ngân hàng đặc biệt là dịch vụ NHĐT nên kết quả là doanh thu phí dịch vụ NHĐT ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu phí của các chi nhánh. Đến năm 2016, doanh thu phí dịch vụ NHĐT đã đạt 19% tổng doanh thu phí dịch vụ, đồng thời tất cả các sản phẩm dịch vụ NHĐT của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phú lương (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)