Đối với ngành Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phú lương (Trang 117)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Đối với ngành Chính phủ

*Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đối với các dịch vụ ngân

hàng điện tử

Nhà nước cần phải hỗ trợ các ngân hàng trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử với việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh, thể hiện sự tôn trọng tính độc lập đồng thời cũng phát huy được thế mạnh của từng ngân hàng. Nhà nước phải nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản điều chỉnh đối với các dịch vụ ngân hàng mới, đồng thời cho phép các ngân hàng Việt Nam nhanh chóng triển khai thí điểm, chuẩn bị tốt nhất cho các ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lí tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp, xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Chỉ có một hệ thống pháp luật đồng bộ mới giúp hoạt động của các dịch vụ ngân hàng điện tử đi vào nền nếp, có định hướng...

Để phát triển thanh toán điện tử và dịch vụ ngân hàng điện tử Nhà nước phải có quy định thừa nhận đối với việc chuyển tải dữ liệu điện tử theo cách thức phi chứng từ. Nhiều loại phương tiện thanh toán điện tử hiện nay vẫn phải hoàn tất các báo cáo giao dịch bằng giấy tờ. Để phát triển thanh toán

điện tử, Nhà nước cần phải cho phép thay thế các giấy tờ bằng các phương tiện điện tử dưới dạng phi vật chất. Để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống, cần xây dựng hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lí, cung cấp, công chứng chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử, xây dựng một trung tâm quản lí dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử được nhánh chóng và chính xác. Luật Giao dịch điện tử ra đời có thể xem là một nền tảng ban đầu nhằm khẳng định tính pháp lý của các dữ liệu điện tử và được chờ đợi mang tới các cơ hội phi vật chất hóa các giao dịch thanh toán ngân hàng trong tương lai. Nhà nước cũng cần sớm sửa đổi Pháp lệnh kế toán thống kê, bổ sung những quy định mới về lập chứng từ kế toán phù hợp với các dịch vụ ngân hàng điện tử thực hiện bằng công nghệ hiện đại.

Chế độ hạch toán kế toán cũng cần phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thông lệ quốc tế và không cản trở sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng điện tử (ví dụ cho phép chữ ký điện tử, chứng từ điện tử, bổ sung các hướng dẫn cách hạch toán đối với các dịch vụ mới.).

Dịch vụ ngân hàng điện tử là một lĩnh vực mới, với nhiều dịch vụ phức tạp, có độ rủi ro cao. Vì vậy, nhà nước cần có các quy định về công khai, minh bạch thông tin trên thị trường. Nhà nước cũng cần có các quy định về tội đánh và khung hình phạt cho các tội phạm tài chính cũng như các quy định làm cơ sở xử lý khi có tranh chấp, rủi ro phát sinh từ các dịch vụ ngân hàng điện tử.

4.3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thứ nhất, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần lựa

chọn một chiến lược KH đúng đắn dựa trên cơ sở phù hợp với chiến lược phát triển của mình. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên lựa chọn và sử dụng công nghệ phát triển phù hợp với vốn và quy mô của mình trên cơ sở củng cố hạ tầng kỹ thuật công nghệ.

Thứ hai, đa dạng hóa các SP DV Ngân hàng điện tử cung cấp trên thị trường theo hướng nâng cao chất lượng DV truyền thống và phát triển các SP mới. Đối với các SP DV mới cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để hạn chế tối đa các lỗi phát sinh từ chương trình, tạo ra những ấn tượng không tốt cho khách hàng. Nâng cấp chất lượng SP dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, đa kênh phân phối, mở rộng mạng lưới để tiếp cận, giao dịch, giới thiệu SP nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của KH. Hoàn thiện nhanh chóng các quy trình nghiệp vụ ngân hàng trên cơ sở ngày càng đa dạng hoá các SP dịch vụ, đặc biệt là SP ứng dụng công nghệ hiện đại và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Mở rộng kênh phân phối qua các đại lý như đại lý chi trả kiều hối, đại lý phát hành thẻ ATM nhằm tối đa hóa tiện ích của từng kênh trong hệ thống.

Thứ ba, nghiên cứu và cho ra đời các DV mới phù hợp với đặc điểm

tình hình tại chi nhánh và lựa chọn các hình thức marketing phù hợp và có hiệu quả, đẩy mạnh tiếp thị, thực hiện tốt chính sách KH. Quan tâm đến sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích của ngân hàng với lợi ích của KH, lợi ích của nền kinh tế xã hội. Đề ra chính sách động lực thúc đẩy hoạt động bán lẻ tới từng nhân viên, sử dụng quỹ ngân sách khen thưởng để khuyến khích tới từng cán bộ hàng quý gắn với kết quả bán hàng với các hình thức thưởng hiện vật, tinh thần như chuyến đi du lịch, giấy khen...quan tâm xây dựng và phát triển nét văn hoá kinh doanh của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thứ tư, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cần

nhanh chóng xây dựng hệ thống chấm điểm khách hàng cá nhân nhằm giảm thiểu rủi ro, có thể ra quyết định cho vay một cách nhanh chóng, chính xác. Xây dựng bộ phận quản lý và phân loại khách hàng nhằm xác định mức chi phí và lợi nhuận của từng phân đoạn khách hàng để từ đó đưa ra các SP dịch vụ ngân hàng điện tử cho phù hợp.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện hiện nay, các Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn huyện Phú Lương đã phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ này sẽ phục vụ cho các khách hàng truyền thống, đồng thời sẽ thu hút khách hàng mới sử dụng dịch vụ tiện ích này. Sự kết hợp của việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử và hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống sẽ giúp các NHTM Việt Nam nói chung cũng như các Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn huyện Phú Lương nói riêng đa dạng hóa sản phẩm, tăng doanh thu, nâng cao chất lượng dịch vụ từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, nhất là trong nền kinh tế hội nhập như ngày nay.

Tuy còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu và hoàn thiện trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, pháp luật và xã hội để có thể thúc đẩy ngân hàng điện tử phát triển ở Việt Nam, nhưng nhìn vào xu hướng phát triển ngân hàng điện tử trên thế giới và bước đi ban đầu của Việt Nam trong lĩnh vực này, chúng ta có thể khẳng định rằng Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và tất yếu sẽ triển khai thành công ngân hàng điện tử để có thể nhanh chóng hòa mình vào guồng phát triển chung của thế giới.

Đề tài: “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phú Lương"

về cơ bản đã đạt được mục tiêu nghiên cứu ban đầu mà luận văn đã đề ra: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phú Lương

+ Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ NHĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phú Lương

+ Đề xuất những giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phú Lương trong giai đoạn từ 2018 - 2025.

Tóm lại, đề tài đã đưa ra được những giải pháp có tính khả thi để góp phần phát triển nhanh các dịch vụ ngân hàng điện tử đa dạng, tiện ích, gia tăng tốc độ thanh toán, hạn chế sử dụng tiền mặt trong dân cư đáp ứng nhu cầu cạnh tranh càng gay gắt của các tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phú Lương theo cơ chế thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công Thương (2014, 2015, 2016), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam, Hà Nội.

2. Các tạp chí Ngân hàng các năm 2014, 2015, 2016.

3. Chính phủ (2011), QĐ của Thủ tướng Chính phủ số 112/2011/QĐ-TTg ngày 24.5.2011 về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

4. Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (2008), Hoạt động hệ thống

Ngân hàng thương mại Việt Nam một năm sau gia nhập WTO, NXB

Thống kê, Hà Nội.

5. Frederic S. Mishkin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính,

NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

6. Phan Thị Thu Hà (2015), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

7. Lê Đình Hợp (2015), “Giải pháp định hướng mở rộng thị trường cung

ứng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Việt Nam”, Chiến lược phát triển

dịch vụ Ngân hàng đến 2020 và tầm nhìn 2025.

8. Phạm Huy Hùng (2010), “Giải pháp phát triển và nâng cao sức cạnh

tranh của DV ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, Chiến lược

phát triển dịch vụ ngân hàng đến 2015 và tầm nhìn 2020.

9. Nguyễn Minh Kiều (2013), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, Hà Nội.

10. Dương Thị Bình Minh (chủ biên) và cộng sự (2006), Lý thuyết tài chính

- tiền tệ, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Mùi (2011), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài

chính, Hà Nội.

12. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Phú Lương- tỉnh Thái Nguyên (2016), Báo cáo tổng kết hoạt động 5 năm của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Lương, Thái Nguyên.

13. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2008), Sổ tay tín dụng của NHNo&PTNT, Hà Nội.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014,

Hà Nội.

15. Trần Hoàng Ngân, Ngô Minh Hải (2013), E-banking tại Việt Nam, TP

Hồ Chí Minh.

16. Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.

17. Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.

18. Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Hà Nội.

19. Phương Thảo (2013), Internet Banking - Giới công sở chuộng sản phẩm

dịch vụ, tạp chí Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.

20. Nguyễn Văn Thắng (2011), Chất lượng sản phẩm dịch vụ trong Ngân hàng Điện tử, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

21. Kim Đức Thịnh, (2016), Bàn về việc ứng dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

22. Nguyễn Chí Trung (2015), Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng trong xu thế hội nhập, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT

(Đối tượng khảo sát: Khách hàng giao dịch tại quầy)

Xin chào anh/chị, tên tôi là: ...

Hiện học viên cao học chuyên ngành: Quản trị kinh doanh - trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện

Phú Lương"

Để có thể đánh giá một cách khách quan về dịch vụ ngân hàng điện tử tại các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn huyện Phú Lương nhằm đưa ra các giải pháp cho ngân hàng hoàn thiện tốt hơn dịch vụ này. Bảng khảo sát rất mong có sự đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Xin quý anh/chị vui lòng dành chút thời gian tham gia trả lời những câu hỏi dưới đây. Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh/chị.

Phần thông tin người trả lời:

Họ và tên: ... (có thể không cung cấp)

Nghề nghiệp:

- Sinh viên - Đang đi làm - Nội trợ - Hưu trí - Khác:

Phần câu hỏi chính:

1. Anh/chị có thường xuyên giao dịch với ngân hàng không - Thường xuyên - Thỉnh thoảng - Chưa bao giờ

2. Anh/chị có biết đến những dịch vụ ngân hàng điện tử sau hay không? 1: Chưa biết đến bao giờ 2: Có nghe nói đến

3: Nghe và biết sơ sơ 4: Biết và hiểu chút ít 5: Biết và hiểu rất rõ

STT Dịch vụ 1 2 3 4 5

1 Call Center (gọi xin tư vân trực tiếp từ ngân hàng)

2 Phone banking (gọi lấy thông tin qua hệ thống trả lời tự động)

3 Mobile banking (yêu cầu NH cung cấp thông tin, dịch vụ qua điện thoại di động)

4 SMS banking (tra cứu thông tin tài khoản và đăng ký nhân thông tin mới từ NH qua tin nhắn) 5 Home banking (giao dịch với NH tại nhà hoặc

cơ quan qua mạng nội bộ do NH xây dựng) 6 Internet banking (truy cập vào website của

NH để giao dịch và truy cập thông tin) 7 Các dịch vụ khác

3. Nguồn nhận biết thông tin về dịch vụ và hướng dẫn sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử là từ: (anh/chị có thể chọn nhiều đáp án)

- Từ sách, báo, ti vi - Từ trang web của ngân hàng - Từ giao dịch viên ngân hàng - Từ tờ bướm, tờ rơi ở ngân hàng

- Từ bạn bè - Từ nguồn khác

4. Mức độ anh/chị sử dụng các loại dịch vụ ngân hàng điện tử dưới đây:

1: Chưa hề sử dụng, 2: Thỉnh thoảng có sử dụng, 3: Bình thường 4: Sử dụng tương đối thường xuyên, 5: Sử dụng rất thường xuyên

STT Dịch vụ 1 2 3 4 5 1 Call center 2 Phone Banking 3 Mobile banking 4 SMS banking 5 Home banking 6 Internet banking 7 Các dịch vụ khác:

5. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc anh/chị lựa chọn sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử? (chọn theo mức độ 1: không quan trọng, 2: ít quan trọng, 3: bình thường, 4; khá quan trọng, 5: rất quan trọng).

STT Y kiên 1 2 3 4 5

1 Uy tín 2 Phí dịch vụ

3 Cách thức giao dịch nhanh, tiện lợi 4 Sự giới thiệu của bạn bè, người thân 5 Có thông tin từ trang web của ngân hàng 6 Thấy tiện lợi không phải đen ngân hàng mà có

thê thực hiện giao dịch với ngân hàng mọi nơi, mọi lúc.

7 Đáp ứng nhu cầu được cung cấp thông tin, dịch vụ nhiều, nhanh, liên tục.

8 Y kiến khác:

6. Khi có nhu cầu cần giao dịch với ngân hàng anh/chị cho biết mức độ tin cây của thông tin có được từ các kênh sau: (1: hoàn toàn không tin cậy, 2: ít tin cậy, 3: bình thường, 4: tương đối tin cậy, 5: hoàn toàn tin cậy).

STT Y kiên 1 2 3 4 5

1 Trực tiếp đến ngân hàng đê lấy thông tin

2 Vào trang web của các ngân hàng và tìm hiểu thông tin trên mạng

3 Lấy số điện thoại của ngân hàng và gọi điện đến đê lấy thông tin

4 Sự giới thiệu của bạn bè, người thân 5 Từ tờ rơi, tờ bướm ở các ngân hàng 6 Y kiến khác:

7. Thứ tự lựa chọn ưu tiên để lấy thông tin từ ngân hàng (đánh theo thứ tự mức độ ưu tiên tăng dần từ 1 đến 5)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phú lương (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)