6. Kết cấu của đề tài
1.2. Cơ sở thực tiễn quản lý hoạt động tín dụng trong Ngân hàng chính
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng trong Ngân hàng chính sách của một số nước trên thế giới
Bài học kinh nghiệm của ngân hàng CARD - Philippines
Tiền thân của Ngân hàng CARD là một NH hoạt động về TCVM trực thuộc CARD (Center for Agriculture and Rural Development - một quỹ xã hội ở Philippines). NH này ra đời năm 1989, nhằm đưa các dịch vụ TCVM cho phụ nữ nghèo nông thôn, đặc biệt, những phụ nữ không có đất, giúp họ khởi nghiệp với các dự án kinh doanh nhỏ hoặc mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ hiện có để tạo thu nhập, nâng cao đời sống. Năm 1997, sau 8 năm hoạt động, CARD chính thức được Ngân hàng Trung ương Philippines cấp giấy phép hoạt động như một ngân hàng nông thôn tại thành phố San Pablo, với vốn góp ban đầu Php 5.000.000 (167.000 USD). Từ đây, Ngân hàng có cơ sở pháp lý để huy động tiền gửi từ công chúng và khai thác thị trường cho vay thương mại, đồng thời, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập. Ðây là một ví dụ sinh động chuyển đổi mô hình hoạt động từ một NH thành một trung gian tài chính chính thức tại Philippine cũng như các nước
trong khu vực Ðông Nam Á. Ðến tháng 01/2014, Ngân hàng này phục vụ 617.285 khách hàng, với dư nợ 2,47 tỉ Php (58,56 triệu USD), tỉ lệ hoàn trả đạt 99,18%.
Mạng lưới Ngân hàng CARD khá rộng, với 1 hội sở chính, 51 chi nhánh và 337 đơn vị dịch vụ vào năm 2012 và đến năm 2015 là 1 Hội Sở chính, 60 chi nhánh và 399 đơn vị dịch vụ, hoạt động của Ngân hàng giống với GB ở Bangladesh. Có hơn 750 nghìn người đã là khách hàng của CARD, trong đó, phần lớn là người rất nghèo và không có đất, do vậy, các dịch vụ ngân hàng được thiết kế phục vụ phù hợp, đưa các dịch vụ tới tận cộng đồng theo hình thức “tín dụng tận ngõ”, và phục vụ các giao dịch tài chính có thể rất nhỏ trong khả năng của họ, mà không phải thế chấp.
Do linh hoạt trong nhận tiết kiệm, Ngân hàng CARD thu nhận được nguồn tiết kiệm khá lớn từ người nghèo, cụ thể, từ năm 2009, khoản gửi tiết kiệm chiếm trên 50% tổng tài sản tại CARD, trong khi lượng tiền gửi tại CARD chưa nhiều, chiếm tỷ trọng khá nhỏ.
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng trong Ngân hàng chính sách của một số địa phương trong nước
Bài học kinh nghiệm của ngân hàng chính sách xã hội Hải Phòng
Ngày 14-1-2003, Chi nhánh NHCSXH Hải Phòng được thành lập. Qua 10 năm hoạt động, chi nhánh triển khai 9 chương trình cho vay kết hợp với quản lý hiệu quả hoạt động tín dụng, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tạo việc làm bảo đảm an sinh xã hội và an toàn tín dụng.
- Cho vay đúng đối tượng.
Chín chương trình gồm cho vay hộ nghèo; giải quyết việc làm; học sinh, sinh viên; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn; thương nhân hoạt động thương mại tại vùng
khó khăn; doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, dư nợ cho vay hộ nghèo luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đến cuối năm 2012 đạt gần 600 tỷ đồng trong tổng dư nợ hơn 1.574 tỷ đồng của toàn chi nhánh. Ngoài ra, chương trình cho vay học sinh, sinh viên giúp cho con em con mồ côi, con các gia đình nghèo, cận nghèo, khó khăn đột xuất thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề vay tiền để học. Dư nợ cho vay của chương trình gần bằng cho vay hộ nghèo với hơn 520 tỷ đồng. Một số chương trình khác như cho vay giải quyết việc làm cũng là hỗ trợ những người nghèo về vốn để phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm và tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nhằm cải thiện điều kiện sống cho bà con nông dân chủ yếu gồm những người nghèo, thu nhập thấp…Bởi ý nghĩa nhân đạo và đối tượng cho vay chủ yếu là người nghèo, NHCSXH được bà còn trìu mến gọi “Ngân hàng của người nghèo”.
Với mức lãi suất rất thấp, thời gian trả nợ lâu dài, một số chương trình có thời gian ân hạn trả nợ suốt quá trình học tập, nguồn vốn của NHCSXH thực sự góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội. Nguồn vốn này cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, giảm nghèo khu vực thành thị, nâng cao đời sống nhân dân; giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố từ 7,26% năm 2012, xuống còn 3,62% vào năm 2015.
- Bảo toàn nguồn vốn vay
Theo Giám đốc chi nhánh NHCSXH Hải Phòng Lê Đình Thái, điều đáng quý là mặc dù đối tượng cho vay hầu hết là người nghèo, song chi nhánh vẫn bảo toàn được nguồn vốn, nợ xấu không đáng kể. Đến cuối năm 2012, tổng nguồn vốn của chi nhánh NHCSXH Hải Phòng đạt hơn 1.580 tỷ đồng, tăng gấp 9,7 lần so với năm 2003. Trong đó, nguồn vốn cân đối từ ngân sách Trung ương chiếm 96,4% tổng nguồn vốn, còn lại là nguồn vốn ngân sách thành phố.
Thông qua các “cánh tay nối dài” của Chi nhánh NHCSXH Hải Phòng là các tổ chức Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh… nguồn vốn được chuyển tải đến các đối tượng cần vay vốn. Các tổ chức hội chỉ đạo các tổ tiết kiệm và vay vốn tổ chức họp bầu chọn những tổ trưởng có năng lực, có kinh nghiệm quản lý, bình xét những người đủ điều kiện được vay vốn. Bởi vậy, nợ quá hạn cho vay hộ nghèo chỉ chiếm 0,38% tổng dư nợ của chương trình cho vay hộ nghèo. Đối với chương trình cho vay học sinh, sinh viên nghèo, nợ quá hạn chỉ chiếm 2,79% tổng dư nợ của chương trình này. Tổng số nợ quá hạn của toàn ngân hàng năm 2012 chỉ chiếm 0,62% tổng dư nợ; nợ khoanh chiếm 0,02% tổng dư nợ. Hầu hết bà con đều có ý thức trả nợ sòng phẳng ngân hàng để có nguồn vốn giúp đỡ những người khác. Bên cạnh đó, chi nhánh có hình thức huy động vốn qua các tổ tiết kiệm và vay vốn, những người được vay vốn tham gia gửi tiết kiệm qua tổ vay vốn, đề phòng quá trình sản xuất, kinh doanh không có khả năng trả nợ thì có nguồn tiền này để trả, góp phần giảm nợ quá hạn của ngân hàng. Đây là chủ trương chung của NHCSXH nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm tạo nguồn vốn, quen dần với hoạt động tín dụng, tài chính và sử dụng đồng vốn hiệu quả cho người nghèo.
Hoạt động hiệu quả của NHCSXH, chi nhánh Hải Phòng có sự quan tâm, chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, sự vào cuộc của các cấp, ngành, đoàn thể tích cực tham gia hoạt động.
1.2.3. Bài học rút ra về quả n lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên
Qua kinh nghiệm của Ngân hàng trên thế giới và NHCSXH thành phố Hải Phòng về quản lý hoạt động tín dụng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên như sau:
- Cải cách hoạt động đối với hoạt động của ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên, ngân hàng duy nhất hoạt động lĩnh vực tài chính vi mô. Theo cơ chế hoạt động, suốt những năm qua, ngân hàng đều nhận được sự trợ cấp của nhà nước. Mặt khác, người nghèo vay vốn tại ngân hàng cũng được vay với lãi suất thấp, dao động từ 0 - 10,8%/năm, thấp hơn cả lãi suất tiền gửi 12,9% tại VietBank ngày 10/12/2012, do vậy, NHCSXH tỉnh Thái Nguyên rất khó khăn trong việc huy động tiền gửi; cũng như chưa nhận tiết kiệm khoản tiền nhỏ, làm cho NHCSXH tỉnh Thái Nguyên không thể thu hút được khoản tiết kiệm từ người nghèo (như kinh nghiệm quốc tế, các ngân hàng rất thành công với nhận tiết kiệm). Ngoài ra, với lạm phát cao do bất ổn kinh tế vĩ mô (năm 2008 lạm phát 22,97%; năm 2010 lạm phát 11,75%, năm 2011 lạm phát 18,13%, năm 2012 lạm phát 6,81%, năm 2013 lạm phát 6,3%, năm 2014 lạm phát 4,09%), làm giảm đi năng lực tài chính của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên. Do vậy, NHCSXH tỉnh Thái Nguyên cần tái cấu trúc theo hướng gia tăng các dịch vụ tài chính vi mô, hoạt động giống mô hình Ngân hàng Grameen, cho phép nhận tiết kiệm vi mô, các khoản vay vi mô có thể không cần thế chấp và đơn giản hóa thủ tục vay, cũng như cho phép thu hồi nợ bằng nhiều giai đoạn (thay vì cuối kỳ mới thu hồi nợ gốc như hiện nay).
- Tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm như tăng cường công tác tham mưu với UBND, Ban đại diện HĐQT; quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của Ban Giám đốc; sự phối hợp có hiệu quả với các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy tinh thần hăng say lao động của tập thể cán bộ, nhân viên và quan tâm thực hiện công tác tuyên truyền.
- Bên cạnh tham mưu với cấp ủy, chính quyền về bổ sung nguồn vốn từ ngân sách, còn cần phải chủ động, tích cực báo cáo kết quả hoạt động để cấp ủy, chính quyền đánh giá đúng về hiệu quả các chương trình tín dụng đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thông qua đó để tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền
địa phương đối với hoạt động tín dụng chính sách. Đối với Ban Giám đốc, những chủ trương lớn, chi nhánh đều thành lập Ban chỉ đạo để thường xuyên khảo sát từ cơ sở, kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình triển khai, khó khăn, vướng mắc nảy sinh rồi từ đó kịp thời đề xuất phương án giải quyết, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm…
- Thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ. Để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ thẩm định rủi ro tín dụng, nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên môn và quản lý rủi ro tín dụng bởi lẽ theo kinh nghiệm của NHCSXH TP Hải Phòng thì không có phương pháp phân tích hiện đại nào có thể thay thế kinh nghiệm và đánh giá chuyên môn của cán bộ ngành.
- Tổ chức Hội nghị người lao động để thống nhất ý chí tập thể; đồng thời khích lệ, động viên tinh thần cán bộ, nhân viên. Phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức gặp mặt gia đình cán bộ, nhân viên toàn chi nhánh, chia sẻ những khó khăn, vất vả do công việc của NHCSXH có tính đặc thù để người thân, nhất là người vợ, chồng tạo điều kiện để cán bộ, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Về công tác tổ chức cán bộ, phải luôn bố trí cán bộ phù hợp với năng lực, sở trường; tăng cường cán bộ có năng lực cho những đơn vị còn có một số mặt yếu kém. Việc khen thưởng, kỷ luật được chi nhánh thực hiện nghiêm túc theo hướng vừa khích lệ, động viên, vừa giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên.
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động tín dụng. - Bên cạnh đó phải đánh giá được thực trạng chất lượng quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, qua đó chỉ ra được những vấn đề tồn tại cần khắc phục cũng như phân tích các nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng quản lý tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên.
1.2.4. Các hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
1. Cho vay hộ nghèo theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ
2. Cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ
3. Cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ
4. Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ
5. Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ
6. Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ
7. Cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài (VB 607/NHCS- TDNN, VB 4021/NHCS-TDNN, VB 4289/NHCS-TDNN, VB 313/NHCS- TDNN)
8. Cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ
9. Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn theo Quyết định 92/2009/QĐ-TTg ngày 08/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ
10. Cho vay người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp theo Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ
11. Cho vay hộ Dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn (QĐ 54/2012/QĐ-TTg) 12. Cho vay hộ đồng bào Dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo (QĐ 755/QĐ-TTg)
13. Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2).
14. Cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ gia đoạn 2015 – 2020.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên” được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên những năm gần đây như thế nào?
- Những thành công, hạn chế và những nhân tố nào ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên?
- Giải pháp chủ yếu nào nhằm tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập thông tin là một trong những phương pháp khai thác dữ liệu quan trọng nhằm cung cấp số liệu cho việc phân tích đánh giá nội dung của đề tài nghiên cứu, bao gồm thu thập thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Thu thập thông tin có vai trò quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu và đề xuất các giải pháp khả thi giúp cho công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên.
2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố.
Trong đề tài của tác giả, thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm các thông tin được lấy chủ yếu từ báo cáo hoa ̣t đô ̣ng tín dụng các năm từ 2013 -
2016 củ a Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên; báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên… văn kiện, giáo trình, các thông tư hướng dẫn