Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh Ngân hàng chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thái nguyên (Trang 59)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh Ngân hàng chính sách

tỉnh Thái Nguyên

3.1.2.1. Bộ phận quản trị của chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thá i Nguyên

- Hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh đặt dưới sự lãnh đạo của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp. Đây là mô hình đặc thù, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng chung sức thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước, góp phần giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội. Hiện nay, toàn tỉnh có 130 đồng chí lãnh đạo UBND cấp tỉnh, cấp huyện và các đồng chí đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan tham gia Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp. Cho thấy mô hình tổ chức và hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp là hoàn toàn phù hợp với hoạt động tín dụng chính sách. Đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ. Ban đại diện HĐQT NHCSXH đã hoạt động tích cực, hàng quý tổ chức họp theo định kỳ và sau mỗi kỳ họp đều ban hành Nghị quyết chỉ đạo các ban ngành liên quan và NHCSXH. Ban đại diện HĐQT các cấp đã tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ triển khai kịp thời Nghị quyết, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của HĐQT; chỉ đạo xây dựng kế hoạch huy động vốn và cho vay trên địa bàn, tổ chức khai thác, tham mưu cho UBND cùng cấp bố trí nguồn vốn ngân sách để uỷ thác sang NHCSXH cho vay tại địa phương; tổ chức chỉ đạo và đôn đốc việc thực hiện hoàn thành kế hoạch tín dụng trên địa bàn; chỉ đạo kiểm tra, giám sát các bên nhận ủy thác cho vay thực hiện đúng chính sách và chế độ nghiệp vụ theo quy định… (Ban đại diện HĐQT tỉnh 12 người, gồm các đại diện: Trưởng ban là Phó chủ tịch UBND tỉnh, 11 thành

viên gồm: Giám đốc Ngân hàng nhà nước, Giám đốc sở tài chính, Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giám đốc sở Kế hoạch và đầu tư, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch hội Phụ nữ, Chủ tịch hội Cựu chiến binh, Bí thư Đoàn thanh niên, Giám đốc NHCSXH tỉnh).

- Ban Giám đốc thực hiện công tác quản lý điều hành hoạt động của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên. Hoạt động của Ban Giám đốc có quy chế điều hành và lề lối làm việc được ban hành tại văn bản số 329/QĐ-NHCS ngày 30/6/2009. Từng thành viên trong Ban Giám đốc được phân công nhiệm vụ cụ thể trong việc chỉ đạo lãnh đạo từng lĩnh vực nghiệp vụ, các Phó Giám đốc đều có trách nhiệm cao để giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản trị điều hành hoạt động toàn Chi nhánh.

3.1.2.2. Bộ phận điều hành và tác nghiệp của NHCSXH

- Phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng: Đây là phòng chuyên môn quan trọng có nhiệm vụ tham mưu chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện công tác cho vay theo các quy trình nghiệp vụ. Tổ chức xây dựng kế hoạch cho vay, thực hiện điều hoà và phân bổ nguồn vốn cho vay đến các huyện, thành phố. Tổ chức tập huấn để triển khai thực hiện cho vay, kiểm tra hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay theo thẩm quyền, và thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động tín dụng.

- Phòng Kế toán ngân quỹ: có nhiệm vụ quản lý nguồn vốn, tài sản, thực hiện công tác kho, quỹ, thu chi tiền mặt với khách hàng, thực hiện các khâu thanh toán, và theo dõi quản lý công tác chi tiêu tài chính của đơn vị.

- Phòng tin học: có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động của phần mềm giao dịch, thông tin báo cáo, lưu giữ số liệu và đảm bảo cho các thiết bị máy móc về tin học được vận hành tốt.

- Phòng Hành chính tổ chức: có nhiệm vụ đảm bảo thực hiện tốt các khâu hành chính và văn phòng, đồng thời thực hiện công tác tham mưu cho Ban lãnh đạo trong công tác sắp xếp bố trí cán bộ hợp lý đúng với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát huy được năng lực theo sở trưởng của từng cán bộ.

- Phòng Kiểm tra Kiểm toán nội bộ: có nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm tra giám sát mọi hoạt động của đơn vị trong việc chấp hành, tuân thủ các quy trình nghiệp vụ đã được ban hành, phát hiện kịp thời các sai sót, dự báo các vấn đề có thể dẫn đến sai sót để kịp thời tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác chỉ đạo điều hành và có biện pháp uốn nắn kịp thời đảm bảo hoạt động của chi nhánh NHCSXH an toàn, có kỷ cương đúng với pháp luật quy định, góp phần nâng cao hiệu quả nguồn vốn và sử dụng vốn vay.

- Biên chế bộ máy hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đến cuối năm 2016 là 130 người, tại hội sở chi nhánh là 33 người, ở phòng giao dịch huyện, thành phố là 97 người, bình quân mỗi phòng giao dịch có 10 người (trong đó có hai hợp đồng bảo vệ).

- Với bộ máy này, chi nhánh thực hiện vai trò là “cầu nối” đưa vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến tất cả các xã, phường, thị trấn và các đối tượng chính sách trong tỉnh. Bộ máy quản lý tại Hội sở tỉnh Thái Nguyên Ban Giám đốc có 04 người, một Giám đốc và 03 phó Giám đốc; có 05 phòng nghiệp vụ với 05 Trưởng phòng và 08 phó phòng; các huyện có 8 phòng giao dịch cấp huyện, có 8 Giám đốc và 9 phó Giám đốc các phòng giao dịch cấp huyện; có 8 Trưởng kế toán ngân quỹ và 8 Tổ trưởng kế hoạch nghiệp vụ tín dụng. Bộ máy của chi nhánh được vận hành đồng bộ, cán bộ đủ năng lực triển khai đầy đủ các nội dung và yêu cầu nhiệm vụ được giao.

3.1.2.3. Trình độ và năng lực cán bộ

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực của cán bộ tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên qua số liệu theo dõi hồ sơ nhân sự của phòng hành chính tổ chức, thì 100% cán bộ làm công tác kế hoạch nghiệp vụ tín dụng và kế toán ngân quỹ đều có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo các chuyên ngành được đào tạo về kế toán, tài chính ngân hàng, cán bộ đủ năng lực triển khai đầy đủ các nội dung và yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Trình độ năng lực cán bộ ngoài được các trường Đại học đào tạo, thì cán bộ NHCSXH còn được Trung tâm Đào tạo NHCSXH ở Trung ương hàng năm đều mở các lớp đào tạo tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ để cụ thể hoá,

và nâng cao trình độ thực hiện, xử lý các công việc trong quá trình vận hành. Cụ thể như mở các lớp giảng dạy về kỹ năng quản lý và lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ từ cấp Phó Giám đốc NHCSXH cấp huyện và phó Trưởng phòng cấp tỉnh trở lên, tính đến nay 100 % cán bộ qua quản lý lãnh đạo đã được học qua các lớp về kỹ năng quản lý và lãnh đạo.

Hằng năm thông qua các kỳ hội nghị đánh giá sơ, tổng kết các hoạt động của NHCSXH cấp TW và cấp tỉnh, các cán bộ quản lý lãnh đạo của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đã được tham gia dự họp, tham dự các báo cáo chuyên đề, các báo cáo kết quả thành tích đã đạt được cũng như những vẫn đề còn tồn tại hạn chế cần xử lý và rút kinh nghiệm. Thông qua các hoạt động này đã nâng cao dần về trình độ năng lực cho người quản lý lãnh đạo và cán bộ.

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Chi nhá nh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên) Giám đốc Các Phó Giám đốc Phòng tin học Phòng tổ chức hành chính Phòng kiểm soát Phòng kế toán Phòng kế hoạch nghiệp vụ Các phòng giao dịch cấp huyện

3.2. Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Kết quả quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên

3.2.1.1. Quản lý xây dựng các chỉ tiêu nguồn vốn và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu

a. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng

Mục tiêu của việc xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng ở NHCSXH tỉnh Thái Nguyên là để xác định chính xác nhu cầu vốn của các đối tượng thụ hưởng từ đó tìm cách khai thác mọi nguồn lực để đáp ứng tốt nhất nhu cầu này. Hơn nữa xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng còn để cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo việc tăng trưởng dư nợ và tiết kiệm các chi phí.

Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên được thực hiện như bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng tại NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Nội dung Nguồn vốn trung ương Nguồn vốn nhận

Ủy thác

Căn cứ xây dựng

- Chủ trương chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; các chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan; các chương trình tín dụng chỉ định của Chính phủ;

- Chiến lược phát triển NHCSXH đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Tại Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 giai đoạn 2011 - 2020:

+ 100% hộ nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp.

+ Nguồn vốn tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 12,5%.

- Nhu cầu vốn thực tế của các đối tượng được thụ hưởng tín dụng chính sách; - Kết quả thực hiện kế hoạch tín dụng trong năm trước liền kề và ước năm thực hiện (đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng 6 tháng đầu năm và ước thực hiện đến 31/12 để có sự so sánh kết quả thực hiện so với số được giao.

- Căn cứ vào quy chế nguồn vốn ủy thác hoặc hợp đồng ủy thác đã ký với các Chủ đầu tư. - Căn cứ vào dự kiến nguồn vốn ủy thác nhận trong năm kế hoạch. - Nguồn vốn tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 25%. Quy trình và thời gian xây dựng

- Bước 1 (Tại NHCSXH cấp huyện): Cán bộ tín dụng được phân công theo dõi địa bàn xã, phường tham mưu cho UBND cấp xã phối hợp với các tổ chức Hội - Đoàn thể nhận ủy thác cấp xã, trưởng thôn xác định nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách

Thời gian xây dựng kế hoạch được thực hiện theo hợp đồng ủy thác.

Nội dung Nguồn vốn trung ương Nguồn vốn nhận Ủy thác

dựa trên tình hình thực tế tại địa phương chi tiết đến từng thôn xóm và tổng hợp theo mẫu biểu số 01/NHCS-KH.

Trên cơ sở tổng hợp nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách trên địa bàn, NHCSXH cấp huyện phối hợp với các phòng, ban liên quan của huyện, UBND cấp xã phân tích những thuận lợi, khó khăn; nguyên nhân chủ quan, khách quan của những tồn tại, hạn chế trong điều hành và thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tín dụng để xây dựng kế hoạch tín dụng của huyện theo biểu số

02/NHCS-KH (KHTD năm), trình

Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH cấp huyện phê duyệt, gửi NHCSXH cấp tỉnh trước ngày 10 tháng 7 hàng năm.

- Bước 2 (Tại NHCSXH cấp tỉnh):

Trên cơ sở tổng hợp kế hoạch tín dụng từ cấp huyện, NHCSXH cấp tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch tín dụng của chi nhánh theo biểu số 02/NHCS-KH (KHTD năm) kèm thuyết minh KHTD năm, trình Trưởng Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh phê duyệt, gửi NHCSXH cấp Trung ương trước ngày 25 tháng 7 hàng năm.

Qua bảng trên ta thấy chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành thực hiện khá sát theo quy định của Trung ương về công tác xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng. Việc xây dựng kế hoạch tín dụng được thực hiện từ cấp cơ sở (thôn, ấp), có sự tham gia vào cuộc của chính quyền các cấp, đảm bảo khách quan, cơ bản phản ánh nhu cầu vốn thực tế của các đối tượng chính sách. Chi nhánh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Tổng Giám đốc, Ban Kế hoạch nguồn vốn đã tạo điều kiện, bổ sung tăng nguồn vốn cho Chi nhánh ngay từ những tháng đầu năm, góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời luôn được sự quan tâm của Cấp ủy, Chính quyền địa phương các cấp trong việc chuyển nguồn vốn Ngân sách địa phương sang NHCSXH để bổ sung thêm nguồn vốn để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Tuy nhiên, vẫn còn một vài vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện như: - Nguồn vốn tín dụng chính sách tại tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là nguồn vốn từ Trung ương chuyển về, nhu cầu vốn trên địa bàn còn rất lớn như chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, Giải quyết việc làm, Hộ SXKD vùng khó khăn...

- Thực hiện Quyết định số 86/QĐ-NHCS ngày 10/01/2014 của Tổng Giám đốc: Việc xây dựng chỉ tiêu kế hoạch ở một số địa phương chưa sát với nhu cầu thực tế, chưa gắn với kế hoạch thu nợ, dẫn đến trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh, chưa chủ động trong công tác điều hành kế hoạch tín dụng, chấp hành định mức quỹ an toàn chi trả và tồn quỹ tiền mặt chưa nghiêm túc.

- Công tác huy động tiền gửi của tổ chức, cá nhân gặp nhiều khó khăn do không cạnh tranh được với lãi suất huy động hấp dẫn của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn.

b. Giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng

Bảng 3.2. Giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên

Nội dung Nguồn vốn trung ương Nguồn vốn nhận Ủy

thác

Căn cứ

Chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn Trung ương được Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan quản lý chương trình tín dụng chính sách thông báo, trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng quản trị NHCSXH, Tổng Giám đốc thông báo giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên theo biểu số 05/NHCS-KH (Giao, điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm).

Quy chế về nguồn vốn ủy thác hoặc hợp đồng ủy thác đã ký với Chủ đầu tư.

Quy trình

- Tại NHCSXH cấp tỉnh : Giám đốc chi nhánh báo cáo và tham mưu cho Trưởng Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng đến NHCSXH cấp huyện, theo biểu số 06/NHCS-KH.

- Tại phòng giao dịch cấp huyện : Sau khi nhận được thông báo giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, Giám đốc NHCSXH cấp huyện báo cáo và tham mưu cho Trưởng Ban đại diện HĐQT cấp huyện giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho cấp xã trên địa bàn, theo biểu số 06/NHCS-KH (Giao, điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm). Cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn xã tham mưu cho UBND cấp xã giao vốn cho từng thôn, bản, ấp (gọi tắt là cấp thôn), theo biểu số 07/NHCS-KH.

Giám đốc NHCSXH nơi ký nhận vốn uỷ thác phân bổ, quản lý và kiểm soát thực hiện theo căn cứ trên.

- Chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn Trung ương

Việc giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn những năm qua tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đã được thực hiện nghiêm túc theo quy định của NHCSXH. Tuy nhiên, từng khâu trong nội dung thực hiện lại chưa được thực hiện sát sao và chi tiết dẫn đến vấn đề là nhu cầu vốn thực tế tại địa phương và chỉ tiêu được giao còn chênh lệch khá lớn. Tình trạng là một vài năm qua nhu cầu vốn trong dân thường rất lớn tuy nhiên chỉ tiêu cấp trên giao thì hạn chế hơn khá nhiều. Nguyên nhân là nguồn vốn trung ương giao về còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn rất lớn của một số chương trình cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thái nguyên (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)