Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thái nguyên (Trang 44)

6. Kết cấu của đề tài

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên” được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

- Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên những năm gần đây như thế nào?

- Những thành công, hạn chế và những nhân tố nào ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên?

- Giải pháp chủ yếu nào nhằm tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập thông tin là một trong những phương pháp khai thác dữ liệu quan trọng nhằm cung cấp số liệu cho việc phân tích đánh giá nội dung của đề tài nghiên cứu, bao gồm thu thập thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Thu thập thông tin có vai trò quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu và đề xuất các giải pháp khả thi giúp cho công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên.

2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố.

Trong đề tài của tác giả, thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm các thông tin được lấy chủ yếu từ báo cáo hoa ̣t đô ̣ng tín dụng các năm từ 2013 -

2016 củ a Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên; báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên… văn kiện, giáo trình, các thông tư hướng dẫn của các bộ ngành, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên,...

2.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Với mục tiêu nghiên cứu đề tài, số liệu được thu thập trên cơ sở tiến hành điều tra cán bộ tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2. Phương pháp điều tra

- Đối tượng điều tra: Để thu thập thông tin về quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên, tác giả tiến hành điều tra phỏng vấn đối tượng chính là cán bộ tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên thông qua phiếu điều tra được thiết kế theo những nội dung có liên quan tới mục đích của luận văn.

- Phương pháp chọn mẫu: Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu, sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.

- Xác định quy mô mẫu: Việc chọn mẫu điều tra nghiên cứu ảnh hưởng rất lớn tới kết quả điều tra, mẫu được chọn phải đảm bảo tính đại diện và số lượng mẫu phải đủ lớn để không làm sai lệch kết quả điều tra và thỏa mãn đảm bảo độ tin cậy. Để nghiên cứu các vấn đề nhằm nâng cao công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, áp dụng công thức Slovin (1960) để tính toán cỡ mẫu:

n =

Trong đó:

n là cỡ mẫu điều tra tối thiểu N : Số lượng tổng thể

e: khoảng tin cậy (mức độ sai số)

Tổng cán bộ tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên là 67 người bao gồm Ban lãnh đạo quản lý (Ban Giám đốc, Trưởng phó phòng, Tổ

trưởng) là 31 người và cán bộ tín dụng trực tiếp là 36 người thuộc Hội sở chính Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên và các Phòng giao dịch NHCSXH thuộc các huyện, thị xã, thành phố (Sông Công, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Bình, Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương). Với mức độ sai số là 10% thì cỡ mẫu tối thiểu để điều tra tính toán theo công thức trên được là n1 = 40. Vì Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên chỉ có 67 cán bộ tín dụng bao gồm cả Ban lãnh đạo quản lý và cán bộ tín dụng trực tiếp nên để tăng độ chính xác cho công tác điều tra, tác giả tiến hành điều tra tổng thể với 67 phiếu cho tất cả cán bộ tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên.

Vậy, tổng số phiếu điều tra là 67 phiếu. Tổng số phiếu điều tra phát ra là 67, cụ thể tại Hội sở chính Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên gồm 7 lãnh đạo quản lý và 5 cán bộ tín dụng; thành phố Sông Công 3 lãnh đạo quản lý và 2 cán bộ tín dụng; huyện Đồng Hỷ 3 lãnh đạo quản lý và 3 cán bộ tín dụng; Huyện Đại Từ 3 lãnh đạo quản lý và 5 cán bộ tín dụng; huyện Phú Bình 3 lãnh đạo quản lý và 5 cán bộ tín dụng; huyện Định Hóa 3 lãnh đạo quản lý và 4 cán bộ tín dụng; huyện Võ Nhai 3 lãnh đạo quản lý và 4 cán bộ tín dụng; thị xã Phổ Yên 3 lãnh đạo quản lý và 4 cán bộ tín dụng; huyện Phú Lương 3 lãnh đạo quản lý và 4 cán bộ tín dụng. Tổng số phiếu điều tra thu về là 67 và tổng số phiếu hợp lệ là 67.

- Xây dựng phiếu điều tra:

Sau khi tiến hành xác định số mẫu điều tra và địa điểm điều tra bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra về Quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên. Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên có điều kiện. Nội dung điều tra là những vấn đề về: Công tác lập kế hoạch; công tác tổ chức thực hiện; công tác kiểm tra kiểm soát.

- Thu thập số liệu sơ cấp:

Bảng câu hỏi đã được sử dụng làm công cụ chính để thu thập dữ liệu. Phiếu điều tra bao gồm hai phần: Phần thứ nhất bao gồm thông tin của người được hỏi về giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, và vị trí công việc; phần thứ hai bao gồm đánh giá của người trả lời về những nội dung đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên.

Đối với các phản hồi trong nghiên cứu điều tra, thang đo 5-Likert được sử dụng và giải thích dựa trên mức trung bình của chúng.

Cấp Mức độ

đánh giá Mô tả Mức ý nghĩa

5 4.20 → 5.00 Rất đồng ý Rất quan trọng

4 3.40 → 4.20 Đồng ý Quan trọng

3 2.61 → 3.40 Bình thường Bình thường 2 1.81 → 2.60 Không đồng ý Không quan trọng 1 1.00 → 1.80 Rất không đồng ý Rất không quan trọng

2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Số liệu thứ cấp và số liệu điều tra sau khi thu thập được tính toán, tổng hợp và sắp xếp theo các phương pháp thống kê một cách khoa học, sau đó sử dụng phần mềm excel để tính các chỉ số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và lập thành các bảng số liệu và phương pháp đồ thị để phân tích.

Phương pháp bảng thống kê được sử dụng trong đề tài nhằm biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, logic, giúp mô tả rõ ràng, cụ thể. Các số liệu được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau.

Xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu sơ cấp:

Nghiên cứu sẽ áp dụng các phương pháp thống kê mô tả như sau:

- Tỷ lệ phần trăm được sử dụng để xác định thông tin của người trả lời về giới tính, tuổi, trình độ học vấn và vị trí công việc của họ.

- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, thang đánh giá 5-Likert được sử dụng và giải thích dựa trên mức độ đánh giá trung bình.

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử du ̣ng để thống kê số tuyệt đố i, tương đố i, số bình quân của các chỉ tiêu thống kê để mô tả thực trạng, đă ̣c điểm cán bộ viên chức, tình hình sử du ̣ng cán bô ̣.

Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được tác giả tiến hành thống kê theo từng chỉ tiêu nghiên cứu theo giai đoạn, theo đối tượng… phân tích lại toàn bộ các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2013 - 2016, đối với số liệu thứ cấp và số liệu điều tra.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là một trong các phương pháp rất quan trọng, được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Phương pháp này được sử du ̣ng sau khi số liê ̣u đã được tổng hợp, phân tích nhằm so sánh sự biến đô ̣ng qua các năm về các chỉ tiêu cụ thể khi xem xét công tác quản lý hoạt động tín dụng, so sánh công tác quản lý hoạt động tín dụng giữa các năm. Từ đó, xác đi ̣nh được thực tra ̣ng công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Các chỉ tiêu bình quân: n X X n 1 i i   

Trong đề tài này, các số bình quân được sử dụng gồm: tỷ lệ nợ quá hạn bình quân, tỷ lệ sử dụng vốn bình quân, độ tuổi bình quân,…

KHUNG LÝ THUYẾT

Biến độc lập Biến phụ thuộc

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ nghiên cứu lý thuyết và các công trình nghiên cứu có liên quan

* Thứ nhất, về chất lượng nguồn nhân lực

- Nội dung : Chất lượng nguồn nhân lực của cán bộ tín dụng tại NHCSXH thể hiện qua trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và kết quả thực hiện công việc.

- Phương pháp đánh giá: Đánh giá thông qua các tiêu chí như: tỷ lệ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao; tỷ lệ cán bộ tín dụng thành thạo tin học,…; trình độ lý luận chính trị của cán bộ, thái độ làm việc với đồng nghiệp và người dân, ý thức tổ chức kỷ luật,…; kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao,... Đồng thời để đánh giá các tiêu chí này có thể sử dụng các câu hỏi trong bảng hỏi điều tra để phân tích rõ hơn về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và kết quả thực hiện công việc của đội ngũ cán bộ tín dụng.

Chất lượng nguồn nhân lực

Quy mô tín dụng

Chất lượng cho vay: quản lý nợ quá hạn và quản lý sử dụng vốn

Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn cho đối tượng thuộc diện chính sách

Hiệu quả kinh tế xã hội

Quản lý hoạt động tín dụng

- Nguồn số liệu: Sử dụng số liệu kết quả điều tra.

* Thứ hai, về quy mô tín dụng

- Nội dung: Tăng trưởng nguồn vốn; tăng trưởng dư nợ; mức vay vốn bình quân.

- Phương pháp đánh giá: Việc cho vay của NHCSXH có hiệu quả sẽ tạo điều kiện để mở rộng quy mô tín dụng đối với các nội dung cho vay, được thể hiện ở số dư nợ tuyệt đối cho vay của NHCSXH qua các năm. Số tuyệt đối của NHCSXH tăng lên sẽ góp phần vào mở rộng quy mô tín dụng từ đó sẽ góp phần vào tăng cường đáp ứng nhu cầu của người vay vốn. Thông thường quy mô tín dụng thường được so sánh bằng số tương đối để thấy được sự tăng trưởng về nguồn vốn và dư nợ tín dụng qua các năm. Tỷ lệ tăng trưởng quy mô tín dụng được tính như sau:

Tăng trưởng nguồn vốn = Nguồn vốn tín dụng năm sau x 100% Nguồn vốn tín dụng năm trước

Tăng trưởng dư nợ = Dư nợ tín dụng năm sau x 100% Dư nợ tín dụng năm trước

Mức vốn vay bình quân/hộ = Mức vốn vay bình quân/hộ năm sau x 100% Mức vốn vay bình quân/hộ năm trước Mức vốn vay bình quân/lao động = Mức vốn vay bình quân/lao động năm sau

x 100% Mức vốn vay bình

quân/lao động năm trước

* Thứ ba, chất lượng tín dụng

- Nội dung: Đánh giá chất lượng quản lý hoạt động tín dụng qua đối tượng cho vay; hệ số sử dụng vốn; vòng quay vốn tín dụng; sử dụng vốn; tỷ lệ nợ bị chiếm dụng;…

- Phương pháp đánh giá: Chất lượng tín dụng của NHCSXH được thể hiện ở việc cho vay đúng đối tượng thụ hưởng; Hệ số sử dụng vốn; Vòng quay vốn tín dụng; Tỷ lệ nợ quá hạn; Tỷ lệ sử dụng vốn vay sai mục đích; Tỷ lệ nợ bị chiếm dụng; Tỷ lệ thu lãi, lãi tồn đọng; Kết quả xếp loại chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV.

+ Cho vay đúng đối tượng thụ hưởng: Đối tượng được thụ hưởng tín dụng chính sách là những khách hàng do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ định theo từng chương trình tín dụng, được quy định trong Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách bao gồm: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm, các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn...

Đây là những khách hàng không có hoặc không đủ các điều kiện để tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các NHTM; các tổ chức tín dụng và cần sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và cộng đồng. Như vậy, trong khi các NHTM được hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn khách hàng để cho vay vốn thì NHCSXH phục vụ những khách hàng theo chỉ định của Chính phủ, không được cho vay các đối tượng ngoài quy định của Chính phủ. Bởi vậy, việc cho vay đúng đối tượng thụ hưởng được xem là một trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH.

+ Hệ số sử dụng vốn: Đây là hệ số phản ánh kết quả sử dụng vốn của NHCSXH, chỉ số này được tính như sau:

Hệ số sử dụng vốn =

Tổng dư nợ bình quân

x 100% Tổng nguồn vốn bình quân

Đây là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh chất lượng tín dụng, cho phép đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của NHCSXH. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Để tính chính xác hệ số sử dụng vốn thì phải sử dụng phương pháp tính bình quân gia quyền. Song để đơn giản trong tính toán thì sử dụng phương pháp tính bình quân số học.

+ Vòng quay vốn tín dụng: Đây là chỉ tiêu thể hiện tốc độ luân chuyển của nguồn vốn tín dụng. Đây là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, thu hồi vốn tốt. Với một số vốn nhất định, vòng quay vốn tín dụng càng nhanh thì càng nhiều khách hàng được vay vốn, được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước.

Vòng quay vốn tín dụng trong năm =

Doanh số thu nợ trong năm

x 100% Dư nợ bình quân trong năm

Trong đó, dư nợ bình quân trong năm = (dư nợ đầu năm + dư nợ cuối năm)/2

Tỷ lệ nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất để đo lường, đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.

Nợ quá hạn là loại rủi ro tín dụng gây ra sự tổn thất về tài chính cho Ngân hàng do người vay chưa hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Do đặc thù hoạt động của NHCSXH và vốn của Ngân hàng là vốn huy động từ nhiều nguồn khác nhau nên nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của NHCSXH,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thái nguyên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)