Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thái nguyên (Trang 122)

6. Kết cấu của đề tài

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

- Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội trên cơ sở sửa đổi bổ sung một số nội dung quy định của pháp luật về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác

- Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội; cơ chế khoán tài chính, khoán quỹ lương đến các đơn vị cơ sở và người lao động; cơ chế phân phối tiền lương, thưởng, phúc lợi đối với cán bộ, viên chức phù hợp với điều kiện tài chính và hoạt động của ngân hàng.

- Bộ Tài chính cần hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính bảo đảm cho Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động ổn định, bền vững; trình Thủ tướng Chính phủ giao định mức chi phí quản lý ổn định cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong từng thời kỳ; thực hiện cấp bổ sung vốn điều lệ và cấp bù chênh lệch lãi suất đối với Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, chương trình cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên (HSSV) đang được thực hiện tại NHCSXH. Đặc thù của chương trình là thời gian cho vay dài, đối tượng cho vay rộng, người vay chưa phải trả nợ, trả lãi tiền vay trong thời gian theo học và chỉ phải trả nợ lần đầu tiên khi có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc khoá học. Thời gian qua,

chương trình đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, giúp con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn được học tập, đào tạo nghề và ổn định cuộc sống. Trong bối cảnh nguồn vốn Ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, việc huy động vốn của NHCSXH còn khó khăn, điều này đã thể hiện sự nỗ lực, quan tâm của Chính phủ đến các HSSV có hoàn cảnh khó khăn.

4.3.2. Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam

- Đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội quan tâm, tạo điều kiện về vốn để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp một số phòng giao dịch và phương tiện giao dịch.

- Tiếp tục cải tiến, hoàn thiện một số ấn chỉ, mẫu biểu báo cáo thống kê phục vụ công tác chỉ đạo điều hành như: mẫu sổ tiết kiệm, mẫu phiếu kiểm tra sử dụng vốn vay (06/TD), hỗ trợ khai thác số liệu tín dụng theo xã…

- Xem xét cơ chế chi thù lao cho trưởng thôn, khu dân cư để khích lệ, động viên những cán bộ này trong quá trình tham gia quản lý, giám sát hoạt động tín dụng chính sách ở cơ sở.

- Bổ sung thêm chỉ tiêu cán bộ để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Bổ sung chỉ tiêu kế hoạch dư nợ một số chương trình trọng tâm cho chi nhánh như: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, NSVSMTNT.

- Bổ sung nguồn vốn xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị và ô tô chuyên dụng để đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao cũng như đảm bảo an toàn tài sản của nhà nước.

- Hỗ trợ phần mềm theo dõi kết quả thực hiện kế hoạch tín dụng đến các thôn, khu dân cư để cán bộ tín dụng có thể khai thác hàng ngày nhằm tham mưu kịp thời phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra và giám sát hoạt động

4.3.3 Kiến nghị đối với chính quyền, Hội đoàn thể

4.3.3.1 Kiến nghị Hội đoàn thể các cấp

- Làm tốt công tác tuyên truyền và tham gia thực hiện tốt các chính sách tín dụng hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội.

- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu, lựa chọn cây trồng, vật nuôi, ngành nghề, các chương trình chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, định hướng thị trường với việc triển khai tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới và Tổ tiết kiệm và vay vốn trong việc thực hiện dịch vụ ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội. Chỉ đạo làm tốt việc bình xét đối tượng vay vốn, quản lý và hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn.

- Chủ động đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm dịch vụ ủy thác, Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn thông qua hình thức tự đào tạo hoặc thực hiện chương trình hợp tác đào tạo với Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Các tổ chức chính trị, xã hội nhận ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung được ủy thác; phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội và chính quyền địa phương trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội; hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn, thành lập và kiện toàn các tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn hiệu quả; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao hiệu quả công tác tạo nguồn cho vay trên địa bàn, gắn với các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật, tập huấn công tác khuyến nông, khuyến ngư… giúp người vay sử dụng vốn hiệu quả. Đồng thời, có trách nhiệm bảo đảm an toàn vốn; thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách có liên quan đến tín dụng ưu đãi tới mọi tầng lớp nhân dân; chỉ đạo tổ tiết kiệm và vay vốn tạo điều kiện cho các đối tượng đủ điều kiện và có nhu cầu vay được thụ hưởng tín dụng ưu đãi.

4.3.3.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Thá i Nguyên

- Căn cứ các Nghị quyết Trung ương và Nghị quyết Đảng hội Đảng bộ và Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên cần cập nhật tình hình, rà soát, điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành, địa phương mình cho phù hợp, sát đúng.

- Làm tốt công tác ổn định tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế trong tỉnh.

- Ngân sách nhà nước tỉnh Thái Nguyên cần được đầu tư thích đáng để phát triển kinh tế xã hội, an sinh xã hội cho người dân có thu nhập thấp, hộ nghèo, các đối tượng chính sách. Trước hết là đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển giao thông, nước sạch, môi trường, đầu tư giáo dục, dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất vào đời sống của nhân dân.

- Huy động nguồn lực và chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến tín dụng dành cho mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội tại địa phương. Hàng năm, trích từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay trên địa bàn theo các cơ chế, chính sách ưu đãi của địa phương.

- Tổ chức điều tra và quản lý chặt chẽ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Chủ động điều chỉnh, bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác để có căn cứ xác nhận đối tượng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo trên địa bàn. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý, thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Nâng cao trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc: Triển khai thực hiện chính sách tín dụng xã hội trên địa bàn; kiện toàn Ban giảm nghèo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt việc tham mưu cho

Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý, phê duyệt danh sách hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội; chỉ đạo Trưởng thôn, ấp, bản, tổ dân phố phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn quản lý chặt chẽ vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn; theo dõi, giúp đỡ người vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc người vay trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn; tích cực tham gia xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu.

- Nghiên cứu, đề xuất tham mưu với các cấp có thẩm quyền thực thi chính sách tín dụng xã hội một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của người dân địa phương.

- Các cơ quan, tổ chức từ tỉnh đến cơ sở theo chức năng, nhiệm vụ của mình tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt: Tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước vào một số đầu mối là Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện quản lý và cho vay; HĐND, UBND tỉnh và các huyện, thị xã bố trí nguồn vốn Ngân sách hàng nằm để bổ sung nguồn vốn cho vay, đáp ứng nhu cầu vay của các hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách theo chuẩn của thành phố, góp phần chống tái nghèo, bảo đảm thoát nghèo bền vững. Tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, nhất là trụ sở giao dịch cho Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn.

KẾT LUẬN

Với những cố gắng không mệt mỏi trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội nên NHCSXH đã nhận được sự tin yêu, đồng tình và giúp đỡ của nhân dân. Có thể nói, NHCSXH đã vận hành một mô hình tổ chức tín dụng đặc thù đạt hiệu quả cao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội của đất nước.

Đối với tỉnh Thái Nguyên, NHCSXH tỉnh đã không ngừng nỗ lực trong quá trình hoạt động của mình, để giúp tăng cường khả năng vay vốn, và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ một cách hiệu quả đối với các hộ nghèo trong tỉnh. Hiệu quả mang lại từ các hoạt động cho vay từ nguồn vốn của NHCSXH tỉnh thể hiện rất rõ trong công tác xóa đói, giảm nghèo của toàn tỉnh. Số hộ nghèo và đối tượng chính sách hàng năm được vay vốn với mức vay ngày càng tăng, và một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc thực hiện các chương trình tín dụng cho người nghèo khác đều có sự tăng trưởng tốt qua các năm.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu này, tác giả đã nhận thấy, trong công tác quản lý hoạt động tín dụng hiện nay của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên vẫn tồn tại những điểm hạn chế, khiến cho công tác triển khai các hoạt động tín dụng còn chưa thực sự hiệu quả. Điểm hạn chế được chỉ ra như việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tại một số cấp cơ sở chưa đúng, những hiện tượng rủi ro trong vay vốn vẫn chưa được theo dõi và nhận diện một cách nhanh chóng, kịp thời, công nghệ được áp dụng trong hoạt động quản lý còn chưa triệt để và một số lý do khác.

Tác giả cũng đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động tín dụng. Đánh giá thực trạng chất lượng quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, qua đó chỉ ra được những vấn đề tồn tại cần khắc phục cũng như phân tích các nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng quản lý tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên. Và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên.

Từ những điểm hạn chế trên, tác giả cũng đã phân tích, chỉ ra nguyên nhân của hạn chế, qua đó đề xuất một số giải pháp, điển hình là giải pháp về công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nhân sự của ngân hàng, không chỉ đối với nghiệp vụ mà còn là trình độ tin học, ứng dụng và sử dụng phần mềm quản lý, giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý, bao gồm lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, triển khai công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng tại các cấp.

Hi vọng rằng những kết quả của nghiên cứu sẽ đóng góp phần nào đối với công tác quản lý hoạt động tín dụng tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo xây dựng Kế hoa ̣ch tín dụng NHCSXH tỉnh Thái Nguyên năm 2013 - 2016. 2. Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng của chi nhánh

NHCSXH tỉnh Thái Nguyên năm 2013 - 2016.

3. Báo cáo Kiểm tra kiểm toán nội bộ củ a NHCSXH tỉnh Thái Nguyên năm 2013 - 2016.

4. Báo cáo tổng kết hoạt động và phương hướng nhiệm vụ của chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên 2013 - 20161.

5. Nông Thị Kim Dung (2011) nghiên cứu về “Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phổ Yên”.

6. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, nxb. Thống kê, TP.Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị kinh doanh ngân hàng trên thế giới.

8. Nguyễn Thị Minh Huệ (2009), Đánh giá về hoạt động giám sát hệ thống ngân hàng và thực trạng hoạt động tín dụng, hoạt động quản lý rủi ro của các ngân hàng tại Việt Nam.

9. Lê Đức Thọ (2005), Thực trạng hoạt động tín dụng của các ngân hàng nhà nước và những tác động tới quá trình phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam. 10. Nguyễn Thị Tằm (2006), Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển

kinh tế trang trại Tây Nguyên.

11. Nguyễn Thanh Tĩnh (2014) trong nghiên cứu về “Hoàn thiện hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ”.6. Đặng Văn Quang (1999), Mở rộng và hoàn thiện các mô hình tổ chức tín dụng để bảo đảm tiện ích cho người vay vốn phát triển nông nghiệp nông thôn.

12. Lâm Quân (2014) nghiên cứu về “Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nghệ An”.

13. Lê Tuyết Hoa; Nguyễn Thị Nhung (2007), Tiền tệ ngân hàng, Nxb. Thống kê, TP.Hồ Chí Minh.

14. Quyết định số 86/QĐ-NHCS ngày 10 tháng 01 năm 2014 “v/v ban hàng Quy định về xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội” củ a NHCS.

15. Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2012 “v/v phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011-2020” củ a Thủ tướng Chính phủ.

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

(Cá n bô ̣ tín dụng tại thuô ̣c NHCSXH tỉnh Thái Nguyên)

Tôi tên là Phạm Thế Khoái là học viên chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh, hiện tôi đang hoàn thiện luận văn nghiên cứu “Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Thái Nguyên”. Vì thế, tôi tiến hành khảo sát ý kiến của Quý lãnh đạo, cán bộ tín dụng thuộc Ngân hàng chích sách xã hội tỉnh Thái Nguyên nhằm đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên. Tôi hi vọng rằng, những câu hỏi dưới đây, sẽ được Quý lãnh đạo, cán bộ quan tâm, trả lời một cách khách quan nhất, để tôi có cơ sở thông tin đầy đủ, thực hiện được việc đánh giá một cách tốt nhất đối với công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng và đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng tại NHCSXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thái nguyên (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)