Bài học rút ra về quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 42)

6. Kết cấu của đề tài

1.2.3. Bài học rút ra về quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh

Qua kinh nghiệm của Ngân hàng trên thế giới và NHCSXH thành phố Hải Phòng về quản lý hoạt động tín dụng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên như sau:

- Cải cách hoạt động đối với hoạt động của ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên, ngân hàng duy nhất hoạt động lĩnh vực tài chính vi mô. Theo cơ chế hoạt động, suốt những năm qua, ngân hàng đều nhận được sự trợ cấp của nhà nước. Mặt khác, người nghèo vay vốn tại ngân hàng cũng được vay với lãi suất thấp, dao động từ 0 - 10,8%/năm, thấp hơn cả lãi suất tiền gửi 12,9% tại VietBank ngày 10/12/2012, do vậy, NHCSXH tỉnh Thái Nguyên rất khó khăn trong việc huy động tiền gửi; cũng như chưa nhận tiết kiệm khoản tiền nhỏ, làm cho NHCSXH tỉnh Thái Nguyên không thể thu hút được khoản tiết kiệm từ người nghèo (như kinh nghiệm quốc tế, các ngân hàng rất thành công với nhận tiết kiệm). Ngoài ra, với lạm phát cao do bất ổn kinh tế vĩ mô (năm 2008 lạm phát 22,97%; năm 2010 lạm phát 11,75%, năm 2011 lạm phát 18,13%, năm 2012 lạm phát 6,81%, năm 2013 lạm phát 6,3%, năm 2014 lạm phát 4,09%), làm giảm đi năng lực tài chính của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên. Do vậy, NHCSXH tỉnh Thái Nguyên cần tái cấu trúc theo hướng gia tăng các dịch vụ tài chính vi mô, hoạt động giống mô hình Ngân hàng Grameen, cho phép nhận tiết kiệm vi mô, các khoản vay vi mô có thể không cần thế chấp và đơn giản hóa thủ tục vay, cũng như cho phép thu hồi nợ bằng nhiều giai đoạn (thay vì cuối kỳ mới thu hồi nợ gốc như hiện nay).

- Tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm như tăng cường công tác tham mưu với UBND, Ban đại diện HĐQT; quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của Ban Giám đốc; sự phối hợp có hiệu quả với các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy tinh thần hăng say lao động của tập thể cán bộ, nhân viên và quan tâm thực hiện công tác tuyên truyền.

- Bên cạnh tham mưu với cấp ủy, chính quyền về bổ sung nguồn vốn từ ngân sách, còn cần phải chủ động, tích cực báo cáo kết quả hoạt động để cấp ủy, chính quyền đánh giá đúng về hiệu quả các chương trình tín dụng đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thông qua đó để tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền

địa phương đối với hoạt động tín dụng chính sách. Đối với Ban Giám đốc, những chủ trương lớn, chi nhánh đều thành lập Ban chỉ đạo để thường xuyên khảo sát từ cơ sở, kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình triển khai, khó khăn, vướng mắc nảy sinh rồi từ đó kịp thời đề xuất phương án giải quyết, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm…

- Thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ. Để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ thẩm định rủi ro tín dụng, nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên môn và quản lý rủi ro tín dụng bởi lẽ theo kinh nghiệm của NHCSXH TP Hải Phòng thì không có phương pháp phân tích hiện đại nào có thể thay thế kinh nghiệm và đánh giá chuyên môn của cán bộ ngành.

- Tổ chức Hội nghị người lao động để thống nhất ý chí tập thể; đồng thời khích lệ, động viên tinh thần cán bộ, nhân viên. Phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức gặp mặt gia đình cán bộ, nhân viên toàn chi nhánh, chia sẻ những khó khăn, vất vả do công việc của NHCSXH có tính đặc thù để người thân, nhất là người vợ, chồng tạo điều kiện để cán bộ, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Về công tác tổ chức cán bộ, phải luôn bố trí cán bộ phù hợp với năng lực, sở trường; tăng cường cán bộ có năng lực cho những đơn vị còn có một số mặt yếu kém. Việc khen thưởng, kỷ luật được chi nhánh thực hiện nghiêm túc theo hướng vừa khích lệ, động viên, vừa giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên.

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động tín dụng. - Bên cạnh đó phải đánh giá được thực trạng chất lượng quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, qua đó chỉ ra được những vấn đề tồn tại cần khắc phục cũng như phân tích các nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng quản lý tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)