Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín trước và sau khi sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần phương nam​ (Trang 77 - 79)

Nhà nước cần áp dụng các chính sách tiền tệ có hiệu quả nhằm hạn chế tình trạng lạm phát ngày càng tăng mạnh như hiện nay và cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng. Công tác thanh tra rất có hiệu quả đối với hoạt động của hệ

thống Ngân hàng. Vừa phát hiện kịp thời xử lý những sai sót đồng thời thấy được những điểm chưa hợp lý trong hệ thống văn bản pháp lý của NHNN, từ đó có sự điều chỉnh và thay đổi kịp thời hợp lý hơn. Về cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng: nhìn chung hệ thống văn bản pháp lý của NHNN về hoạt động tín dụng đã có nhiều điểm mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các Ngân hàng thương mại tháo gỡ phần nào khó khăn, vướng mắc cho Ngân hàng thương mại trong quá trình làm thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản, cho vay và xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ. NHNN cần không ngừng nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, tránh luật chồng chéo luật để tạo điều kiện cho vay tại các Ngân hàng thương mại được an toàn và hiệu quả hơn. Ngoài việc chỉ đạo thi hành các quy định, quy chế, NHNN cần tích cực giám sát để nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là xử lý nợ tồn đọng. Nếu đánh giá nợ cho vay của các Ngân hàng thương mại hiện nay theo chuẩn mực quốc tế thì nợ dưới tiêu chuẩn, nợ khó đòi và nợ mất vốn vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn. Số vốn bị mắc kẹt trong các khoản nợ chiếm tỷ trọng lớn gây khó khăn cho hoạt động tín dụng Ngân hàng. Để giải quyết vấn đề này cần phối hợp với các cấp, các ngành thực hiện các biện pháp cụ thể như: các tòa án, cơ quan công an,…Tạo điều kiện cho Ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp, giải quyết nhanh các vụ án để thu hồi vốn cho Ngân hàng, NHNN thành lập các công ty mua bán nợ, giải tỏa bớt nợ quá hạn giúp NHTM vượt qua khó khăn để có vốn quay vòng. NHNN ban hành văn bản quy định những hệ số an toàn để quản lý hoạt động Ngân hàng gần tới những tiêu chuẩn quốc tế.

Theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, thanh khoản của Ngân hàng để kịp thời tham mưu, chủ động đề xuất các giải pháp nhằm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn thanh khoản của hệ thống Ngân hàng.

Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin và phân tích tín dụng CIC, để có thông tin đầy đủ, kịp thời và trung thực. Phải nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm CIC trên cơ sở thay đổi nguồn và phương pháp thu thập thông tin. Thực hiện nhất quán, có hệ thống chương trình đào tạo tập trung, bồi dưỡng cán bộ tại chỗ, mời các chuyên gia nói chuyện, giảng dạy, cử cán bộ tập kiến tại các Ngân hàng thương mại trong khu vực…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín trước và sau khi sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần phương nam​ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)