CHƯƠNG 2 : CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
5.1 Định hướng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK)
5.1 Định hướng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín: Tín:
Năm 2017, Sacombank dự kiến mở rộng hoạt động tín dụng ở tất cả các hình thức và phương thức khoa học hơn. Việc mở rộng hoạt động cho vay bao gồm mở rộng về đối tượng cho vay, hình thức cho vay, địa bàn cho vay, song song đó phải nâng cao chất lượng dịch vụ như rút ngắn thời gian thực hiện một giao dịch, làm giảm thời gian chờ đợi của khách hàng.
Đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đa dạng, chất lượng và cạnh tranh rộng khắp các tình thành lớn. Củng cố thị trường, tăng cường chặt chẽ quan hệ với khách hàng truyền thống đồng thời tiếp cận những khách hàng tiềm năng để họ biết đến và sử dụng các sản phẩm cho vay của Sacombank.
Nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng quản trị hệ thống khi quy mô và mạng lưới ngày càng mở rộng. Đầu tư xây dựng, chuẩn hóa công tác quản trị trên toàn hệ thống như: hệ thống quản trị rủi ro, quản trị tài chính, cải tổ toàn diện cơ cấu tổ chức nhân sự, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay chuẩn mực quốc tế. Tăng cường đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng, đào tạo nhân sự tín dụng chuyên nghiệp.
Cũng trong năm nay Sacombank đưa ra các mục tiêu tăng trưởng cho vay là 40 – 50%. Để đạt được mục tiêu đề ra Sacombank đã thực hiện các biện pháp sau:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động, mục tiêu năm 2017 đưa ra là tăng trưởng 40%. Để phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn huy động, Sacombank định hướng mở rộng mạng lưới huy động vốn một cách hợp lý tạo điều kiện để tăng quy mô cho vay cả Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Đẩy mạnh thực hiện tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng gắn với đẩy mạnh xử lý nợ xấu của Ngân hàng. Cẩn trọng, chọn lọc khách hàng tốt nhất để cho vay, lựa chọn những khách hàng, dự án hiệu quả của doanh nghiệp để xét duyệt cho vay. Đồng thời
luôn quan tâm đến hiệu quả cho vay, coi trọng tính an toàn, khả năng thu hồi nợ của các khoản vay.
Có chính sách lãi suất cho vay phù hợp với từng khách hàng, doanh nghiệp, làm tốt công tác chăm sóc khách hàng. Giữ gìn và phát triển quan hệ gắn bó mật thiết với các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống.
Phấn đấu tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng lành mạnh, an toàn và hiệu quả. Phân tích, đánh giá thế mạnh từng ngành nghề, từng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả để chủ động tiếp thị, mở rộng quan hệ với những khách hàng tiềm năng, có tình hình tài chính ổn định, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Đối với những khoản cho vay đã có nợ gia hạn, nợ quá hạn, tập trung đôn đốc, theo dõi nguồn tài chính của khách hàng. Bám sát tình hình kinh doanh của khách hàng để đề ra biện pháp thu nợ để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Hạn chế phát sinh và giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn đến mức thấp nhất có thể.
Thực hiện nghiêm túc luật tổ chức tín dụng, quy trình cho vay của ngành và các quy định của NHNN, mức tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát.
Ngân hàng cần giữ vai trò tích cực hơn trong việc thu thập, cung cấp những thông tin cần thiết để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của khách hàng, là người tư vấn tốt nhất cho các doanh nghiệp về tài chính thị trường.
Nâng cao trình độ nhân viên hơn nữa theo hướng cho vay trên cơ sở hiểu biết khách hàng, chứ không đơn thuần là dựa vào tài sản cầm cố thế chấp.
Nghiên cứu thị trường để phát triển cơ hội nghề nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm mới cho vay đa dạng hơn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.