Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Cho vay các tổ chức kinh tế 60.641.450 71.100.403 102.995.768 110.893.123 Doanh nghiệp nhà nước 15.076.638 15.879.987 22.100.554 25.156.224 Các tổ chức kinh tế khác 45.564.812 55.220.416 80.895.214 85.736.899
Bảng 4.3: Tình hình cho vay của Sacombank theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2013 – 2016
Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank giai đoạn 2013 – 2016 (Đơn vị: triệu đồng)
Biểu đồ 4.3: Tình hình cho vay của Sacombank theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2013 – 2016
Cho vay cá
nhân 48.572.779 55.545.690 80.634.111 85.529.463 Tổng dư nợ
Cho vay các tổ chức tín dụng:
Tuy nền kinh tế còn nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp bị giải thể tăng lên nhưng với uy tín là một ngân hàng lớn, lâu đời, có nhiều chính sách ưu đãi để giúp các tổ chức kinh tế vượt qua khó khăn nên Sacombank vẫn tăng trưởng được tỷ lệ cho vay các tổ chức kinh tế. Cụ thể năm 2013 cho vay các tổ chức kinh tế trong nước đạt 60.641.450 triệu đồng, đến năm 2014 tăng 71.100.403 triệu đồng tương ứng 17,2% so với năm 2013 và đạt 102.995.768 triệu đồng vào năm 2015 tương ứng 44,9% so với năm 2014 và tiếp tục tăng đạt mức 110.893.123 triệu đồng vào năm 2016 tương đương 7,7% so với năm 2015. Để đạt được kết quả như vậy Sacombank đã thực hiện các giải pháp hỗ trợ các tổ chức kinh tế vượt qua khó khăn như ưu tiên cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay không có khả năng trả nợ đúng hạn do tác động của các yếu tố kinh tế trong nước và quốc tế làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, chậm tiêu thụ và sản xuất sản phẩm, ứ đọng tồn kho hàng hóa. Thực hiện miễn giảm lãi đối với khách hàng có thiện chí trả nợ, thực hiện không thu phí trả nợ trước hạn, phí cơ cấu lại thời hạn trả nợ, hỗ trợ các doanh nghiệp cơ cấu tài chính nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối vốn, nâng cao năng lực hoạt động, cải thiện năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển nhượng, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp…
Cho vay cá nhân:
Hoạt động cho vay cá nhân năm 2013 gặp nhiều khó khăn và thách thức, suy thoái kinh tế khiến cho người dân thắt chặt tiêu dùng cá nhân. Nên Sacombank đã ra nhiều biện pháp khắc phục, đồng thời triển khai các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi thu hút thêm khách hàng cá nhân mới. Sở dĩ ngân hàng đưa ra mức lãi suất ưu đãi cho khách hàng cá nhân bên cạnh doanh nghiệp là muốn hỗ trợ khách hàng cá nhân có nhu cầu về nhà ở, nhưng thiếu khả năng tài chính để chi trả cùng một lúc. Bên cạnh đó việc cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân thì ngân hàng ít chịu rủi ro vì ngân hàng cho vay với số tiền nhỏ, yêu cầu khách hàng cung cấp chứng từ pháp lý và tài sản đảm bảo, quy trình cho vay được kiểm soát chặt chẽ và nghiêm túc hơn nhằm có thể đảm bảo tối đa khả năng trả nợ của khách hàng. Vậy nên, Sacombank đã đưa các chính
sách phát triển mạnh khối sản phẩm khách hàng cá nhân, không ngừng tìm hiểu nghiên cứu thị trường với nhu cầu của khách hàng để cải tiến chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm nhằm nâng cao uy tín của Sacombank trên thị trường.
Năm 2014 mặc dù nền kinh tế còn chưa có nhiều khởi sắc so với năm 2013, nhưng với những kết quả đã đạt được ở năm 2013 Sacombank tiếp tục nỗ lực để vượt qua khó khăn. Cụ thể Sacombank đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tích cực, thông qua việc xây dựng nền tảng vững chắc, ưu tiên hướng vào thị trường mới là khối khách hàng cá nhân,…Kết quả dư nợ cho vay khách hàng cá nhân năm 2014 đạt 55.545.690 triệu đồng, tương ứng 14,4% so với năm 2013. Năm 2015 tiếp tục cố gắng và phát huy không ngừng nghỉ, Sacombank đã cho thấy hiệu quả trong cách làm việc và uy tín của mình, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân năm 2015 đạt 80.634.111 triệu đồng tương ứng 45,2% so với năm 2014. Và tiếp tục tăng đạt mức 85.529.463 triệu đồng năm 2016, tương ứng 6,1% so với năm 2015. Đồng thời Sacombank đang hướng tới mục tiêu tăng dần tỷ trọng này trong các năm tiếp theo.