Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng nợ xấu 1.594.528 1.507.089 3.397.153 10.508.608 Tổng dư nợ cho vay 109.214.229 126.646.093 183.629.879 196.422.586 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,46% 1,19% 1,85% 5,35%
Bảng 4.5: Tình hình nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2013 – 2016 Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank giai đoạn 2013 – 2016
(Đơn vị: triệu đồng)
Biểu đồ 4.5: Tình hình nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2013 – 2016
Một chỉ tiêu cũng rất quan trọng cần xem xét đó chính là nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng dư nợ cho vay. Nhìn vào số liệu ở bảng và biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ này ở mức cao và gia tăng với tốc độ nhanh trong năm 2015 – 2016. Cụ thể như sau:
• Giai đoạn trước khi sáp nhập với Southern Bank tình hình nợ xấu của
Sacombank ở mức ổn định năm 2013 chỉ ở mức 1.594.528 triệu đồng, sang năm 2014 giảm 5,5% đạt mức 1.507.089 triệu đồng.
• Giai đoạn sau khi sáp nhập với Southern Bank nợ xấu của Sacombank tăng đột biến đạt mức 3.397.153 triệu đồng năm 2015 (tăng 1.890.064 triệu đồng tương đương 125,4% so với năm 2014) và tiếp tục tăng cao đỉnh điểm 7.111.455 triệu đồng (tương đương tăng 209% so với cùng kỳ năm trước) đạt mức 10.508.608 triệu đồng năm 2016.
Qua phân tích 2 giai đoạn của Sacombank ta thấy được trước khi sáp nhập với Southern Bank thì Sacombank không phải ngân hàng yếu kém. Nhờ có nội lực, nên Sacombank duy trì được vị trí top 5 Ngân hàng lớn trong khối cổ phần. Vì vậy, bản thân hoạt động của ngân hàng không thể xấu đi, trở thành yếu kém chỉ trong một vài tháng như vậy được. Chẳng qua do Sacombank phải cáng đáng thêm Southern Bank, phải chịu những khoản nợ xấu lớn nên sau khi trích lập dự phòng, lợi nhuận mới giảm đi.
Mặt khác còn có yếu tố khách quan, trong thời gian từ năm 2103 – 2016 do tình hình giá cả một số mặt hàng nông – thủy – sản không ổn định làm cho khách hàng vay vốn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của khách hàng cũng như suy giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng, khả năng tài chính của một số khách hàng có hướng giảm do kinh doanh không hiệu quả, từ đó làm giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng, điển hình là xuất khẩu gạo năm 2015, giá chào bán gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm trong khi giá chào bán gạo của Việt Nam tăng và cao hơn so với Thái Lan, trước tình hình chung đó kết hợp với việc phải gánh chịu một phần nợ xấu của Southern Bank làm tỷ lệ nợ xấu của Sacombank năm 2015 tăng 125,4% so với năm 2014. Sang năm 2016 tỷ lệ này tăng cực mạnh 209% so với năm 2015. Ta thấy tỷ lệ nợ xấu năm 2016 gia tăng với tốc độ lớn hơn so với năm 2015, điều này cho thấy tỷ lệ nợ xấu của Sacombank đang ngày càng tăng cao, đây là điều đáng lo ngại cho hoạt động kinh doanh của Sacombank trong thời gian sắp tới, sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong việc quản lý chất lượng cho vay, hiệu quả hoạt động của các phòng ban trong việc ngăn chặn và xử lý nợ xấu và ngân hàng đang tiếp tục đưa ra các giải pháp để cải thiện dần tỷ lệ nợ xấu của Sacombank.