Bên cạnh những điểm mạnh trong hoạt động phát triển du lịch bền vững thì qua nghiên cứu cho thấy Tập đoàn Tuần Châu vẫn còn một số hạn chế, cụ thể:
Tập đoàn chƣa khai thác hết tiềm năng về phát triển du lịch mà thiên nhiên ban tặng cho địa phƣơng này. Quá trình phát triển sản phẩm chƣa đƣợc nghiên cứu bài bản, thiếu quy hoạch dài hạn, chủ yếu khai thác
những tài nguyên sẵn có hoặc sao chép, bắt chƣớc để hình thành sản phẩm du lịch. Hiện nay, sản phẩm du lịch của Tập đoàn dƣờng nhƣ vẫn khá đơn điệu phần lớn chỉ tập trung vào Vịnh Hạ Long mà chƣa khai thác các di sản khác; hàm lƣợng giá trị gia tăng thấp, thiếu tính độc đáo, khác biệt. Năm 2018 Tập đoàn đã phục vụ một số lƣợng khách nhỏ trong số hơn 5 triệu lƣợt khách quốc tế đến Quảng Ninh, đặc biệt là không khai thác đƣợc lợi thế cạnh tranh thu hút khách quốc tế so với các điểm du lịch khác tại Việt Nam và Asean thì không có nơi nào sở hữu một di sản đã hai lần đƣợc UNESCO vinh danh nhƣ vịnh Hạ Long.
Tập đoàn chƣa có chiến lƣợc phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trƣờng. Đi đôi với sự gia tăng về lƣợng khách, số lƣợng phƣơng tiện thủy hoạt động tại Cảng thì chất thải từ hoạt động du lịch ở Quảng Ninh ngày một tăng nhanh, nhất là ở các vùng trọng điểm phát triển du lịch. Bên cạnh đó, sự phát triển ồ ạt của các dự án đã của Tập đoàn ảnh hƣởng đến du lịch biển và môi trƣờng biển. Các dự án bất động sản nghỉ dƣỡng ven biển của tập đoàn có thể làm gia tăng áp lực lên môi trƣờng ven biển, tăng nguy cơ xói mòn đƣờng bờ biển và làm suy thoái hệ sinh thái biển đảo. Việc phát triển du lịch quá nhanh, quá “nóng” cũng có thể gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng nhƣ chất thải, nƣớc thải, rác thải ra biển.
Mặc dù đã rất chú trọng đầu tƣ cho con ngƣời nhƣng nhìn chung mặt bằng chất lƣợng nhân lực du lịch của Tập đoàn vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lƣợng phục vụ; thời gian tới Tập đoàn cần tiếp tục phát triển bổ sung thiếu hụt nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho hoạt động du lịch. Cụ thể, tập đoàn cần tiếp tục chú trọng đầu tƣ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức, thái độ, phong cách làm việc của lao động trong các công ty đơn vị thành viên. Bên cạnh đó, số lƣợng hƣớng dẫn
viên du lịch trình độ chuyên môn cao và giỏi ngoại ngữ chƣa nhiều, đặc biệt là hƣớng dẫn viên sử dụng các ngoại ngữ hiếm nhƣ: Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Thái Lan… còn rất ít, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của tập đoàn trong giai đoạn phát triển mới.
Tập đoàn chƣa có chiến lƣợc xây dựng thƣơng hiệu, đảm bảo an ninh thƣơng hiệu, quản lý thƣơng hiệu; xúc tiến quảng bá du lịch chƣa chuyên nghiệp, chƣa bài bàn, chƣa hiệu quả; mới chỉ dừng ở mức quảng bá hình ảnh chung mà chƣa tạo ra sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm. Trong khi đó, vấn đề nợ tiền bảo hiểm của ngƣời lao động để quá hạn kéo dài thƣờng xuyên bị cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh công bố, công khai trên cổng thông tin, các phƣơng tiện thông tin đại chúng gây ảnh hƣởng không nhỏ tới uy tín thƣơng hiệu của doanh nghiệp.
Tóm lại, bên cạnh những mặt tích cực trong hoạt động kinh doanh du lịch tại Tập đoàn Tuần Châu, hoạt động kinh doanh du lịch tại tập đoàn này vẫn còn những hạn chế nhƣ đã nêu trên. Hạn chế trên đến từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan nhƣ nhận thức của doanh nghiệp chƣa đầy đủ về kinh doanh du lịch bền vững, các kiến thức, kỹ năng du lịch chƣa đƣợc đào tạo bài bản, sự tham gia của nhà nƣớc và doanh nghiệp còn hạn chế trong khi cộng đồng địa phƣơng chƣa có đƣợc sự hỗ trợ phù hợp… Bên cạnh đó là công tác tham mƣu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý và phát triển dịch vụ, du lịch của một số cơ quan tham mƣu của các địa phƣơng còn hạn chế. Vì vậy, chƣa thu hút đƣợc sự vào cuộc tích cực của cộng đồng dân cƣ và doanh nghiệp; Lực lƣợng cán bộ, công chức trong công tác quản lý nhà nƣớc về dịch vụ, du lịch còn mỏng nhất là ở các địa phƣơng; Còn thiếu chính sách đủ mạnh để thu hút cộng đồng tham gia tích cực vào phát triển du lịch; Một số chính sách, quy định quản lý du lịch chƣa thực sự phù hợp với tình hình thực tế dẫn đến khó khăn cho địa phƣơng trong công tác quản lý, đặc biệt là cơ chế quản
lý lữ hành, quản lý tàu du lịch. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động dịch vụ, du lịch vẫn còn hạn chế, thiếu đồng bộ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển và hội nhập; Nguồn lực dành cho đầu tƣ phát triển dịch vụ, du lịch còn ở mức thấp chƣa tƣơng xứng để đáp ứng yêu cầu phát triển. Vì vậy, những định hƣớng và giải pháp đƣợc học viên trình bày ở chƣơng tiếp theo sẽ phần nào góp phần giúp tập đoàn kinh doanh và phát triển du lịch bền vững trong thời gian tới.
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CỦA TẬP ĐOÀN TUẦN CHÂU TRONG GIAI
ĐOẠN 2020-2025