Quản trị rủi ro trong hoạt động trinh sát của Cảnh sát kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của cảnh sát kinh tế trên địa bàn huyện cao lộc tỉnh lạng sơn​ (Trang 27)

1.3.1. Đặc điểm hoạt động trinh sát của lực lượng Cảnh sát kinh tế

Hoạt động trinh sát của Cảnh sát kinh tế là một công tác nghiệp vụ quan trọng trong đấu tranh phòng và chống tội phạm kinh tế nói chung, chống buôn lậu nói riêng. Hoạt động này vừa mang tắnh nghiệp vụ bắ mật vừa tuân thủ các qui định của pháp luật nhằm mục đắch nắm chắc tình hình, phƣơng thức, thủ đoạn của các đối tƣợng thực hiện tội phạm; phát hiện, thu thập, sử dụng các tài liệu, chứng cứ để xử lý các hành vi phạm tội theo các qui định của pháp luật và của ngành Công an. Với tắnh chất nhƣ vậy, hoạt động trinh sát của Cảnh sát kinh tế có liên quan đến nhiều yếu tố mang đến rủi ro và những trinh sát viên luôn phải đối mặt với nhiều dạng rủi ro dẫn đến mất an toàn trong hoạt động cũng nhƣ thiệt hại trực tiếp đến những cá nhân cụ thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trinh sát. Các yếu tố có thể mang đến rủi ro cho trinh sát bao gồm:

- Những phƣơng thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của các đối tƣợng gây khó khăn và rủi ro cho quá trình trinh sát và kết quả đạt đƣợc trong công tác trinh sát;

- Những yếu tố tự nhiên, khách quan mang đến rủi ro cho hoạt động trinh sát nhƣ địa hình, thời tiết, dịch bệnh;

- Những qui định, qui trình, nguyên tắc pháp luật trong tổ chức hoạt động trinh sát, trong thu thập chứng cứ, tài liệu;

- Các phƣơng thức trong phối hợp trinh sát nhƣ các ám, tắn hiệu, phƣơng thức liên lạc giữa các trinh sát viên, giữa trinh sát với lãnh đạo, chỉ huyẦ;

- Các phƣơng tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động trinh sát nhƣ vũ khắ, điện thoại, các thiết bị ghi âm, ghi hình,Ầ

Các rủi ro phổ biến có thể xảy ra trong quá trình tổ chức hoạt động trinh sát và đối với các trinh sát viên Cảnh sát kinh tế nhƣ:

- Thiệt hại về tắnh mạng, sức khỏe nhƣ bị hi sinh, bị thƣơng, bị tổn hại sức khỏe, bị bệnh tật do đối tƣợng phạm tội gây ra cho trinh sát;

- Các tài liệu, chứng cứ phục vụ đấu tranh chống buôn lậu bị tiêu hủy, tẩu tán, thất lạc, sai lệchẦ dẫn đến giá trị sử dụng làm căn cứ đấu tranh, xử lý bị giảm sút;

- Sự sai sót, vi phạm các qui trình, nguyên tắc trong hoạt động trinh sát dẫn đến làm thất bại kế hoạch đấu tranh hoặc trinh sát bị xử lý, kỷ luật hoặc các chế tài khácẦ;

- Những khó khăn, vƣớng mắc trong các qui định mang tắnh pháp lý; trong chỉ huy, chỉ đạo; trong quan hệ phối hợp dẫn đến những rủi ro cho trinh sát;

- Những rủi ro do các trang thiết bị phục vụ cho quá trình trinh sát còn thiếu, lạc hậu, hƣ hỏng, thiếu đồng bộẦ

1.3.2. Nội dung quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế

Quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế là toàn bộ những biện pháp, phƣơng pháp, cách thức của chủ thể quản trị lên quá trình hoạt động trinh sát nhằm bảo đảm cho hoạt động này an toàn, hiệu quả, giảm bớt các chi phắ do các tác động từ những rủi ro mang lại.

Về mặt lý thuyết, việc QTRR trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế có thể vận dụng Phƣơng trình quản trị ANPTT vào Phƣơng trình QTRR trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế. Tuy nhiên, do công tác trinh sát có những đặc thù riêng biệt nên phƣơng trình QTRR cũng có những yếu tố khác biệt. Theo đó, phƣơng trình QTRR trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế có thể khái quát nhƣ sau:

SỖS (ANCN) = (S1+S2+S3)-(C1 + C3)

Trong đó: SỖS= An ninh của chủ thể (trinh sát)

S1: An toàn của chủ thể = Sức khỏe + Nhận thức + Điều kiện hoạt động + Trang thiết bị hoạt động.

S2: Ổn định của chủ thể = Tắnh ổn định của môi trƣờng hoạt động. S3: Phát triển bền vững của chủ thể = Nâng cao năng lực, nhận thức + Đào tạo kỹ năng.

C1: Chi phắ quản trị rủi ro = Hoàn thiện cơ chế, chắnh sách đối với hoạt động trinh sát + tần suất kiểm tra sức khỏe + tần suất đào tạo tập huấn ứng phó rủi ro, khủng hoảng + kiểm tra thiết bị.

C3: Chi phắ khắc phục hậu quả = Điều trị do sức khỏe bị tổn thƣơng + sửa chữa, khắc phục những thiệt hại về phƣơng tiện, thiết bị + Chi phắ cho việc khắc phục những rủi ro trong quá trình thu thập chứng cứ, tài liệu (điều tra, xác minh lại; hủy án; các chi phắ khácẦ).

Nhƣ vậy, quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế trong phòng và chống buôn lậu chắnh là việc xây dựng kế hoạch và thực thi các biện pháp của Cảnh sát kinh tế nhằm bảo đảm an ninh, an toàn trong toàn

bộ hoạt động trinh sát chống buôn lậu, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho trinh sát và các hoạt động trinh sát. Do vậy, QTRR trong hoạt động trinh sát của Cảnh sát trong phòng, chống buôn lậu luôn đòi hỏi lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ tham gia vào hoạt động trinh sát phải có kiến thức chuyên môn cao, có kỹ năng xử lý tình huống, có kiến thức liên ngành và kiến thức về quản trị an ninh.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong Chƣơng 1, tác giả đã phân tắch, luận giải những nhận thức cơ bản về rủi ro, quản trị rủi ro và quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế trong đấu tranh chống buôn lậu. Cụ thể, tác giả đã nêu và phân tắch khái niệm rủi ro, phân loại rủi ro; khái niệm về quản trị rủi ro. Tác giả đã đi sâu làm rõ những nhận thức chung về an ninh phi truyền thống; quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế, trong đó đƣa ra những đặc điểm của hoạt động trinh sát và nội dung QTRR trong hoạt động trinh sát của Cảnh sát kinh tế; luận giải về vận dụng Phƣơng trình an ninh phi truyền thống vào việc QTRR trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế. Những nhận thức chung về cơ sở lý luận trên là căn cứ để tác giả thực hiện các bƣớc đánh giá thực trạng QTRR trong công tác trinh sát chống buôn lậu trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đƣợc thể hiện ở Chƣơng 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC TRINH SÁT CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƢƠNG MẠI CỦA

CẢNH SÁT KINH TẾ LẠNG SƠN TẠI HUYỆN CAO LỘC

2.1. Thực trạng tình hình buôn lậu, gian lận thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và trên địa bàn huyện Cao Lộc Lạng Sơn và trên địa bàn huyện Cao Lộc

2.1.1. Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn là tỉnh miền núi có đƣờng biên giới dài với 231km; có 2 cửa khẩu quốc tế; 1 cửa khẩu chắnh, 9 cửa khẩu phụ và nhiều đƣờng mòn, đƣờng tắt qua lại bên kia biên giới. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, cũng nảy sinh một số vấn đề phức tạp về tình hình trật tự an toàn xã hội. Các loại tội phạm đã triệt để lợi dụng địa bàn biên giới để hoạt động phạm tội, đặc biệt là hoạt động buôn lậu, gian lận thƣơng mại, buôn bán vận chuyển hàng giả, hàng cấm... Công tác đấu tranh với loại tội phạm này luôn diễn ra Ộnóng bỏngỢ với rất nhiều thủ đoạn tinh vi nhƣ hợp thức hóa

hàng buôn lậu thông qua các hợp đồng kinh tế giả mạo; khai sai giá trị thật của hàng xuất, nhập khẩu; ngụy trang, cất giấu hàng lậu tinh vi xen lẫn với hàng hóa hợp pháp; lợi dụng địa hình phức tạp để tìm cách đƣa hàng lậu qua biên giới; thậm chắ các đối tƣợng còn dùng vũ lực để chống lại các lực lƣợng làm nhiệm vụ hoặc tìm cách móc nối, mua chuộc những ngƣời thoái hóa, biến chất trong các cơ quan chức năng để thực hiện hành vi buôn lậu và gian lận thƣơng mại. Theo thống kê của Ban chỉ đạo 389 của tỉnh Lạng Sơn, các lực lƣợng chức năng của tỉnh mỗi năm phát hiện, xử lý hàng nghìn vụ buôn lậu, gian lận thƣơng mại, buôn bán hàng giả với số tiền xử phạt vi phạm hành chắnh hàng trăm tỷ đồng. Theo thống kê của Ban chỉ đạo 389 của tỉnh Lạng Sơn, từ năm 2016 đến hết năm 2019, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện 23.744 vụ buôn lậu, gian lận thƣơng mại, buôn bán hàng giả. Các cơ quan chức năng đã

tiến hành xử lý hành chắnh 19.431 vụ, chiếm 81,83% với giá trị hàng hóa lên tới 494 tỷ đồng; trong đó các cơ quan chức năng đã tiến hành khởi tố điều tra 1.266 vụ, chiếm tỷ lệ 5,33%; còn lại 12,9% số vụ đƣợc xử lý bằng các hình thức khác nhau [Bảng 2.1].

Bảng 2.1. Thống kê số vụ buôn lậu, gian lận thƣơng mại, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và kết quả xử lý

Số TT Số vụ phát hiện Số vụ xử lý hành chắnh Tỷ lệ Giá trị hàng hóa (tỷ đồng) Khởi tố điều tra Tỷ lệ 2016 6.134 4.424 72,1% 135 239 3,89% 2017 5.968 4.925 82,5% 116 346 5,79% 2018 5.798 4.958 85,5% 125 352 6,07% 2019 5.844 5.124 87,6% 118 329 5,62% Cộng 23.744 19.431 81,83% 494 1.226 5,33%

(Nguồn: Ban chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn)

Trong những năm qua, lực lƣợng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Lạng Sơn (phòng Cảnh sát kinh tế, Đội Cảnh sát kinh tế Công an các huyện và thành phố Lạng Sơn) đã tắch cực phối hợp với các lực lƣợng và các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều biện pháp (trong đó có các biện pháp trinh sát) phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các hành vi buôn lậu, gian lận thƣơng mại, buôn bán hàng giả, cụ thể:

- Năm 2016, lực lƣợng Cảnh sát kinh tế phát hiện, bắt giữ, xử lý 611 vụ; trong đó, Phòng Cảnh sát kinh tế bắt giữ, xử lý 170 vụ.

- Năm 2017, lực lƣợng Cảnh sát kinh tế phát hiện 698 vụ; trong đó, Phòng Cảnh sát kinh tế phát hiện, điều tra 174 vụ;

- Năm 2018, lực lƣợng Cảnh sát kinh tế phát hiện 637 vụ; trong đó, Phòng Cảnh sát kinh tế phát hiện, điều tra 114 vụ.

- Năm 2019, lực lƣợng Cảnh sát kinh tế phát hiện 652 vụ; trong đó, Phòng Cảnh sát kinh tế phát hiện, điều tra 117 vụ [Bảng 2.2.].

Bảng 2.2. Thống kê kết quả phát hiện, điều tra số vụ buôn lậu, gian lận thƣơng mại, buôn bán hàng giả của lực lƣợng Cảnh sát kinh tế,

Năm Tổng số vụ Lực lƣợng Cảnh

sát kinh tế phát hiện, điều tra

Tỷ lệ Phòng Cảnh sát kinh tế phát hiện, điều tra Tỷ lệ 2016 6.134 611 9,96% 170 2,77% 2017 5.968 689 11,54% 174 2,91% 2018 5.798 637 10,98% 114 1,97% 2019 5.844 652 11,15% 117 2,00%

(Nguồn: Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn)

Trƣớc diễn biến phức tạp của tội phạm buôn lậu, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Lạng Sơn đã chủ động tham mƣu, xây dựng kế hoạch đấu tranh, phối hợp với các lực lƣợng quản lý biên giới tăng cƣờng tuần tra kiểm soát; mở các đợt cao điểm đấu tranh quyết liệt với các hoạt động buôn lậu và gian lận thƣơng mại. Lực lƣợng quản lý biên giới phối hợp xây dựng các lán trại, tƣờng rào dây thép gai ngăn chặn các đƣờng mòn, đƣờng tắt qua biên giới, không để tình trạng xuất nhập cảnh trái phép và những hoạt động vi phạm khác diễn ra; qua đó đã kiềm chế hàng lậu qua các đƣờng mòn. Đặc biệt, lực lƣợng Cảnh sát kinh tế đã chú trọng sử dụng các biện pháp trinh sát để nắm tình hình hoạt động của các đối tƣợng cầm đầu, các tổ chức, đƣờng dây buôn lậu, buôn bán hàng cấm, gian lận thƣơng mại từ trong nội địa với các đối tƣợng ngoại biên. Mặt khác, sử dụng các biện pháp trinh sát đi sâu nắm tình hình, phƣơng thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tƣợng mang vác thuê (cửu vạn), các đối tƣợng tổ chức tiêu thụ, các đối tƣợng Ộđầu gấuỢ tìm

hàng giảẦ Vì vậy, các hoạt động của lực lƣợng Cảnh sát kinh tế, trong đó có Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn đã góp phần tắch cực kiềm chế các hoạt động buôn lậu, gian lận thƣơng mại, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh.

2.1.2. Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Huyện Cao Lộc nằm ở phắa Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, có toạ độ địa lý từ 220 01' đến 210 46' vĩ độ Bắc và từ 1060 37' đến 1070 04' kinh độ Đông, phắa Bắc của huyện là ranh giới quốc gia với Cộng hoa nhân dân Trung Hoa, phắa Tây Bắc giáp với huyện Văn Lãng, phắa Tây và Tây Nam giáp với các huyện Văn Quan và Chi Lăng, phắa Nam và Đông Nam giáp với các huyện Chi Lăng, Lộc Bình.

Theo giới hạn địa lý hiện tại huyện bao bọc thành phố Lạng Sơn, là trung tâm kinh tế, chắnh trị, là vùng kinh tế động lực của tỉnh. Huyện có 23 đơn vị hành chắnh gồm hai thị trấn là Đồng Đăng và thị trấn huyện lỵ Cao Lộc, 21 xã (xã Tân Thành, xã Xuân Long, xã Yên Trạch, xã Tân Liên, xã Gia Cát, xã Công Sơn, xã Mẫu Sơn, xã Xuất Lễ, xã Cao Lâu, xã Hải Yếnqu xã Lộc Yên, xã Thanh Lòa, xã Hòa Cƣ, xã Hợp Thành, xã Thạch Đạn, xã Bảo Lâm, xã Thụy Hùng, xã Song Giáp, xã Phú Xá, xã Bình Trung, xã Hồng Phong).

Huyện Cao Lộc có trên 75 km đƣờng biên giới với Trung Quốc, có 2 cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Ga Đồng Đăng, có các cặp chợ biên giới quan trọng, có các trục giao thông đƣờng bộ và đƣờng sắt quốc tế, quốc lộ 1A, 1B, 4B, 4A liên kết với tất cả các huyện, với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Thành phố Lạng Sơn là trung tâm chắnh trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Lạng Sơn nằm gần nhƣ hoàn toàn trong phạm vi địa giới của huyện Cao Lộc, đây còn là vùng kinh tế động lực của tỉnh, nên đã tạo lợi thế to lớn cho huyện Cao Lộc trong phát triển kinh tế - xã hội và khẳng định tầm quan trọng

về quốc phòng - an ninh không chỉ đối với Lạng Sơn, mà còn đối với toàn quốc.

Với địa thế nhƣ trên, Cao Lộc đã trở thành địa bàn trọng điểm về buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thƣơng mại không chỉ của tỉnh Lạng Sơn mà còn là một trọng điểm của cả nƣớc. Lƣợng hàng hóa thông thƣơng giữa Việt Nam Ờ Trung Quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị, Đồng Đăng rất lớn; bên cạnh đó còn đƣờng mòn, lối mở dọc 75 km đƣờng biên là địa bàn lý tƣởng cho các đối tƣợng tập kết hàng hóa và thực hiện các hành vi buôn lậu, gian lận thƣơng mại, buôn bán hàng cấm.

Theo thống kê của Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn, từ năm 2016 đến năm 2019, trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, các cơ quan chức năng đã phát hiện 11.322 vụ buôn lậu, gian lận thƣơng mại, buôn bán hàng giả; chiếm 47,68% số vụ trên địa bàn toàn tỉnh; trong đó lực lƣợng Cảnh sát kinh tế, phát hiện, xử lý 1.296 vụ, chiếm 11,44%, cụ thể [Bảng 2.3.]:

- Năm 2016, phát hiện 3.264 vụ, trong đó lực lƣợng Cảnh sát kinh tế phát hiện, điều tra 387 vụ, chiếm 11,85%;

- Năm 2017, phát hiện 2.773 vụ, trong đó lực lƣợng Cảnh sát kinh tế phát hiện, điều tra 287 vụ, chiếm 10,34%;

- Năm 2018, phát hiện 2.649 vụ, trong đó lực lƣợng Cảnh sát kinh tế phát hiện, điều tra 298 vụ, chiếm 11,25%;

- Năm 2019, phát hiện 2.636 vụ, trong đó lực lƣợng Cảnh sát kinh tế phát hiện, xử lý 284 vụ, chiếm 10,77%.

Bảng 2.3. Thống kê số vụ buôn lậu, gian lận thƣơng mại, buôn bán hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của cảnh sát kinh tế trên địa bàn huyện cao lộc tỉnh lạng sơn​ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)