Thực trạng Quản trị rủi ro trong công tác trinh sát chống buôn lậu trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của cảnh sát kinh tế trên địa bàn huyện cao lộc tỉnh lạng sơn​ (Trang 37)

trên địa bàn huyện Cao Lộc của Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn

2.2.1. Thực trạng tổ chức lực lượng của Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn

Tổ chức bộ máy của Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn đƣợc qui định trong các quyết định của Bộ Công an và Công an tỉnh Lạng Sơn. Theo đó, đến hết năm 2019, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn có 70 cán bộ, chiến sĩ, gồm 01 Trƣởng phòng, 03 Phó trƣởng phòng đƣợc biên chế thành 05 đội nghiệp vụ. Trong số 70 cán bộ, chiến sĩ, nam giới có 63 ngƣời (chiếm 90%) và 07 nữ (chiếm 10%). Sở dĩ số cán bộ, chiến sĩ là nam giới chiếm tỷ lệ cao là do tắnh chất công tác phòng, chống tội phạm kinh tế đòi hỏi cán bộ, trinh sát phải có sức khỏe, xông xáo, mạnh mẽ và đối mặt với nhiều nguy hiểm nên cán bộ, trinh sát là nữ giới sẽ gặp nhiều khó khăn.

Về độ tuổi:

+ Từ 18 đến 30 tuổi: 17 ngƣời; + Từ 31 tuổi đến 45 tuổi: 33 ngƣời; + Từ 46 tuổi đến 55 tuổi: 16 ngƣời; + Trên 55 tuổi: 04 ngƣời.

Với độ tuổi nhƣ trên có thể thấy, phần lớn cán bộ, trinh sát của đơn vị ở độ tuổi từ 18 đến 45, trong đó chủ yếu từ 31 đến 45 tuổi. Đây là những ngƣời có sức khỏe, nhiều kinh nghiệm, năng động, xông xáo trong hoạt động nghiệp vụ nên hiệu quả công tác cao. Số ngƣời từ 46 tuổi đến 55 tuổi và trên 55 tuổi

chiếm tỷ lệ không cao, phần lớn là những ngƣời đã trƣởng thành, có nhiều kinh nghiệm và công hiến trong lực lƣợng, giữ các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy từ đội phó đến trƣởng phòng.

- Về trình độ học vấn:

+ Đại học và sau đại học: 52 ngƣời, chiếm 74,3%; + Trung cấp, cao đẳng: 14 ngƣời, chiếm 20,0%; + Trung học phổ thông: 04 ngƣời, chiếm 5,7%.

Nhƣ vậy, phần lớn cán bộ, trinh sát, chiến sỹ của đơn vị đều đƣợc đào tạo cơ bản về nghiệp vụ, pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp của một lực lƣợng chủ công trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế nói chung, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, buôn bán hàng cấm nói riêng. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ cán bộ chƣa đƣợc đào tạo cơ bản và đƣợc bố trắ làm nhiệm vụ gián tiếp nhƣ hậu cần, văn thƣ, lái xeẦ.

- Về trang bị: Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Lạng Sơn đã đƣợc quan tâm trang bị nhiều phƣơng tiện, cơ sở vật chất phục vụ công tác và chiến đấu nhƣ trụ sở làm việc, vũ khắ, công cụ hỗ trợ, phƣơng tiện giao thông, liên lạc (nhƣ xe ô tô, bộ đàm, camera, máy ảnh, máy ghi âm, súng quân dụng, còng,Ầ).

2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trinh sát chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn huyện Cao Lộc của Cảnh sát kinh tế, Công an Lạng Sơn

Để phục vụ có hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Phòng Cảnh sát kinh tế đã bố trắ trinh sát bám sát địa bàn, đối tƣợng với mục đắch, yêu cầu là: Nắm chắc tình hình; bắt giữ đƣợc đối tƣợng, thu giữ đƣợc hàng hóa, bảo đảm an toàn cho trinh sát cũng nhƣ đối tƣợng; đảm bảo tốt các yêu cầu về chắnh trị, pháp luật và nghiệp vụ.

Nội dung cơ bản của công tác trinh sát chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại trên địa bàn huyện Cao Lộc là:

- Sử dụng biện pháp nghiệp vụ bắ mật nắm phƣơng thức, thủ đoạn, thời gian vận chuyển hàng hóa, số lƣợng, chủng loại hàng hóa, qui mô, cách thức tàng trữ, cất giấu, vận chuyển, tiêu thụ hàng hóaẦ. để chỉ huy phân công lực lƣợng tiến hành các biện pháp kiểm tra, bắt giữ bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Cụ thể sau khi trinh sát nhận đƣợc thông tin từ cơ sở bắ mật báo nhà đối tƣợng A trên địa bàn thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, vào ban đêm thƣờng xuyên có xe ô tô đằng sau chở rất nhiều loại bao tạp vào trong nhà sau đó khóa cửa bên trong lại. Trinh sát cùng phối hợp với cơ sở bắ mật nắm bắt và xử lý thông tin trên, cần phải sử dụng các biện pháp nghiệp vụ theo dõi giám sát bắ mật mọi hoạt động của đối tƣợng khi đối tƣợng vận chuyển hàng hóa về có thƣờng xuyên hay không, có cùng một thời gian cố định không, loại hàng hóa đối tƣợng nhập lậu là loại hàng hóa gì, vị trắ nhà của đối tƣợng có bao nhiêu lối đi lại để tránh tình trạng tẩu thoát hàng hóa theo lối đi phụ, điều tra nhân thân lai lịch của đối tƣợng A và gia đình đề phòng trƣờng hợp các đối tƣợng manh động chống trả lại lực lƣợng chức năng, thời điểm nào thì đối tƣợng vận chuyển hàng hóa ra khỏi nhà, bên ngoài nhà đối tƣợng có ngƣời canh gác đề phòng từ xa khi thấy lực lƣợng chức năng hay không. Sau khi đã nắm chắc toàn bộ phƣơng thức thủ đoạn ... của đối tƣợng, trinh sát báo cáo chỉ huy và xin ý kiến chỉ đạo.

- Sử dụng biện pháp trinh sát trực tiếp nắm tình hình vận chuyển hàng hóa của đối tƣợng trên từng địa bàn, nhất là cửa khẩu, lối mòn, khu vực có địa hình phức tạp, hiểm trở; đồng thời sử dụng biện pháp này phát hiện đối tƣợng cầm đầu, các đối tƣợng có liên quan đến đƣờng dây, ổ nhóm tổ chức buôn lậu có qui mô lớn. Khu vực lối món biên giới giáp Việt Nam và Trung Quốc là những khu vực có địa hình phức tạp, rừng núi cao hiểm trở, dân cƣ thƣa thớt điển hình là khu vực xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc. Lợi dụng địa thế này cùng với việc cƣ dân ở đây không hiểu biết dễ bị lôi kéo vì thế các đối tƣợng buôn lậu đã lôi kéo những cƣ dân ở đây cùng tham gia đƣờng dây buôn lậu

phi pháp của chúng. Các đối tƣợng chỉ đạo sử dụng máy múc san gạt khu đất trống làm bãi đỗ xe tập kết hàng hóa, chỉ đạo cƣ dân ở đây tháo dỡ hàng rào biên giới mở đƣờng cho chúng vận chuyển hàng hóa nhập lậu qua biên giới vào địa phận Việt Nam. Bên ngoài chúng cho ngƣời cảnh giới trên toàn tuyến đƣờng đi, khi phát hiện ngƣời lạ vào khu vực lập tức thông báo cho các đối tƣợng khác biết. Địa điểm này rất khó tiếp cận để bố trắ lực lƣợng bắt giữ, nắm bắt thông tin nhƣ trên các trinh sát thƣờng phải thƣờng xuyên thay đổi trong vai ngụy trang nhƣ xe ôm, ngƣời giao hàng ... trực tiếp thâm nhập vào địa bàn và tiếp cận đƣợc các đối tƣợng một cách hợp lý, sau khi đã tiếp cận đƣợc một trong số đối tƣợng này cần nhanh chóng làm quen, gây thiện cảm và tạo lòng tin đối với đối tƣợng để khai thác thông tin về đƣờng dây buôn lậu, phƣơng thức thủ đoạn và đối tƣợng cầm đầu, nếu cần có thể phải sử dụng những hoạt động trinh sát để hỗ trợ và phối kết hợp với việc sử dụng mạng lƣới bắ mật trong trƣờng hợp phức tạp nhƣ thế này. Sau khi đã nắm rõ quy luật hoạt động của đƣờng dây và nắm rõ đối tƣợng cầm đầu cùng các đối tƣợng khác, trinh sát báo cáo và lập kế hoạch bắt giữ xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.

- Sử dụng biện pháp trinh sát kết hợp với các biện pháp công khai và phối hợp giữa các lực lƣợng để tiến hành bắt giữ hàng lậu khi đang tập kết hoặc vận chuyển, không để các đối tƣợng hợp thức hóa, tẩu tán, tiêu hủy hoặc đánh tháo khi bị bắt giữ.

Loại mặt hàng điện thoại là loại mặt hàng có giá trị rất lớn, vì vậy các đối tƣợng buôn lậu từ trƣớc đến nay vẫn liên tục vận chuyển nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam, vì là loại mặt hàng có giá trị lớn nên các đối tƣợng vận chuyển thƣờng sử dụng xe ô tô cá nhân và rất manh động, liều lĩnh khi gặp lực lƣợng chức năng các đối tƣợng phần lớn là điều khiển xe ô tô bỏ chạy, chèn xe và thậm trắ là đâm thẳng vào chốt chặn của lực lƣợng chức năng. Trên địa bàn huyện Cao Lộc, có đối tƣợng B là đối tƣợng thƣờng

xuyên vận chuyển buôn lậu mặt hàng điện thoại có tiếng, nhƣng đối tƣợng này rất ranh ma và khôn khéo trong việc vận chuyển gây khó khăn không nhỏ cho các trinh sát trong việc kiểm tra bắt giữ, khi đến đƣờng cùng đối tƣợng B thƣờng đâm thẳng xe ô tô vào lực lƣợng chức năng và bỏ chạy, vì vậy các trinh sát phải theo dõi nắm bắt chặt chẽ mọi hoạt động của đối tƣợng trong một thời gian dài, loại xe, biển kiểm soát xe , nơi xuất phát, thời gian xuất phát, lịch trình vận chuyển đi của đối tƣợng... Sau khi đã nắm rõ các trinh sát bố trắ lực lƣợng đợi sẵn gần nhà đối tƣợng, đồng thời một tổ phối hợp với lực lƣợng Cảnh sát giao thông tạo một chốt chặn tại khu vực hợp lý nằm trên đƣờng vận chuyển của đối tƣợng, khi đối tƣợng xuất phát vận chuyển hàng đi , các trinh sát bám theo sau đồng thời liên lạc với lực lƣợng Cảnh sát giao thông tiến hành dừng xe kiểm tra các xe đi đằng trƣớc đối tƣợng nhằm đánh tắc làn đƣờng chặn hết các lỗ hổng không để đối tƣợng có cơ hội điều khiển xe và hàng hóa bỏ chạy, các trinh sát tiến hành kiểm tra và bắt giữ.

- Trong quá trình tổ chức hoạt động trinh sát có sự phối hợp với các lực lƣợng trên cùng một địa bàn nhƣ Bộ đội biên phòng, Hải quan, Quản lý thị trƣờng, Cảnh sát giao thôngẦ tạo thế trận liên hoàn trong phát hiện, bắt giữ, xử lý đối tƣợng buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thƣơng mại trên địa bàn.

Hoạt động buôn lậu, gian lận thƣơng mại... trên địa bàn huyện Cao Lộc thời điểm hiện tại có những diễn biến phức tạp, tinh vi. Các đối tƣợng dùng mọi thủ đoạn để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thƣơng mại, hàng giả, chúng lợi dụng đƣờng mòn biên giới để thực hiện hành vi vận chuyển hàng lậu, bên cạnh đó xuất hiện hình thức buôn lậu khác hết sức tinh vi là gom hàng biên giới, dùng hóa đơn để hợp thức hóa nhằm qua mắt lực lƣợng chức năng kiểm tra. Nhằm ngăn chặn các hành vi buôn lậu của các đối tƣợng, lực lƣợng trinh sát sử dụng biện pháp nghiệp vụ rà soát địa bàn trọng yếu, hoạt động của các đối tƣợng, phối hợp với lực lƣợng biên phòng giám sát , theo

dõi bắ mật các khu vực đƣờng mòn, lối mở biên giới để kiểm soát hoạt động các đối tƣợng nghi vấn, ngoài ra trinh sát đã phối hợp với lực lƣợng hải quan theo dõi phát hiện trong một số kho hàng tại khu vực cửa khẩu các đối tƣợng thƣờng xuyên vận chuyển hàng hóa nhập lậu cất giấu bên trong, tiến hành kiểm tra và xử lý kịp thời những hành vi chứa chấp, kinh doanh, vận chuyển hàng lậu. Ngoài tuyến biên giới, trong khu vực thị trấn các trinh sát sử dụng hoạt động trinh sát nắm bắt một số cửa hàng có nghi vấn buôn bán tàng trữ hàng lậu, do liên quan đến việc các đối tƣợng dùng hóa đơn để hợp thức hóa và một số mặt hàng nghi vấn là hàng giả vì vậy các trinh sát cùng phối hợp với lực lƣợng quản lý thị trƣờng, cơ quan thuế tiến hành kiểm tra và xử lý các cửa hàng trên.

Để bảo đảm an toàn, hiệu quả trong quá trình tổ chức trinh sát chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, buôn bán hàng giả trên địa bàn huyện Cao Lộc, chỉ huy Phòng Cảnh sát kinh tế đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho mỗi nhiệm vụ công tác. Theo đó, mỗi tổ công tác trinh sát đều phải xác định đƣợc nhiệm vụ rõ ràng, các yêu cầu nghiệp vụ cụ thể với nguyên tắc bảo đảm an toàn cho trinh sát và các lực lƣợng cùng tham gia cũng nhƣ ngƣời dân; thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ, vật chứng, hàng hóa làm cơ sở cho việc đấu tranh, xử lý. Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, đúng các qui định của pháp luật cũng nhƣ các nguyên tắc, qui định của ngành Công an; không để lộ bắ mật nghiệp vụ.

Các tổ công tác phải lên phƣơng án trinh sát cụ thể, dự kiến các tình huống để chủ động có đối sách và biện pháp xử lý an toàn, hiệu quả. Có sự phân công cụ thể nhiệm vụ của từng trinh sát cũng nhƣ chỉ huy từng tổ, nhóm tạo sự phối hợp nhịp nhàng từ khâu nắm tình hình, phát hiện hàng hóa, đối tƣợng đến quá trình đấu tranh, bắt giữ, xử lý cũng nhƣ kế hoạch sử dụng vũ khắ, phƣơng tiện, công cụ hỗ trợ một cách đúng đắn, chắnh xác. Mọi hoạt động của trinh sát đều có sự chỉ huy, chỉ đạo thƣờng xuyên, thống nhất, chặt

chẽ theo phân công, phân cấp và phải đƣợc thông tin, báo cáo, kiểm tra, đánh giá cụ thể, kịp thời.

Với các mục tiêu, yêu cầu, phƣơng pháp tiến hành trinh sát trong quá trình đấu tranh phòng, chống buôn lậu trên địa bàn huyện Cao Lộc của lực lƣợng Cảnh sát kinh tế Lạng Sơn đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, góp phần kiềm chế tình trạng buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thƣơng mại rất nóng bỏng trên địa bàn này. Kết quả hoạt động trinh sát là nguồn tài liệu, căn cứ quan trọng để Cảnh sát kinh tế phát hiện, điều tra, xử lý các vụ buôn lậu trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói chung, địa bàn huyện Cao Lộc nói riêng (xem bảng 2.1.; bảng 2.2.; bảng 2.3.).

Tuy nhiên, việc quản trị rủi ro trong hoạt động trinh sát chống buôn lậu của Cảnh sát kinh tế trên địa bàn huyện Cao Lộc trên thực tế chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Điều này dẫn đến hiệu quả công tác trinh sát chƣa cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro về tắnh mạng, sức khỏe của trinh sát cũng nhƣ những ngƣời tham gia vào công tác đấu tranh chống buôn lậu và ngƣời dân. Mặt khác, rủi ro về việc lộ bắ mật nghiệp vụ cũng nhƣ những thất bại trong kế hoạch trinh sát, trong bắt giữ, xử lý đối tƣợng, hàng hóa hoặc tai nạn, rủi ro khác nhất là khi bị các đối tƣợng chống đối, tẩu tán hàng hóa...

Thực tế cho thấy công tác đấu tranh chống buôn lậu của Cảnh sát kinh tế trong những năm qua chƣa chú trọng về việc quản trị rủi ro trong hoạt động trinh sát. Trong khi làm nhiệm vụ trinh sát tại khu vực đƣờng 06, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, Lạng sơn, tổ công tác phát hiện một số đối tƣợng đang có hành vi vận chuyển lô hàng hóa nhập lậu đi qua khu vực đƣờng mòn giáp với Trung Quốc, do nóng vội và xem thƣờng những rủi ro có thể xảy ra, mặc dù lực lƣợng mỏng nhƣng các trinh sát vẫn tiến hành bắt giữ các đối tƣợng và lô hàng hóa nhập lậu tại khu vực đƣờng mòn sát với Trung Quốc mà không chủ động liên lạc trƣớc với lực lƣợng bộ đội biên phòng hỗ trợ, dẫn đến việc các đối tƣợng buôn lậu giành giật lô hàng nhập lậu với tổ công tác và

chạy ngƣợc về phắa biên giới Trung Quốc để tẩu tán, một số đối tƣợng côn đồ cầm gạch đá ném về phắa tổ công tác nhằm tẩu thoát, kết quả các trinh sát bị thƣơng nhẹ không ảnh hƣởng đến sức khỏe và hàng hóa bị các đối tƣợng tẩu tán. Đây là bài học cần rút kinh nghiệm trong công tác đấu tranh chống tội phạm buôn lậu của các trinh sát.

Mặt khác, khó khăn chung trong công tác trinh sát có thể kể đến thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác trinh sát và đào tạo các kỹ năng liên quan, cập nhật theo xu hƣớng quốc tế vốn còn nhiều hạn chế, nhất là trong việc tiếp cận công nghệ trinh sát mới tại các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Đức các nƣớc OECD, khối G7. Những thiết bị, công nghệ này rất khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của cảnh sát kinh tế trên địa bàn huyện cao lộc tỉnh lạng sơn​ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)