Quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế là toàn bộ những biện pháp, phƣơng pháp, cách thức của chủ thể quản trị lên quá trình hoạt động trinh sát nhằm bảo đảm cho hoạt động này an toàn, hiệu quả, giảm bớt các chi phắ do các tác động từ những rủi ro mang lại.
Về mặt lý thuyết, việc QTRR trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế có thể vận dụng Phƣơng trình quản trị ANPTT vào Phƣơng trình QTRR trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế. Tuy nhiên, do công tác trinh sát có những đặc thù riêng biệt nên phƣơng trình QTRR cũng có những yếu tố khác biệt. Theo đó, phƣơng trình QTRR trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế có thể khái quát nhƣ sau:
SỖS (ANCN) = (S1+S2+S3)-(C1 + C3)
Trong đó: SỖS= An ninh của chủ thể (trinh sát)
S1: An toàn của chủ thể = Sức khỏe + Nhận thức + Điều kiện hoạt động + Trang thiết bị hoạt động.
S2: Ổn định của chủ thể = Tắnh ổn định của môi trƣờng hoạt động. S3: Phát triển bền vững của chủ thể = Nâng cao năng lực, nhận thức + Đào tạo kỹ năng.
C1: Chi phắ quản trị rủi ro = Hoàn thiện cơ chế, chắnh sách đối với hoạt động trinh sát + tần suất kiểm tra sức khỏe + tần suất đào tạo tập huấn ứng phó rủi ro, khủng hoảng + kiểm tra thiết bị.
C3: Chi phắ khắc phục hậu quả = Điều trị do sức khỏe bị tổn thƣơng + sửa chữa, khắc phục những thiệt hại về phƣơng tiện, thiết bị + Chi phắ cho việc khắc phục những rủi ro trong quá trình thu thập chứng cứ, tài liệu (điều tra, xác minh lại; hủy án; các chi phắ khácẦ).
Nhƣ vậy, quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế trong phòng và chống buôn lậu chắnh là việc xây dựng kế hoạch và thực thi các biện pháp của Cảnh sát kinh tế nhằm bảo đảm an ninh, an toàn trong toàn
bộ hoạt động trinh sát chống buôn lậu, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho trinh sát và các hoạt động trinh sát. Do vậy, QTRR trong hoạt động trinh sát của Cảnh sát trong phòng, chống buôn lậu luôn đòi hỏi lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ tham gia vào hoạt động trinh sát phải có kiến thức chuyên môn cao, có kỹ năng xử lý tình huống, có kiến thức liên ngành và kiến thức về quản trị an ninh.
Tiểu kết Chƣơng 1
Trong Chƣơng 1, tác giả đã phân tắch, luận giải những nhận thức cơ bản về rủi ro, quản trị rủi ro và quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế trong đấu tranh chống buôn lậu. Cụ thể, tác giả đã nêu và phân tắch khái niệm rủi ro, phân loại rủi ro; khái niệm về quản trị rủi ro. Tác giả đã đi sâu làm rõ những nhận thức chung về an ninh phi truyền thống; quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế, trong đó đƣa ra những đặc điểm của hoạt động trinh sát và nội dung QTRR trong hoạt động trinh sát của Cảnh sát kinh tế; luận giải về vận dụng Phƣơng trình an ninh phi truyền thống vào việc QTRR trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế. Những nhận thức chung về cơ sở lý luận trên là căn cứ để tác giả thực hiện các bƣớc đánh giá thực trạng QTRR trong công tác trinh sát chống buôn lậu trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đƣợc thể hiện ở Chƣơng 2.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC TRINH SÁT CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƢƠNG MẠI CỦA
CẢNH SÁT KINH TẾ LẠNG SƠN TẠI HUYỆN CAO LỘC