Hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của cảnh sát kinh tế trên địa bàn huyện cao lộc tỉnh lạng sơn​ (Trang 49 - 57)

- Quản trị rủi ro trong hoạt động trinh sát chƣa đƣợc lãnh đạo và cán bộ, chiến sĩ của đơn vị thực sự quan tâm. Qua khảo sát thực tế cho thấy, mặc dù những rủi ro về con ngƣời và quá trình tổ chức trinh sát chƣa xảy ra những thiệt hại, tổn thất nào đáng kể nhƣng từ lãnh đạo, chỉ huy đến cán bộ, trinh sát của Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn chƣa thực sự có ý thức xây dựng một qui trình về quản trị rủi ro. Do đó, từ khâu lên kế hoạch trinh sát đến phân công nhiệm vụ, trang bị phƣơng tiệnẦ phục vụ cho công tác trinh sát chƣa đặt ra một cách đầy đủ, toàn diện về phòng ngừa, hạn chế rủi ro.

Khi nắm bắt đƣợc thông tin trong khu vực xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn, các đối tƣợng đang tập kết số lƣợng hàng hóa có giá trị lớn qua hàng rào biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam, tổ trinh sát đã báo cáo lãnh đạo và di chuyển đến địa điểm tập kết của các đối tƣợng. Do kiến thức nghiệp vụ của các trinh sát chƣa chuyên sâu và không tắnh đến vấn đề phát sinh rủi ro khi đang làm nhiệm vụ, dẫn đến việc tiếp cận bị các đối tƣợng canh phòng, cảnh giới trên tuyến đƣờng phát hiện và thông báo cho các đối tƣợng khác nhanh chóng tẩu thoát, xóa dấu vết. Kế hoạch bắt giữ hàng hóa không thành công, các đối tƣợng bỏ trốn, hàng hóa bị tẩu tán, với kết quả nhƣ vậy các trinh sát trong tổ đều bị kiểm điểm, phê bình.

- Công tác đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về quản trị rủi ro trong công tác trinh sát chƣa đƣợc đơn vị đƣa vào các nội dung sinh hoạt, công tác thƣờng xuyên. Vì vậy, nhiều trinh sát không nắm rõ và cũng chƣa có nhận thức đầy đủ về an ninh phi truyền thống, về quản trị rủi ro, qui trình quản trị rủi ro, từ đó dẫn đến việc thiếu kiến thức và ý thức về phòng ngừa rủi ro trong công tác, tạo kẽ hở, rủi ro trong các kế hoạch trinh sát, kế hoạch phá ánẦ

Chắnh vì vấn đề này đã ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng của một số trinh sát quá tự tin trong công tác đấu tranh với các đối tƣợng buôn lậu không có nhận thức về phòng ngừa rủi ro trong công tác, dẫn đến kết quả bắt giữ hàng hóa không thành công. Điển hình sau khi nhận đƣợc tin báo tại khu vực bãi đỗ xe thuộc Trung tâm thƣơng mại, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, các đối tƣợng đang tập kết lô hàng hóa nhập lậu mặt hàng gồm hàng điện tử, phụ kiện điện thoại các loại. Các trinh sát lập tức đến ngay địa điểm tập kết và bắt giữ các đối tƣợng cùng lô hàng hóa nhập lậu, do lực lƣợng quá mỏng chỉ có 03 trinh sát không có lực lƣợng hỗ trợ vì thế các đối tƣợng buôn lậu hô hào vào giằng co lại số hàng và xé lẻ ra và tẩu tán hết, dẫn đến việc kế hoạch bắt giữ hàng hóa không thành công.

- Việc trang bị và đƣa vào sử dụng các thiết bị, công nghệ tiên tiến phục vụ công tác trinh sát, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động trinh sát chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Hiện nay các thiết bị giúp cho trinh sát hạn chế tiếp cận mục tiêu, tiếp cận đối tƣợng, có thể quan sát, giám sát từ xa nhƣ thiết bị bay không ngƣời lái, camera hồng ngoại, ống nhòm có độ zoom lớnẦ chƣa đƣợc trang bị đầy đủ. Bản thân các trinh sát cũng chƣa đƣợc tập huấn, làm chủ đƣợc các thiết bị mới nên hạn chế hiệu quả trong công tác trinh sát, tăng tắnh rủi ro trong khi thực thi nhiệm vụ trinh sát.

Công tác quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn trên địa bàn huyện Cao Lộc còn hạn chế, vƣớng mắc do những nguyên nhân sau:

+ Thứ nhất, trong xu thế hội nhập toàn cầu, với sự tăng cƣờng hợp tác sâu, rộng trong lĩnh vực kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ, sự bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ và sự xóa bỏ hàng rào thuế quan, biên giới hải quan giữa các quốc gia khiến tội phạm kinh tế, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên thế giới nói chung và ở nƣớc ta nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp. Công tác đấu tranh phòng ngừa và xử lý loại tội phạm này cũng vì thế mà ngày càng khó khăn, đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hóa và nƣớc ta đang ở trong giai đoạn nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN. Địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói chung, địa bàn huyện Cao Lộc nói riêng có những đặc điểm thuận lợi về địa lý, kinh tế, xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế; tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì mặt trái của nền cơ chế thị trƣờng, nhất là sự thúc đẩy về lợi nhuận rất lớn do buôn lậu và gian lận thƣơng mại làm cho các đối tƣợng hoạt động ngày càng trắng trợn, tinh vi hơn. Điều này cũng tạo nên sự gia tăng các rủi ro trong công tác điều tra, xử lý tội phạm nói chung, công tác trinh sát nói riêng.

+ Thứ hai, công tác giải thắch, hƣớng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật hình sự chƣa đáp ứng yêu cầu.

Giải thắch và hƣớng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật là hoạt động vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh hệ thống pháp luật của nƣớc ta chƣa đƣợc hoàn thiện, còn nhiều nội dung chƣa rõ ràng, trùng lặp, chồng chéo. Thực tiễn lập pháp và lập quy thời gian vừa qua cho thấy nhiều trƣờng hợp luật đƣợc ban hành nhƣng phải chờ văn bản dƣới luật giải thắch, hƣớng dẫn chi tiết mới có thể áp dụng vào cuộc sống, bởi các quy định trong luật còn khái quát, chung chung, hoặc có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau.

Đối với các quy định về tội phạm hoạt động qua biên giới vẫn còn nhiều nội dung cần phải có văn bản giải thắch, hƣớng dẫn mới có thể áp dụng một cách thống nhất trong thực tiễn. Do đó, công tác giải thắch, hƣớng dẫn áp

dụng pháp luật thời gian qua chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn, chƣa giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật tháo gỡ những vƣớng mắc trong áp dụng Bộ luật hình sự để giải quyết các vụ án buôn lậu, buôn bán hàng cấm, gian lận thƣơng mại. Điều này dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật không thống nhất; cùng một hành vi phạm tội, với tắnh chất, mức độ tƣơng đồng nhau nhƣng mỗi nơi, mỗi lúc lại xử lý một kiểu nên không đảm bảo tắnh công bằng, khách quan và sự thống nhất trong đƣờng lối xử lý. Những vƣớng mắc đó có tác động, ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình hoạt động trinh sát, trong đó có những rui ro có thể xảy ra.

+ Thứ ba, lực lƣợng trực tiếp tham gia đấu tranh chống tội phạm qua biên giới còn thiếu về số lƣợng, hạn chế về trình độ:

Lực lƣợng trinh sát còn mỏng, trong đó đội ngũ chuyên trách phòng chống tội phạm qua biên giới chiếm số lƣợng rất nhỏ. Hiện nay, số cán bộ trinh sát bố trắ làm nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại trên khu vực biên giới thuộc huyện Cao Lộc rất ắt so với tắnh chất, mức độ, qui mô của tình trạng buôn lậu, gian lận thƣơng mại đã và đang diễn ra rất phức tạp ở địa bàn này. Các đồn, trạm kiểm soát tại các vị trắ trọng điểm khu vực biên giới đều đƣợc bố trắ lực lƣợng thƣờng trực chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại nhƣng do lực lƣợng mỏng nên nhiều khi chƣa chƣa kiểm soát đƣợc hết tình hình và xuất hiện nhiều rủi ro nhý các đối tƣợng gây sức ép, chống trả quyết liệt; việc kiểm soát không hết khi lƣợng ngƣời và hàng hóa buôn bán qua khu vực biên giới quá lớn; đối tƣợng bỏ trốn hoặc sử dụng các hành vi trốn tránh sự kiểm soát, phát hiện của lực lƣợng trinh sát và các cơ quan chức năng. Hiện nay tổ trinh sát nắm tình hình địa bàn trên địa bàn huyện Cao Lộc chỉ có 04 cán bộ, vì vậy lực lƣợng còn mỏng so với số lƣợng các đối tƣợng vận chuyển hàng hóa buôn lậu rất đông và phức tạp. Công tác đấu tranh và kiểm soát tình hình rất khó khăn và nhiều rủi ro có thể xảy ra, hầu hết các trinh sát đều hạn chế về quản trị rủi ro và ắt quan tâm đến vấn đề

này. Đấu tranh chống buôn lậu của Cảnh sát kinh tế đạt đƣợc rất nhiều thành công nhƣng bên cạnh đó cũng còn phải nói đến không ắt thất bại xảy ra vắ dụ điển hình nhƣ việc sau khi nhận đƣợc tin báo tại địa phận xã Hồng Phong, huyện Cao Lộc, một số đối tƣợng đang tập kết một số lƣợng hàng hóa nhập lậu chuẩn bị vận chuyển đi, các trinh sát đã lập tức tiến hành đến địa điểm và bắt giữ các đối tƣợng cùng hàng hóa. Do hạn chế về việc phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra, lực lƣợng mỏng không có lực lƣợng hỗ trợ vì vậy các đối tƣợng đã giằng co quyết liệt cƣớp lại số hàng hóa, số đối tƣợng còn lại lao ra ngăn cản các trinh sát làm nhiệm vụ dẫn đến việc hàng hóa bị tẩu tán, kế hoạch bắt giữ hàng hóa không thành công.

- Sự phối hợp trong hoạt động trinh sát chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại của lực lƣợng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn trên địa bàn huyện Cao Lộc chƣa thực sự hiệu quả do thiếu qui chế phối hợp cũng nhƣ cơ chế phối hợp. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro nhƣ thiếu sự đồng bộ tác chiến dẫn đến đối tƣợng bỏ trốn, tẩu tán hàng hóa, chống lại ngƣời thi hành công vụ, hiệu quả điều tra, khám phá án không cao... Nhiều cán bộ của các lực lƣợng chức năng làm nhiệm vụ trên địa bàn nhƣ Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Quản lý thị trƣờng chƣa có nghiệp vụ chuyên sâu về phòng chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại nên việc phối hợp của trinh sát gặp nhiều khó khăn, trở ngại; trong đó phần lớn số cán bộ này chƣa có kiến thức về quản trị rủi ro trong thi hành nhiệm vụ.

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lƣợng trinh sát còn yếu, chƣa đồng đều, rất khó khăn trong việc kiểm tra phát hiện các thủ đoạn ngày càng tinh vi của tội phạm qua biên giới. Một số vụ đối tƣợng vận chuyển trái phép hàng hóa là hàng hóa quý hiếm di vật, cổ vậtẦ vào trong địa bàn huyện Cao Lộc song không phát hiện đƣợc do không có kiến thức nghiệp vụ chuyên môn. Do kiến thức và trình độ chuyên môn hạn chế nên việc phòng ngừa rủi

ro trong hoạt động trinh sát không đƣợc coi trọng và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong từng nội dung trinh sát chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại.

Mặc dù các trinh sát đã sử dụng biện pháp nghiệp vụ của nghành về việc sử dụng các cộng tác viên bắ mật trên địa bàn để nắm tình hình và theo dõi các hoạt động của các đối tƣợng khả nghi có dấu hiệu buôn lậu hàng hóa nhƣng không hƣớng dẫn cụ thể về cách thức tinh vi của tội phạm buôn lậu, đồng thời bản thân trinh sát lơ là trong công tác nắm tình hình, không đề phòng rủi ro có thể xảy ra. Để không bại lộ dấu vết và qua mặt các trinh sát trong quá trình vận chuyển hàng lậu các đối tƣợng sử dụng các xe ô tô gắn biển kiểm soát giả, sau khi bị lực lƣợng chức năng khác bắt giữ và bàn giao về phòng cảnh sát kinh tế để xử lý. tổ trinh sát quản lý địa bàn này đã bị phê bình rất nặng về việc thiếu trách nhiệm trong công tác phòng chống buôn lậu.

+ Phƣơng tiện kỹ thuật trang bị cho lực lƣợng Cảnh sát kinh tế làm nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại trên địa bàn huyện Cao Lộc còn thiếu và lạc hậu dẫn đến tình trạng lực lƣợng chống tội phạm này không kịp thời xử lý đƣợc những đối tƣợng qua biên giới sử dụng những trang thiết bị hiện đại, tinh vi hơn vào hoạt động buôn lậu, gian lận thƣơng mại.

+ Tổ chức bộ máy chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại của Cảnh sát kinh tế trên địa bàn huyện Cao Lộc chƣa đƣợc củng cố, tăng cƣờng. Hiện nay, trên địa bàn này mới bố trắ một tổ công tác làm nhiệm vụ trinh sát, phát hiện, xử lý đối tƣợng buôn lậu, gian lận thƣơng mại. Tổ công tác thƣờng xuyên biến động về biên chế nên dễ bị xáo trộn, thiếu sự ổn định về mặt công tác và tƣ tƣởng cũng nhƣ chƣa có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất về chuyên môn. Công tác trinh sát trong một số vụ án không đảm bảo bắ mật, hoặc không kịp thời phối hợp giữa các khâu, các lực lƣợng liên quan do thiếu thông tin, thiếu sự thống nhất hoặc có thể do lợi ắch cục bộ của từng bộ phận hoặc có biểu hiện tiêu cực của cán bộ trong lực lƣợng chống buôn lậu.

- Thứ tƣ, việc xử lý hành vi buôn lậu và gian lận thƣơng mại ở khu vực qua biên giới chƣa đƣợc triệt để, số vụ xử lý về hình sự chiếm tỷ lệ rất nhỏ (xem Bảng 2.1. và Bảng 2.2.). Có thể nói chất lƣợng điều tra khám phá các vụ án buôn lậu, gian lận thƣơng mại trên địa bàn huyện Cao Lộc thời gian qua là rất thấp. Việc thu thập tài liệu, chứng cứ để lập hồ sơ vụ án còn sơ sài, không mở rộng điều tra để xử lý tận gốc, chủ yếu xử lý các đối tƣợng vận chuyển hàng thuê, còn chủ hàng, đầu nậu chuyên nghiệp nguy hiểm thƣờng không bị phát hiện.

Số vụ khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các đối tƣợng phạm tội buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thƣơng mại trên địa bàn huyện Cao Lộc không đáng kể do việc không chứng minh đƣợc dấu hiệu đặc trƣng của hành vi buôn lậu, gian lận thƣơng mại là ―qua biên giới‖, ―khai báo hàng hóa sai chủng loại, sai đối tƣợng, sai khối lƣợng...‖. Ngoài ra, còn hiện tƣợng các chủ hàng xé lẻ từng lô hàng để vận chuyển theo nhiều cung đoạn khác nhau, khi bị phát hiện bắt giữ thì giá trị của hàng hóa, tiện tệ vận chuyển trái phép qua biên giới không đủ định lƣợng để xử lý hình sự theo quy định. Điều này cũng một phần xuất phát từ nguyên nhân chất lƣợng công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế chƣa cao; các rủi ro trong công tác trinh sát chƣa đƣợc ngăn chặn, bịt kắn dẫn đến hiệu quả đấu tranh, xử lý tội phạm buôn lậu, gian lận thƣơng mại trên địa bàn huyện Cao Lộc còn thấp.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong Chƣơng 2, học viên đã tiến hành khảo sát, làm rõ tình hình buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói

chung, địa bàn huyện Cao Lộc nói riêng; trong đó đã khảo sát, phân tắch về số vụ buôn lậu, gian lận thƣơng mại xảy ra trên địa bàn từ năm 2016 đến năm 2019 để thấy rõ đƣợc động thái, diễn biến, tắnh chất, mức độ của tình hình buôn lậu, gian lận thƣơng mại trên địa bàn trong thời gian nghiên cứu.

Học viên, đã khảo sát, phân tắch về đội ngũ cán bộ trinh sát của Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn, qua đó làm rõ về năng lực, trình độ, trang bị cho lực lƣợng này nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm kinh tế nói chung, tội phạm buôn lậu và gian lận thƣơng mại nói riêng.

Tại Chƣơng 2, học viên đã khảo sát, phân tắch về thực trạng công tác trinh sát phòng chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại của lực lƣợng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn trên địa bàn huyện Cao Lộc, rút ra một số vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của cảnh sát kinh tế trên địa bàn huyện cao lộc tỉnh lạng sơn​ (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)