0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Kết quả thu mẫu và đánh giá các chỉ tiêu môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HỆ VI SINH TRONG RUỘT TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI TỈNH SÓC TRĂNG BẰNG KỸ THUẬT METAGENOMICS​ (Trang 46 -48 )

Chương 3 Kết quả và thảo luận

3.1. Kết quả thu mẫu và đánh giá các chỉ tiêu môi trường

Các mẫu nước và ruột của tôm thẻ chân trắng được thu tại tỉnh Sóc Trăng, với các chỉ số năng suất, mức độ bệnh được thể hiện trên bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thông tin các vị trí thu mẫu

Ao 1 Ao 2

Địa điểm Huyện Cù Lao Dung,

tỉnh Sóc Trăng

Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Mật độ nuôi 150-200 con/m2

150-200 con/m2

Năng suất 4 – 5 tấn/ao/vụ 2 – 3 tấn/ao/vụ

Mức độ bệnh Không bệnh Bệnh

Hình 3.1. Hình ảnh ao nuôi tôm thu mẫu (A); và mẫu tôm khỏe (hình B, phải) và

Bảng 3.2. Kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường ao nuôi thu mẫu

Chỉ tiêu Ao 1 Ao 2 Chỉ tiêu Ao 1 Ao 2

Mức độ bệnh Không

bệnh Bệnh pH 8,0 7,85 TAN 0,171 0,847 TSS 10 13 N-NO3- 1,987 1,975 TDS 2905 3110 P-PO43- 0,159 0,462 Độ đục 12,5 15 TN 2,463 3,609 BOD5 13 12 TP 1,253 2,635 COD 13,46 9,06 TOM 4,3 6,3

CO2 3,37 4,17 Oxy hòa

tan (DO) 6,15 6,05

Chlorophyll-a 41 50 H2S 0,74 0,65

Kết quả khảo sát cho thấy tổng vật chất lơ lửng (TSS) dao động từ 10-13 mg/L cho thấy mức tích lũy vật chất lơ lửng trong ao nuôi tôm vào thời điểm thu mẫu thấp do mới ở tháng đầu của chu kỳ nuôi. Qua khảo sát ở 2 ao nuôi, hàm lượng CO2 ở mức cho phép theo Ellis (1937) quần thể cá/tôm phát triển tốt khi môi trường nước chứa hàm lượng CO2 tự do nhỏ hơn hoặc bằng 5 ppm và khi CO2 vượt quá mức sẽ kết hợp trong điều kiện oxy thấp có thể gây hại cho cá/tôm do làm cản trở quá trình hấp thu O2 của cơ thể [12].

Qua khảo sát cho thấy, hàm lượng TAN dao động từ 0,171-0,847 mg/L. Theo Boyd (1998), Chanratchakool (2003), hàm lượng TAN thích hợp cho ao nuôi tôm là 0,2-2 mg/L và hàm lượng NH3 phải nhỏ hơn 0,1 mg/L [13], [17], [18]. Hàm lượng N-NO3- trong các mẫu khoảng 1,9 mg/L. Theo Boyd (1998) hàm lượng NO3- cho phép trong ao nuôi thủy sản là nhỏ 10 mg/L, tốt nhất là nhỏ hơn 2 mg/L. Như vậy, hàm lượng NO3- trong các ao thu mẫu hầu hết nhỏ hơn 2 mg/L nên rất thích hợp cho nuôi tôm [12].

Kết quả phân tích (bảng 1) cho thấy hàm lượng H2S dao động từ 0,65 -0,74 mg/L. Theo (Boyd 1998) hàm lượng từ 0,01-0,05 mg/L có thể gây chết thủy sinh vật

[9]. Theo (Boyd 1990) H2S là loại khí độc sẽ liên kết với Fe của hemoglobine hoặc Cu của hemocyanin làm cho tế bào máu mất khả năng vận chuyển oxy dẫn đến tôm sinh trưởng chậm và tỉ lệ sống thấp do bị thiếu oxy [8]. Theo Fast và Boyd (1992), hàm lượng H2S thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển phải bằng 0 [24]. Theo Chanratchakkol et al. (2003) hàm lượng H2S thích hợp cho ao tôm phải nhỏ hơn 0,03 mg/L [12], [13]. Theo Chen (1990) nồng độ H2S =0,003 đã gây độc cho tôm cá. Như vậy những ao được thu mẫu có hàm lượng H2S cao hơn ngưỡng cho phép [20].

Hàm lượng đạm ở các ao dao động từ 2,463-3,609 mg/L. Hàm lượng đạm ở đáy ao phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng chất hữu cơ tích trữ,nguồn thức ăn thừa, sản phẩm thải của tôm và hiệu quả hoạt động của vi sinh vật, khả năng phân hủy đạm của vi khuẩn có giới hạn nên đạm sẽ tích lũy ở đáy ao ngày càng nhiều. Qua khảo sát cho thấy hàm lượng vật chất hữu cơ tích tụ (TOM) ở tất cả các ao dao động từ 4,3- 6,3%. BOD5 của ao nuôi nằm trong khoảng 12-13 mg/L cho thấy có sự nhiễm bẩn nhẹ trong ao nuôi, tuy nhiên giá trị này chưa vượt ngưỡng 20 mg/L và có thể chấp nhận được trong các ao nuôi tôm.

DO trung bình giữa hai ao nuôi chênh lệch nhau không lớn, dao động từ 6,0 đến 6,15 mg/L. Theo Boyd (1998), Krishnani và cs (2006), giá trị DO trong ao nuôi tôm phải đạt tối thiểu > 5ppm để đảm bảo cho sự phát triển của tôm và các hoạt động bình thường của thủy vực [9], [39]. Báo cáo của Liao và Murai (1986) cho thấy tỷ lệ hô hấp oxy của tôm sú bảo hoà khi oxy hòa tan (DO) nồng độ cao hơn 3,0-4,0 ppm ở độ mặn 4-45 ppt và nhiệt độ từ 20-30°C [42]. Tôm chết ở khoảng nồng độ 0,3 – 0,7 ppm. Các giá trị tương tự cũng đươc ghi nhận trong nghiên cứu của Liao và Huang (1975) [41]. Hàm lượng DO quá thấp sẽ làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và năng suất trong ao nuôi tôm [10].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HỆ VI SINH TRONG RUỘT TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI TỈNH SÓC TRĂNG BẰNG KỸ THUẬT METAGENOMICS​ (Trang 46 -48 )

×