Đặc điểm thực vật học của cây sói rừng thu tại Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình tự gen phân loại cây sói rừng (sarcandra glabra (thunb ) nakai)​ (Trang 39 - 41)

Sói rừng là cây bụi thường xanh, cao 1 - 2m, có bộ rễ phát triển, dễ chính dài khoảng 25- 30 cm, đường kính khoảng 0,5 - 1cm, có nhiều rễ con phát triển, có mầu nâu vàng, rễ cứng.

Cây Sói rừng có thân gỗ, nhánh tròn, không có lông, thân có màu xanh đậm, các mấu hơi phồng ra, phần thân non có mầu xanh, phần thân già có màu hơi đỏ tía. Mặt cắt ngang có hình tròn, đường kính thân khoảng 0,5 - 1,5 cm. Lá đơn mọc đối, phiến lá có hình elip, hình trứng

ngược hoặc elip hẹp đến thuôn, chóp lá nhọn, dài 7 - 20cm, rộng 3 - 5cm, gốc thon nhọn, mép lá có răng cưa nhọn và thô, phần không xẻ gần cuống dài 3 - 3,2cm, gân lông chim, gân chính nổi rõ với 5 - 7 cặp gân nhọn, gân bên hình cung mờ, gân lồi mặt dưới, cuống ngắn 5 - 10mm. Lá nhẵn, không có lông, mặt trên có mầu xanh sẫm, mặt dưới nhạt. Bông kép, ít nhánh, nhánh ngắn. Cụm hoa có mầu xanh nhạt hoặc trắng, dài 3 - 8cm, bông khá dày, dài 1 - 3,5cm. Hoa cái nhỏ, màu trắng, dạng phích hoặc dạng cầu méo, dài 1 - 1,5mm, không cuống và có một nhị.

Hình 3.1. Mẫu câysói rừng thu thập tại Lạng sơn

Hình 3.2. Các bộ phận của cây sói rừng

Theo một số nghiên cứu về đặc điểm hình thái của cây sói rừng đã được tiến hành nghiên cứu trước đó, Sói rừng có bầu nhụy hình trứng và không có vòi, hóa đực dài 1,3 - 2mm, rộng 1 - 1,3 mm, bao phấn kéo dài từ một nửa đến toàn bộ chiều dài. Cây sói rừng có quả nhỏ, mọng, hình gần tròn đường kính 4 - 7 mm. Quả ban đầu xanh, khi chín có màu đỏ hay đỏ gạch, hạt không mở màu vàng hoặc kem [10]. Cây thường mọc ở vùng núi đất, ở bìa rừng, ven đồi ẩm, sườn núi, các khu đầm lầy, đồng cỏ, ven suối. Cây có hoa vào tháng 6 - 7, quả tháng 8 - 9.

Phân bố: Ở Việt Nam cây mọc từ Hà Giang (Vị Xuyên), Sơn La (Mộc Châu), Cao Bằng (Thạch An, Nguyên Bình, Tĩnh Túc), Lạng Sơn (Hữu Lũng, Bắc Sơn), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Nội (Hà Tây), Thừa Thiên Huế, Kom Tum ( Đác lây, KonPlong), Lâm Đồng (Đà Lạt, Bảo Lộc). Trên Thế giới, cây có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Malaysia, Indonesia, Lào, Thái Lan, Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình tự gen phân loại cây sói rừng (sarcandra glabra (thunb ) nakai)​ (Trang 39 - 41)