Quá trình hình thành và phát triển của Aeon tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự cấp g1 tại aeon celadon tân phú​ (Trang 36 - 39)

Tại Việt Nam AEON chính thức bắt đầu hoạt động từ năm 2009 dưới hình thức văn phòng đại diện (01/12/2009 – 10/07/2012). Ngày 07/10/2011: Được sự chấp thuận từ UBND Tp.Hồ Chí Minh, Công ty TNHH AEON Việt Nam chính thức được thành lập, đầu tư cho các hoạt động về xây dựng, tổ chức, quản lý và kinh doanh các mô hình trung tâm thương mại, trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị hiện đại. Đây được xem là phương hướng kinh doanh chủ đạo. Ngoài ra AEON còn thực hiện các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến xuất nhập

khẩu, thương mại và nghiên cứu.

Giấy phép kinh doanh: 07/10/2011

Vốn điều lệ: 192,383,000 đô-la Mỹ.

Vốn đăng ký đầu tư: 204,648,000 đô-la Mỹ. Quy mô công ty: > 2.000 nhân viên (tính đến 07/10/2016). Riêng Aeon Celadon Tân Phú là 700 nhân viên các cấp.

Thời gian hoạt động của Aeon Tân Phú là 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Công ty có thể giải thể trước thời hạn hoặc có thể kéo dài thêm tùy thuộc vào tình hình kinh doanh, kế hoạch phát triển của chính quyền địa phương.

Cơ cấu khách hàng: khách hàng luôn đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là lực lượng khách hàng trung thành. Cách Aeon triển khai hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cho thấy, họ nhắm tới một đích đến xa hơn khi triển khai các chân rết của mình ở những địa điểm chiến lược, nhất quán và cùng khai thác kinh doanh tổng lực với các nhà bán lẻ khác. Tại Nhật, Aeon thực hiện chiến lược chuỗi bán lẻ tổng hợp, bao gồm: Trung tâm Thương mại Kaze (phục vụ đối tượng tuổi teen), Outlet (chuyên hàng giảm giá) và Mori (phục vụ các gia đình mua sắm). Tại thị trường Việt Nam với mục tiêu giai đoạn đầu là hướng đến dịch vụ dành cho các gia đình mua sắm, vui chơi, Aeon chọn mô hình Mori. Vì vậy, Aeon đã áp dụng chương trình quản trị quan hệ khách hàng đối với nhóm khách hàng Mori, đó là chiến lược của công ty trong việc phát triển quan hệ gắn bó với khách hàng nhằm tìm hiểu kĩ lưỡng nhu cầu và thói quen của khách hàng, để tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.

Tuy có mặt tại Việt Nam từ những năm 2009 nhưng phải tới năm 2014 sau khi đã tìm hiểu rất kĩ thị trường trong nước tập đoàn AEON mới chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam, với Trung tâm thương mại (TTTM) AEON đầu tiên có vốn đầu tư hơn 100 triệu USD tại Khu Đô thị Celadon Tân Phú, TP HCM với lĩnh vực hoạt động chính là bán lẻ. Từ phản hồi khá tích cực của thị trường, AEON tiếp tục đầu tư dự án TTTM thứ 2 có vốn đầu tư hơn 95 triệu USD mang tên AEON Mall Canary Bình Dương, có diện tích kinh doanh 50.000 m2. TTTM này đã chính thức hoạt động từ tháng 11/2014. Với tham vọng lớn sẽ mở tới 20 TTTM tại các đô thị lớn trong cả nước vào năm 2020, thị trường bán lẻ phía Bắc

cũng đã được AEON đưa vào tầm ngắm với dự án TTTM AEON Mall Long Biên cũng đã được đưa vào hoạt động.

Sơ đồ 1: Sơ đồ kế hoạch phát triển của AEON Mall tại Việt Nam từ năm 2011-2020

Không chỉ mở những trung tâm thương mại quy mô lớn, tập đoàn này liên tiếp bắt tay với hai hệ thống siêu thị lớn của Việt Nam – Citimart ở phía Nam và Fivimart ở phía Bắc – qua đó tạo ra hai liên doanh mới với tên gọi AeonCitimart và AeonFivimart. Trong đó, Aeon nắm 30% cổ phần của Fivimart và 49% cổ phần của Citimart. Nhờ chiến lược hợp tác với các siêu thị lớn trong nước, tập đoàn bán lẻ của Nhật đã hoàn thành mục tiêu “Một mũi tên trúng hai đích”: vừa tăng tốc phát triển tại thị trường Việt Nam, vừa nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong nước về thương hiệu Aeon. Sau khi mua lại cổ phần của hai thương hiệu siêu thị lớn của Việt Nam, Aeon đã đưa nhiều nhân sự của mình sang các chuỗi siêu thị này làm việc và dần dần thay đổi cách thức quản lý, làm việc nhằm tạo dựng thương hiệu và tạo được sự tin tưởng với khách hàng. Cho đến nay, tổng mức đầu tư của Aeon vào thị trường Việt Nam đã lên đến khoảng 500 triệu USD, với suất đầu tư trung bình cho mỗi trung tâm thương mại khoảng 100 triệu – 150 triệu USD, tùy vị trí đất.

Theo dự báo của hãng nghiên cứu Statista (Đức) “thị trường bán lẻ của Việt Nam có thể đạt doanh số 100 tỷ USD/năm vào năm 2016 và tiếp tục gia tăng trong những năm tiếp theo” nên Aeon không ngần ngại đặt ra mục tiêu sẽ mở 20 trung tâm thương mại, đại siêu thị từ nay tới năm 2020, nghĩa là tính trung bình mỗi năm Aeon phải xây dựng và khai trương khoảng 3 đại siêu thị hoặc Aeon sẽ tiếp tục lấn sâu vào ngành bán lẻ nội địa thông qua những thương vụ M&A, tương tự như cách làm với Citimart và Fivimart nhằm gia tăng độ nhận diện thương hiệu. Tập đoàn này nhất quán trong chiến lược kinh doanh và lên tiêu chí riêng để xác định địa điểm xây dựng trung tâm thương mại và siêu thị. Tại Nhật, trong vòng bán kính xe hơi chạy 30 phút và có trên 400.000 dân sẽ có một đại siêu thị Aeon Mall. Trong khi đó, tại Việt Nam nơi nào bán kính chạy xe máy khoảng 15 phút và có trên 1 triệu dân thì Aeon Mall sẽ có mặt. Có thể hiểu nôm na là để thích nghi với thói quen đi lại bằng xe máy của đại đa số người Việt Nam, Aeon đặt tiêu chí xây các đại siêu thị là phải có diện tích lớn, ở xa trung tâm thành phố, nhưng phải là nơi tập trung đông dân cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự cấp g1 tại aeon celadon tân phú​ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)