Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nồng độ protein phản ứng c huyết tương ở bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng điều trị tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 33 - 37)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn của VPMPCĐ, Ngô Quý Châu và cộng sự (2011) cho biết triệu chứng lâm sàng thưởng gặp: Triệu chứng cơ năng, ho 88%, sốt 77,2%; khạc đờm 64,1%; đau ngực 63,5%; khó thở 52,7. Triệu chứng thực thể: ran ẩm 25,7%; ran nổ 44,9%; hội chứng ba giảm 15%, hội chứng đông đặc 1,8%; Yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá, thuốc lào 41,3%, nghiện rượu 13,8%; bệnh gan mạn tính 7,8%; hen phế quản 6,6%; mức độ nặng của viêm phổi: Fine I 50,3%; Fine II 29,3%; Fine III 12% [2].

Nghiên cứu áp dụng một số thang điểm trong đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng tại Bệnh viện Bạch Mai, Phí Thị Thục Oanh (2013) cho biết tỷ lệ mắc ở nam nhiều hơn nữ, nam/nữ ≈ 2, hay gặp

là nhóm tuổi 16 - 64 (61,9%).Yếu tố nguy cơ: hút thuốc 28,6%; nghiện rượu 25,4%; đái tháo đường 11,1%; bệnh mạch máu não 10,3%. Triệu chứng cơ năng: sốt 87,3%; ho đờm 73%; khó thở 57,9%; đau ngực 46,8%; ho khan 26,9%. X quang phổi: tổn thương ở phổi phải 37,3%; phổi trái 23%; cả hai bên 34,1%. Xét nghiệm: ure máu ≥ 7mmol/lít 57,9%; PaO2 < 60mmHg 38,9%; toan chuyển hóa 53,1%; toan hô hấp 46,9%; toan hỗn hợp 6,2%. Bệnh gặp nhiều nhất ở mức độ Fine IV là 25,4% và Fine V là 29,4%. Bệnh gặp nhiều nhất ở mức độ CURB - 65 mức 3 điểm là 25,4% và mức 4 điểm là 23% [14].

Nghiên cứu của Tạ Thị Diệu Ngân và cộng sự (2013) về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của VPMPCĐ (2013) cho biết triệu chứng thường gặp của VPMPCĐ là sốt (98,6%), ho (90,6%), khạc đờm (74,6%), đau ngực (68%). Trong viêm phổi nặng: tỷ lệ bệnh nhân có khó thở, rối loạn ý thức và đau cơ khi đến bệnh viện cao hơn có ý nghĩa thống kê so với viêm phổi thường (p < 0,01); 90,5% bệnh nhân viêm phổi nặng có tổn thương lan tỏa ở phổi; số lượng tiểu cầu và bạch cầu thấp hơn có ý nghĩa thống kê, nhưng men gan, ure, CRP lại tăng cao có ý nghĩa so với viêm phổi thường. Nguy cơ mắc viêm phổi nặng ở các bệnh nhân nghiện rượu là 9,55 lần so với bệnh nhân không nghiện rượu (95%CI: 2,36 - 57,9, p = 0,003) [11].

CRP có vai trò đă ̣c biê ̣t và có giá tri ̣ trong nhiều loa ̣i viêm nhiễm, trong đó có VPMPCĐ. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh đươ ̣c vai trò của CRP trong VPMPCĐ. Nghiên cứu của Nguyễn Thi ̣ Thúy Vinh khi cho thấy nồng đô ̣ CRP huyết tương có tăng dần theo các mức đô ̣ bê ̣nh: ở nhóm bê ̣nh nhân bê ̣nh phổi mứ c đô ̣ nhe ̣ là 48,36 ± 15,25; mức đô ̣ trung bình là 50,88 ± 20,99 và mức đô ̣ nặng là 60,11 ± 6,11; nhưng sự khác biê ̣t không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 [18].

Nghiên cứ u của Trần Thi ̣ Thanh Nhàn và Bùi Bỉnh Bảo Sơn (2009) cho kết quả nồng đô ̣ CRP tăng ở bê ̣nh nhân viêm phổi vào viê ̣n. Bên ca ̣nh đó, nồng đô ̣

CRP tương quan thuâ ̣n khá chă ̣t với nhiê ̣t độ bê ̣nh nhân lúc vào viê ̣n và tương quan thuận mức độ vừa với số lượng ba ̣ch cầu và tỉ lê ̣ ba ̣ch cầu đa nhân trung tính trong máu ngoa ̣i vi của bê ̣nh nhân viêm phổi (rBC = 0,4615 và rBCĐNTT = 0,4781, theo thứ tự) [12]. Nghiên cứu của Nguyễn Thi ̣ Thúy Vinh (2010) cho thấy nồng đô ̣ trung bình của CRP ở bê ̣nh nhân đợt cấp bê ̣nh phổi tắc nghẽn ma ̣n tính là 53,4 ± 17,47mg/dl; cao hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) so với người bình thường (5 ± 0,82mg/dl).

Nghiên cứ u cho kết quả nồng đô ̣ CRP tăng dần theo mức đô ̣ bê ̣nh với nồng đô ̣ trung bình là 48,36 ± 15,25mg/dl ở bê ̣nh nhân mức độ nhe ̣; 50,88 ± 20,99 ở bệnh nhân bi ̣ bê ̣nh mức độ trung bình và 60,11 ± 6,16 ở bê ̣nh nhân mức độ nă ̣ng; tuy nhiên sự khác biê ̣t không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 [18].

Nghiên cứ u của Đoàn Thi ̣ Tú Uyên (2014) cũng cho kết quả nồng đô ̣ CRP máu tăng ở bê ̣nh nhân bi ̣ đợt cấp của bê ̣nh phổi tắc nghẽn ma ̣n tính (53,9%); đồng thờ i nồng đô ̣ CRP có tương quan thuâ ̣n với số lượng ba ̣ch cầu và tỉ lê ̣ ba ̣ch cầu đa nhân trung tính trên nhóm bê ̣nh nhân này [17].

Nghiên cứu của Ma Thị Hường (2015) tại Bệnh viện Lao - bệnh Phổi Thái nguyên cho thấy tỷ lệ bê ̣nh nhân bi ̣ viêm phổi thùy là 40,3%; bi ̣ phế quản phế viêm 24,3% viêm phổi không điển hình 35,4%. Tỷ lê ̣ bê ̣nh nhân có VPMPCĐ mức đô ̣ nhẹ chiếm 57,2%; mức độ trung bình 41,5% và mức độ nă ̣ng 1,2%. Về nồng độ CRP trong huyết tương bệnh nhân VPMPVĐ và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, tác giả cho biết nồng độ CRP huyết tương bê ̣nh nhân ≤ 65 tuổi là 60,3 ± 7,2mg/l; ở nhóm bê ̣nh nhân VPMPCĐ ≥ 65 tuổi là 67,7 ± 11,1mg/l. Có mối liên quan giữa nhóm tuổi và CRP huyết tương (p < 0,05). Tỷ lê ̣ bê ̣nh nhân có nồng đô ̣ CRP ≤ 60mg/l là 61,0%; tỷ lê ̣ bê ̣nh nhân có nồng đô ̣ CRP > 60mg/l là 39,0%.. Có mối liên quan giữa CRP huyết tương với sốt: CRP ở nhóm bê ̣nh nhân có sốt (78,4 ± 11,1mg/l) cao hơn so với nhóm bê ̣nh nhân không có sốt (54,5 ± 7,2mg/l); p < 0,05. Có mối liên quan giữa CRP huyết tương với tăng ba ̣ch cầu:

CRP ở nhóm bê ̣nh nhân có tăng ba ̣ch cầu (69,6 ± 7,7mg/l) cao hơn so với nhóm bệnh nhân không không tăng ba ̣ch cầu (47,7 ± 9,6mg/l); p < 0,05. Có mối liên quan giữa CRP huyết tương với mức đô ̣ VPMPCĐ: CRP ở bê ̣nh nhân VPMPCĐ nhẹ là 52,5 ± 7,2mg/l thấp hơn CRP ở bê ̣nh nhân VPMPCĐ trung bình và nă ̣ng (74,9 ± 10,8mg/l); p < 0,05 [9].

Nghiên cứu của Bùi Bình Bảo Sơn (2007) tại Bệnh viên Đa Khoa Trung Ương Huế cho thấy 89,2% bệnh nhi viêm phổi vào viện có nồng độ hs - CRP huyết thanh tăng > 2,8 mg/l với nồng độ hs - CRP huyết thanh trung bình chung là 32,25 ± 41,45 mg/l. Nồng độ hs - CRP huyết thanh tương quan thuận khá chặt với nhiệt độ bệnh nhi lúc vào viện, tương quan thuận mức độ vừa với số lượng bạch cầu và tỷ lệ neutrophile máu ngoại vi, không tương quan với tần số thở lúc vào viện và không liên quan có ý nghĩa với rút lõm lồng ngực và mức độ nặng của bệnh [12].

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nồng độ protein phản ứng c huyết tương ở bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng điều trị tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)