Chƣơng 2 : VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
2.5.1.2. Chỉ tiêu chống chịu sâu, bệnh hại chính, chống đổ
Theo dõi tình hình sâu, bệnh hại và đánh giá theo thông tư số 48/2011/TT- BNNPTNT [22] và Thông tư số 16/TT- BNNPTNT ngày 5 tháng 6 năm 2014 (QCVN 01-168: 2014/BNNPTNT) [24]. Điều tra mức độ thiệt hại vào thời điểm có xuất hiện sâu, bệnh hại trên đồng ruộng và báo kết quả ở giai đoạn nặng nhất.
- Sâu đục thân (Chilo suppressalis Walker): Quan sát số dảnh chết hoặc bông bạc theo\ thang điểm.
Điểm 0: Không bị hại
Điểm 1: Từ 1 - 10% số dảnh chết hoặc bông bạc Điểm 3: Từ 11- 20% số dảnh chết hoặc bông bạc Điểm 5: Từ 21- 30% số dảnh chết hoặc bông bạc Điểm 7: Từ 31- 50% số dảnh chết hoặc bông bạc Điểm 9: Từ 51- 100% số dảnh chết hoặc bông bạc
- Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee): Quan sát lá, cây bị hại, tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống theo theo thang điểm
Điểm 0: Không bị hại
Điểm 1: Từ 1 - 10% cây bị hại Điểm 3: Từ 11- 20% cây bị hại Điểm 5: Từ 21- 35% cây bị hại Điểm 7: Từ 36- 50% cây bị hại Điểm 9: Từ 51- 100% cây bị hại
- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Palo): Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá biểu thị bằng % so với chiều cao cây.
Cấp 0: Thân cây không bị bệnh
Cấp 1: Vết bệnh thấp hơn 20 % chiều cao cây Cấp 3: Vết bệnh từ 20 - 30% chiều cao cây Cấp 5: Vết bệnh từ 31 - 45% chiều cao cây Cấp 7: Vết bệnh từ 46 - 65% chiều cao cây Cấp 9: Vết bệnh lớn hơn 65% chiều cao cây
- Bệnh đạo ôn hại lá (Pyricularia oryzae): Quan sát vết bệnh gây hại trên lá theo thông tư số 16/TT- BNNPTNT ngày 5 tháng 6 năm 2014 [24]
Điểm 0: Không có vết bệnh.
Điểm 1: Vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử.
Điểm 2: Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài đường kính 1-2mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết lá dưới có vết bệnh
Điểm 3: Dạng vết bệnh như ở điểm 2 nhưng vết bệnh xuất hiện ở nhiều các lá trên
Điểm 4: Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm,dài 3mm hoặc hơi dài,diện tích vết bệnh trên lá <4% diện tích lá
Điểm 5: Vết bệnh điển hình: 4-10% diện tích lá Điểm 6: Vết bệnh điển hình: 11-25% diện tích lá Điểm 7: Vết bệnh điển hình: 26-50% diện tích lá
Điểm 8: Vết bệnh điển hình: 51-75% diện tích lá Điểm 9: Vết bệnh điển hình: >75%diện tích lá
- Khả năng chống đổ (Thông tư số 48/2011/TT-BNNPTNT) [22] Điểm 1 Cứng cây: Cây không bị đổ
Điểm 5 Trung bình: Hầu hết cây bị nghiêng Điểm 9 Yếu: Hầu hết cây bị đổ rạp