3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.5.2. Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của các giống lúa
Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển cây lúa luôn chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh. Những ảnh hưởng đó đã làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của cây lúa. Những ảnh hưởng trực tiếp đến cây lúa là làm cây đổ ngã, cây bị lạnh, bị nóng, hạn, úng, chua, phèn…Trong quá trình thí nghiệm chúng tôi theo dõi được khả năng chống đổ và chịu lạnh của các giống lúa ở bảng 3.12
* Khả năng chống đổ của các giống lúa
Khả năng chống đổ của lúa là một chỉ tiêu quan trọng liên quan trực tiếp đến năng suất và phẩm chất lúa. Khi cây lúa bị đổ sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng, quá trình quang hợp bị kém trong khi quá trình hô hấp vẫn diễn ra, các chất hữu cơ tích lũy trong hạt bị tiêu giảm, do đó dẫn đến hiện tượng lép lửng.
Trong sản xuất có những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chống đổ như: Chiều cao cây, độ dày gốc, chiều dài của các lóng dưới thấp, độ chắc của từng giống, tuổi thọ và độ ôm chặt thân của bẹ lá ở hai lóng dưới gốc… Ngoài ra các biện pháp chăm sóc cũng ảnh hưởng đến khả năng chống đổ. Đặc biệt là việc bón phân, bón phân cân đối, hợp lý rất có ý nghĩa với khả năng chống đổ và năng suất lúa.
Bảng 3.9 cho kết quả cùng giống lúa nếu cấy ở mật độ, tổ hợp phân khác nhau cũng có khả năng chống đổ khác nhau. Các công thức P2M1, P3M1, P3M2 có khả năng chống đổ trung bình ở điểm 5, các công thức khác có khả năng chống đổ tốt điểm 1. Kết quả trên cho thấy với mật độ cấy dầy kết hợp với tổ hợp phân bón cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng chống đổ của cây lúa.
Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của các tổ phân bón và mật độ đến khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh
CT Vụ mùa Vụ xuân Chống đổ Chống đổ Chịu lạnh P1M1 1 1 1 P1M2 1 1 1 P1M3 1 1 1 P1M4 1 1 1 P2M1 5 5 1 P2M2 1 1 1 P2M3 1 1 1 P2M4 1 1 1 P3M1 5 5 1 P3M2 5 5 1 P3M3 1 1 1 P3M4 1 1 1
Khả năng chịu lạnh của các giống lúa
Khả năng chịu lạnh của cây lúa được theo dõi trong điều kiện nhiệt độ dưới 15 độ C. Nếu cây sinh trưởng bình thường là khả năng chịu lạnh tốt, nếu sinh trưởng chậm lại là chịu lạnh trung bình.
Qua kết quả thí nghiệm trên giống lúa QR15 với các công thức chúng tôi thấy tất cả các công thức giống QR15 đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện lạnh. Điều đó chứng tỏ giống lúa QR15 có khả năng chịu lạnh tốt trong các tổ hợp phân bón và mật độ khác nhau và được đánh giá ở thang điểm 1.
3.6. Ảnh hƣởng của các tổ phân bón và mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa QR15
Mục tiêu cuối cùng của sản xuất lúa là năng suất, chất lượng và sản lượng lúa. Khả năng sinh trưởng và phát triển, khả năng chống chịu được coi là các yếu tố gián tiếp quy định đến năng suất. Số bông/m2
và P1000 hạt là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Do đó, năng suất là chỉ tiêu quan trọng phản ánh và đánh giá chính xác khả năng sinh trưởng và phát triển của giống lúa. Sự phụ thuộc giữa năng suất và các yếu tố quyết định năng suất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Các yếu tố cấu thành năng suất cao hay thấp phụ thuộc vào giống, thời vụ gieo cấy, khí hậu, điều kiện canh tác, phân bón, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, mật độ gieo cấy.
Qua theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp phân bón và mật độ cấy, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Ảnh hƣởng của các tổ phân bón và mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa vụ mùa
Công thức Bông/m2 Hạt chắc/bông Tỷ lệ lép (%) P1000 hat (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) P1 (đ/c) 253,75 144,87 13,22 19,75 72,65 62,50 P2 263,13 150,60 12,25 19,87 78,72 69,90 P3 263,13 158,07 10,85 20,00 83,18 72,10 Cv% 4,8 3,8 5,9 0,7 5,1 5,1 LSD 05 10,62 3,59 0,61 0,12 3,42 1,83 M1 (đ/c) 260,00 148,03 12,70 19,76 76,17 66,36 M2 259,50 150,16 12,33 19,83 77,27 67,73 M3 262,67 152,00 11,86 19,90 79,49 68,93 M4 257,83 154,53 11,53 20,00 79,80 69,63 Cv% 4,8 3,8 5,9 0,7 5,1 5,1 LSD 05 12,27 4,15 0,70 0,14 3,95 2,11 P1M1 (đ/c) 252,2 142,3 13,8 19,7 70,7 61,3 P1M2 254,5 143,2 13,5 19,7 71,8 62,5 P1M3 258,6 145,5 13,0 19,8 74,5 63,7 P1M4 250,0 148,5 12,6 19,8 73,5 62,5 P2M1 264,0 147,5 12,8 19,7 76,7 67,5 P2M2 262,3 149,8 12,5 19,8 77,8 68,8
Công thức Bông/m2 Hạt chắc/bông Tỷ lệ lép (%) P1000 hat (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) P1 (đ/c) 253,75 144,87 13,22 19,75 72,65 62,50 P2 263,13 150,60 12,25 19,87 78,72 69,90 P3 263,13 158,07 10,85 20,00 83,18 72,10 Cv% 4,8 3,8 5,9 0,7 5,1 5,1 LSD 05 10,62 3,59 0,61 0,12 3,42 1,83 M1 (đ/c) 260,00 148,03 12,70 19,76 76,17 66,36 M2 259,50 150,16 12,33 19,83 77,27 67,73 M3 262,67 152,00 11,86 19,90 79,49 68,93 M4 257,83 154,53 11,53 20,00 79,80 69,63 Cv% 4,8 3,8 5,9 0,7 5,1 5,1 LSD 05 12,27 4,15 0,70 0,14 3,95 2,11 P2M3 264,2 151,6 12,0 19,9 79,7 70,5 P2M4 260,9 153,5 11,7 20,1 80,5 72,8 P3M1 264,8 154,3 11,5 19,9 81,3 70,3 P3M2 260,6 157,5 11,0 20,0 82,1 71,9 P3M3 262,7 158,9 10,6 20,0 83,5 72,6 P3M4 261,1 161,6 10,3 20,1 84,8 73,6 Cv% 4,8 3,8 5,9 0,7 5,1 5,1 LSD 05 21,25 7,19 1,22 0,24 6,85 3,66
Bảng 3.10 cho thấy ở các tổ hợp phân bón và mật độ khác nhau có các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất khác nhau.
Trong vụ mùa: Số bông hữu hiệu/m2 dao động từ 250 đến 264,8 bông, cao nhất ở công thức P3M1 đạt 264,8 bông, thấp nhất ở công thức P1M4 đạt 250 bông. Số liệu thống kê cho thấy các công thức thí nghiệm không có sự sai khác về số bông, các công thức thí nghiệm có số bông tương đương công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Số hạt chắc/bông dao động từ 161,6 đến 142,3. Các công thức P1M2, P1M3, P1M4 và P2M1 có số hạt chắc tương đương đối chứng, các công thức còn lại có số hạt chắc cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Tỷ lệ hạt lép dao động từ 10,3 đến 13,8%. Các công thức P1M2, P1M3, P1M4 và P2M1 có tỷ lệ hạt lép tương đương công thức đối chứng, các công thức còn lạicó tỷ lệ hạt lép thấp hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Khối lượng 1000 hạt dao động trong khoảng 19,7 đến 20,1g. Các công thức P3M2, P3M3, P3M4 và P2M4 có khối lượng 1000 hạt cao hơn công thức đối chứng, các công thức còn lại có khối lượng 1000 hạt tương đương công thức đối chứng. Kết quả trên cho nhận xét ở tổ hợp phân bón cao kết hợp cấy mật độ thưa khối lượng hạt có thể tăng cao hơn, tuy nhiên mức tăng không nhiều.
Năng suất lý thuyết dao động trong khoảng 70,7 đến 84,8 tạ/ha, các công thức thuộc tổ hợp phân bón P1 và công thức P2M1 có năng suất lý thuyết tương đương đối chứng, các công thức còn lại có năng suất lý thuyết cao hơn công thức đối chứng ở mức xác xuất 95%.
Năng suất thực thu dao động từ 61,3 đến 73,6 tạ/ha, các công thức P2M4, P3M2, P3M3, P3m4 có năng suất thực thu cao hơn đối chứng các công thức còn lại có năng suất thực thu tương đương công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Trong vụ xuân: Số bông hữu hiệu/m2 dao động từ 254,1 đến 272,8 bông, cao nhất ở công thức P3M4, thấp nhất ở công thức P1M3. Số liệu thống kê cho thấy các công thức thí nghiệm không có sự sai khác về số bông, các công thức thí nghiệm có số bông tương đương công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Số hạt chắc/bông dao động từ 143,2 đến 163,6. Các công thức P1M2, P1M3 và P2M1 có số hạt chắc tương đương đối chứng, các công thức còn lại có số hạt chắc cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của các tổ phân bón và mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa vụ xuân
Công thức Bông/m2 Hạt chắc/bông Tỷ lệ lép (%) P1000 hat (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) P1 (đ/c) 260,50 146,37 10,65 20,15 76,68 67,42 P2 266,00 150,60 9,90 20,25 81,15 74, 52 P3 271,37 159,70 9,35 20,42 88,55 77,02 Cv% 6,4 4,8 6,2 0,5 7,1 6,2 LSD 05 14,54 2,34 0,17 0,86 1,68 3,88 M1 (đ/c) 266,66 148,67 10,40 20,16 80,07 71,30 M2 265,50 151,26 10,10 20,23 81,34 72,76 M3 264,00 153,43 9,80 20,33 82,45 73,33 M4 267,16 155,53 9,56 20,33 84,64 74,56 Cv% 6,4 4,8 6,2 0,5 7,1 6,2 LSD 05 16,78 2,71 0,60 0,10 5,76 4,48 P1M1 (đ/c) 260,1 143,2 11,2 20,0 74,5 67,4 P1M2 265,7 145,3 10,8 20,1 77,6 68,5 P1M3 254,1 147,5 10,4 20,2 75,7 66,5 P1M4 259,9 149,5 10,2 20,2 78,5 67,3 P2M1 265,5 147,5 10,3 20,2 79,1 71,2 P2M2 266,4 149,8 10,0 20,2 80,6 73,3 P2M3 265,8 151,6 9,8 20,3 81,8 75,7 P2M4 268,0 153,5 9,5 20,3 83,5 77,9 P3M1 265,5 155,3 9,7 20,3 83,7 75,3 P3M2 267,5 158,7 9,5 20,4 86,6 76,5 P3M3 271,1 161,2 9,2 20,5 89,6 77,8 P3M4 272,8 163,6 9,0 20,5 91,5 78,5 Cv% 6,4 4,8 6,2 0,5 7,1 6,2 LSD 05 29,08 4,69 1,05 0,17 9,9 7,77
Tỷ lệ hạt lép dao động từ 9,0 đến 11,3%. Các công thức P1M2, P1M3, P1M4 và P2M1 có tỷ lệ hạt lép tương đương công thức đối chứng, các công thức còn lạicó tỷ lệ hạt lép thấp hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Khối lượng 1000 hạt dao động trong khoảng 20,0 đến 20,5g. Công thức P1M2 có khối lượng 1000 hạt tương đương công thức đối chứng, các công thức còn lại có khối lượng 1000 hạt cao hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Năng suất lý thuyết dao động trong khoảng 70,5 đến 91,5 tạ/ha, các công thức P3M2, P3M3, P3M4 có năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng, các công thức còn lại có năng suất lý thuyết tương đương công thức đối chứng ở mức xác xuất 95%.
Năng suất thực thu dao động từ 66,5 đến 78,5 tạ/ha, các công thức thuộc tổ hợp phân bón P2M3, P2M4, P3M1, P3M2, P3M3, P3M4 có năng suất thực thu cao hơn đối chứng, các công thức còn lại có năng suất thực thu tương đương công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100Tạ/ha P1M1 P1M2 P1M3 P1M4 P2M1 P2M2 P2M3 P2M4 P3M1 P3M2 P3M3 P3M4 NSLTM NSLTX NSTTM NSTTX
Hình 3.4. Năng suất của các công thức thí nghiệm qua 2 vụ
Hình 3.4 cho thấy vụ xuân các công thức luôn có năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cao hơn vụ mùa. Ở các tổ hợp phân bón mật độ cấy thưa luôn có năng suất cao hơn cấy dầy.
Để thấy ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất lúa và một số yếu tố cấu thành năng suất lúa chúng tôi tổng hợp kết quả ở bảng 3.10 và 3.11.
Số bông/m2 ở cả hai vụ dao động từ 253,75 đến 271,37 bông, kết quả xử lý cho thấy ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến số bông/m2
không rõ ràng, các tổ hợp phân bón khác nhau có số bông/m2 tương đương nhau trong cả hai vụ.
Số hạt chắc/bông ở các tổ hợp phân bón khác nhau có sự sai khác nhau, số hạt chắc/bông ở tổ hợp phân bón cao hơn luôn cao hơn tổ hợp phân bón thấp hơn theo quy luật P3>P2>P1 ở cả vụ mùa và vụ xuân.
Tỷ lệ hạt lép có sự sai khác giữa các tổ hợp phân bón khác nhau, ở tổ hợp phân bón cao hơn tỷ lệ hạt lép luôn thấp hơn so với tổ hợp phân bón thấp hơn và theo quy luật P3>P2>P1 ở cả vụ mùa và vụ xuân.
Khối lượng 1000 hạt ở vụ mùa có sự sai khác giữa các tổ hợp phân bón, tổ hợp P3 có khối lượng 1000 hạt lớn hơn tổ hợp đối chứng, tổ hợp P2 tương đương đối chứng ở mức tin cậy 95%. Trong vụ xuân khối lượng 1000 hạt ở các tổ hợp phân bón không có sự sai khác nhau theo kết quả xử lý thống kê.
Năng suất lý thuyết ở vụ mùa dao động từ 72,65 đến 83,18 tạ/ha và vụ xuân dao động từ 76,88 đến 88,55. Xử lý số liệu cho kết quả trong cả hai vụ năng suất lý thuyết giữa các tổ hợp phân bón khác nhau có sự sai khác nhau rõ ràng, các tổ hợp phân bón cao hơn luôn có năng suất lý thuyết cao hơn công thức bón thấp hơn theo thứ tự P3>P2>P1 ở cả vụ mùa và vụ xuân.
Năng suất thực thu giữa các tổ hợp phân bón khác nhau có sự chênh lệch nhau rõ rệt, trong vụ mùa tổ hợp phân bón luôn cho năng suất thực thu cao hơn theo thứ tự P3>P2>P1. Trong vụ xuân năng suất thực thu của tổ hợp phân bón P3 và P2 cao hơn tổ hợp phân bón đối chứng, tổ hợp phân bón P2 tương đương tổ hợp phân bón P3 ở mức tin cậy 95%.
Bảng 3.10 và 3.11 cho kết quả về ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất như sau:
Số bông/m2 ở cả hai vụ dao động từ 257,83 đến 266,66 bông, kết quả xử lý cho thấy ảnh hưởng của mật độ cấy đến số bông/m2 không rõ ràng, các mật độ cấy khác nhau có số bông/m2 tương đương nhau trong cả hai vụ.
Số hạt chắc/bông ở các mật độ cấy khác nhau có sự sai khác nhau, số hạt chắc/bông ở các mật độ cấy P4 và P3 cao hơn mật độ đối chứng, mật độ P2 tương đương mật độ đối chứng ở mức xác xuất 95% ở trong cả hai vụ.
Tỷ lệ hạt lép có sự sai khác giữa các mật độ cấy khác nhau, ở vụ mùa tỷ lệ hạt lép ở mật độ M4 và M3 thấp hơn so với đối chứng, các mật M2 tương đương đối chứng. Trong vụ xuân mật độ M4 có tỷ lệ lép thấp hơn đối chứng, các mật độ M3, M2 tương đương đối chứng.
Khối lượng 1000 hạt ở vụ mùa có sự sai khác giữa các mật độ cấy khác nhau, ở vụ mùa mật độ cấy M4 có khối lượng 1000 hạt lớn hơn mật độ đối chứng, mật độ M3, M2 có khối lượng 1000 hạt tương đương đối chứng ở mức tin cậy 95%. Trong vụ xuân khối lượng 1000 hạt ở các mật độ M3, M4 có khối lượng 1000 hạt lớn hơn mật độ đối chứng, mật độ M2 có khối lượng 1000 hạt cao hơn mật độ đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Năng suất lý thuyết ở vụ mùa dao động từ 76,17 đến 79,80 tạ/ha và vụ xuân dao động từ 80,07 đến 84,64. Xử lý số liệu cho kết quả trong cả hai vụ năng suất lý thuyết giữa các mật độ khác nhau có sự sai khác nhau không rõ ràng, các mật độ có năng suất lý thuyết tương đương nhau.
Năng suất thực thu giữa các mật độ khác nhau có sự chênh lệch nhau, trong vụ mùa năng suất của các mật độ M4, M3 cao hơn mật độ đối chứng. Trong vụ xuân các mật độ có năng suất thực thu tương đương công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.
3.7. Ảnh hƣởng của các tổ phân bón và mật độ đến chất lƣợng gạo của giống lúa QR15
gạo lật, tỷ lệ gạo sát, độ bạc bụng của hạt gạo. Đồng thời cũng được đánh giá độ thơm và độ dẻo cơm sau khi nấu. Qua kết quả quan sát, tính toán sau khi xay xát gạo chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.16.
Bảng 3.12. Ảnh hƣởng các tổ phân bón và mật độ đến chất lƣợng gạo QR15 Công thức Tỷ lệ gạo lật (%) Tỷ lệ gạo sát (%) Độ bạc bụng (%)
P1M1 76,6 61,1 7,8 P1M2 77,1 61,5 7,6 P1M3 77,3 62,3 7,3 P1M4 77,9 62,6 7,1 P2M1 77,6 62,5 7,4 P2M2 78,2 62,4 7,5 P2M3 78,5 62,5 7,2 P2M4 78,8 62,8 7,0 P3M1 77,2 61,8 7,1 P3M2 77,8 62,5 7,0 P3M3 78,8 62,7 6,9 P3M4 78,9 62,8 6,7
Kết quả bảng 3.12 cho thấy: Tỷ lệ gạo lật của giống lúa QR15 dao động