Ẩm độ không khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống lúa QR15 tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 41)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.3. Ẩm độ không khí

Qua theo dõi dự báo khí tượng thủy văn ẩm độ không khí cao biến động trên 85 %, với ẩm độ không khí cao như vậy rất thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển nhưng cũng là một trong những yếu tố thuận lợi cho sâu, bệnh phát triển. Ẩm độ cao kết hợp nhiệt độ cao làm cho bệnh và các loại sâu cuốn lá, đục thân dễ phát triển thành dịch hại tập trung và trên diện rộng.

3.2. Ảnh hƣởng của các tổ phân bón và mật độ đến thời gian sinh trƣởng của giống lúa QR15

Sinh trưởng và phát triển là kết quả tổng hợp của nhiều chức năng sinh lý của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Đây là hai quá trình xen kẽ không thể tách rời, sinh trưởng là cơ sở cho sự phát triển và phát triển tạo điều kiện cho sinh trưởng.

Đối với cây lúa thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, vào thời vụ gieo cấy, vào điều kiện ngoại cảnh cũng như điều kiện chăm sóc. Nghiên cứu thời gian sinh trưởng của các giống là cơ sở để xác định thời vụ gieo cấy, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, tăng hiệu quả sử dụng đất, đồng thời có các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhất cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa để phát huy hết tiềm năng, năng suất của từng giống.

Đề tài được bố trí trong cùng điều kiện như cùng giống lúa QR15, cùng thời gian gieo cấy… chỉ khác nhau về tổ hợp phân bón và mật độ giữa các công thức. Qua nghiên cứu, theo dõi thời gian sinh trưởng của giống lúa QR15 ở các công thức khác nhau, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.2

Kết quả bảng 3.2 cho thấy: Thời gian sinh trưởng của giống lúa QR15 trồng tại Phú Thọ trong vụ mùa: Thời gian từ gieo đến bắt đầu đẻ nhánh của các công thức không sai khác nhau, tất cả đều bắt đầu đẻ nhánh vào 7 đến 8 ngày sau cấy.

Thời gian từ cấy đến làm đòng có sự sai khác, thời gian dao động trong khoảng 44,7 đến 50 ngày. Công thức có thời gian sinh trưởng dinh dưỡng dài nhất là P3M4 có thời gian đến làm đòng 50 ngày, ngắn nhất ở công thức đối chứng 44,7 ngày.

Thời gian từ gieo đến trỗ của các công thức khác nhau dao động trong khoảng 75,3 đến 79,7 ngày. Dài nhất là công thức P3M4 và ngắn nhất là công thức đối chứng. Kết quả xử lý cho thấy các công thức thí nghiệm đều có thời

gian gieo đến trỗ dài hơn đối chứng và giữa các công thức thí nghiệm cũng có sự sai khác nhau.

Thời gian sinh trưởng của giống lúa QR15 ở các công thức dao động từ 104,7 đến 109,3 ngày. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức thí nghiệm có thời gian sinh trưởng dài hơn công thức đối chứng, đồng thời giữa các công thức thí nghiệm cũng có sự sai khác nhau tùy thuộc vào mật độ hoặc liều lượng phân bón. Với thời gian sinh trưởng trên, theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT trong vụ mùa thì thời gian sinh trưởng của các công thức trên đều thuộc nhóm giống ngắn ngày.

Ở giai đoạn đẻ nhánh trong vụ mùa tổ hợp phân bón P3 có thời gian đến đẻ nhánh ngắn hơn tổ hợp phân bón 1 và 2, đồng thời tổ hợp P2 cũng ngắn hơn đối chứng P1.

Trong vụ xuân sự sai khác về thời gian từ gieo đến đẻ nhánh không có sự sai khác nhau giữa các mức phân bón.

Ở giai đoạn làm đòng, trong cả hai vụ các tổ hợp phân bón cao hơn luôn có thời gian đến làm đòng dài hơn các tổ hợp phân bón thấp hơn: P3>P2>P1.

Thời gian từ gieo đến trỗ bông ở cả hai vụ cũng có sự sai khác giữa các tổ hợp phân bón khác nhau. Tổ hợp phân bón cao hơn luôn có thời gian đến trỗ dài hơn tổ hợp phân bón thấp hơn.

Tổng thời gian sinh trưởng của giống lúa ở cả hai vụ cũng có sự sai khác rõ rệt ở các công thức bón phân khác nhau, các tổ hợp phân bón cao hơn luôn có thời gian sinh trưởng dài hơn tổ hợp thấp hơn chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Như vậy thời gian sinh trưởng của giống lúa có sự sai khác giữa các tổ hợp phân bón, tổ hợp càng cao thời gian sinh trường càng kéo dài.

Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của các tổ phân bón và mật độ đến thời gian sinh trƣởng của giống lúa QR15 trong vụ mùa

Công thức Đẻ nhánh Thời gian (ngày) Làm đòng Trỗ bông TGST

P1 (đ/c) 23,0 46,0 76,0 106,0 P2 22,6 48,3 78,6 108,5 P3 22,0 49,3 79,3 109,8 CV% 5,2 3,9 3,5 2,5 LSD05 0,62 0,36 0,31 0,45 M1 (đ/c) 22,7 47,1 77,3 107,2 M2 22,8 47,6 77,8 107,8 M3 22,3 48,2 78,3 108,4 M4 22,4 48,7 78,6 108,9 CV% 5,2 3,9 3,5 2,5 LSD05 0,71 0,42 0,36 0,53 P1M1 (đ/c) 23,0 44,7 75,0 104,7 P1M2 23,0 45,7 75,7 105,7 P1M3 23,0 46,7 76,7 106,7 P1M4 23,0 47,0 77,0 107,0 P2M1 23,0 47,7 78,0 108,0 P2M2 23,3 48,0 78,3 108,3 P2M3 22,0 48,7 79,0 108,7 P2M4 22,0 49,0 79,0 109,0 P3M1 22,0 49,0 79,0 109,0 P3M2 22,0 49,0 79,3 109,3 P3M3 22,0 49,3 79,3 110,0 P3M4 22,3 50,0 79,7 110,7 CV% 5,2 3,9 3,5 2,5 LSD05 1,24 0,72 0,64 0,92

Trong vụ xuân: Thời gian từ gieo đến bắt đầu đẻ nhánh không có sự sai khác, các công thức đều bắt đầu đẻ nhánh sau cấy 37 đến 38 ngày.

Thời gian từ gieo đến làm đòng dao động từ 60,7 đến 66 ngày. Thời gian dài nhất là công thức P3M4 thấp nhất là đối chứng. Kết quả xử lý cho thấy các công thức thí nghiệm đều có thời gian từ gieo đến làm đòng cao hơn đối chứng đối chứng, giữa các công thức thí nghiệm cũng có sự sai khác nhau ở mức tin cậy 95%.

Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của các tổ phân bón và mật độ đến thời gian sinh trƣởng của giống lúa QR15 trong vụ xuân

Công thức Thời gian (ngày) TGST

Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ bông P1 (đ/c) 37,8 61,5 91,8 121,7 P2 37,7 62,6 93,0 123,1 P3 38,1 64,5 94,7 124,7 CV% 2,6 3,0 2,7 0,56 LSD05 0,2 0,53 0,53 1,13 M1 (đ/c) 37,7 61,9 92,3 122,4 M2 37,8 63,1 93,1 123,1 M3 38,1 63,3 93,3 123,4 M4 37,8 63,3 94 123,9 CV% 2,6 3,0 2,7 2,5 LSD05 0,60 0,61 0,61 0,65 P1M1 (đ/c) 38,0 60,7 91,0 121,0 P1M2 37,3 62,3 92,3 122,0 P1M3 38,0 62,0 92,0 122,0 P1M4 38,0 61,3 92,0 122,3 P2M1 37,0 62,0 92,0 122,3 P2M2 38,3 63,0 93,0 123,3 P2M3 38,3 63,0 93,0 123,3 P2M4 37,3 62,7 94,0 123,7 P3M1 38,3 63,0 94,0 124, 0 P3M2 38,0 64,0 94,0 124,3 P3M3 38,0 65,0 95,0 125,0 P3M4 38,3 66,0 96,0 125,7 CV% 2,6 3,0 2,7 2,5 LSD05 1,04 1,05 1,06 1,13

Thời gian từ gieo đến trỗ dao động từ 91 đến 96 ngày, dài nhất là công thức P3M4, thấp nhất là công thức đối chứng 91 ngày. Kết quả xử lý thống kê cho thấy công thức P2M1, P1M3, P1M4 có thời gian tương đương đối chứng, các công thức còn lại có thời gian dài hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Thời gian sinh trưởng của các công thức thí nghiệm đối với giống lúa QR5 trong vụ xuân dao động từ 121 đến 125,7 ngày. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức P1M2, P1M3 có thời gian sinh trưởng tương đương đối chứng, các công thức còn lại có thời gian sinh trưởng dài hơn công thức đối chứng. Với thời gian sinh trưởng trên, theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-55:2011/BNNPTNT trong vụ xuân thì thời gian sinh trưởng của các công thức trên đều thuộc nhóm giống ngắn ngày.

Sự khác nhau về thời gian trong từng công thức phụ thuộc vào 2 nhân tố chính là tổ hợp phân bón và mật độ cấy, để thấy rõ vai trò của từng nhân tố chúng tôi tổng hợp kết quả ở bảng 3.2 và 3.3.

Thời gian từ gieo đến đẻ nhánh không có sự sai khác ở các công thức trong cả vụ xuân và mùa.

Thời gian từ gieo đến làm đòng trong vụ mùa các công thức cấy mật độ thưa hơn đều có thời gian từ gieo đến làm đòng dài hơn đối chứng, các mật độ cấy thưa hơn luôn có thời gian dài hơn mật độ cấy dầy hơn: M1>M2>M3>M4. trong vụ xuân các mật độ cấy M2, M3, M4 đều có thời gian dài hơn mật độ đối chứng, giữa các mật độ đó có thời gian tương đương nhau.

Thời gian từ gieo đến làm trỗ trong cả hai vụ các công thức cấy mật độ thưa hơn đều có thời gian từ gieo đến làm đòng dài hơn đối chứng. Mật độ M3, M4 tương đương nhau và cao hơn M2 ở mức chắc chắn 95%.

Thời gian sinh trưởng của giống lúa QR15 trong cả hai vụ ở các công thức cấy mật độ thưa hơn đều có thời gian dài hơn đối chứng cấy mật độ dầy

hơn. Số liệu cho thấy mật độ cấy thưa hơn có thời gian sinh trưởng dài hơn so với cấy dầy.

3.3. Ảnh hƣởng của các tổ phân bón và mật độ đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa QR15

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh lý rất quan trọng của cây lúa, nó liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông trên một đơn vị diện tích và quyết định đến năng suất sau này.

Qua nghiên cứu và thực tế cho thấy cây lúa có 2 loại nhánh là nhánh hữu hiệu và nhánh vô hiệu. Nhánh hữu hiệu có khả năng cho bông và là yếu tố quyết định số bông/m2, nhánh vô hiệu thì không có khả năng này. Nhánh hữu hiệu thường đẻ tập trung vào giai đoạn đầu khi cây lúa hồi xanh còn nhánh vô hiệu thì đẻ muộn hơn đến lúc cây đứng cái làm đòng. Ở mật độ cấy khác nhau động thái đẻ nhánh của cây lúa cũng khác nhau.

Qua theo dõi về khả năng đẻ nhánh của các mật độ cấy chúng tôi đã thu được kết quả ở bảng 3.4 cho thấy: Cây lúa bắt đầu đẻ nhánh sau cấy 7 ngày trong vụ mùa.

Trong vụ mùa, thời gian đầu 7 ngày sau cấy khả năng đẻ nhánh của cây lúa có sự sai khác không đáng kể, dao động từ 1,1 đến 1,2 nhánh.

Sau cấy 14 ngày số nhánh dao động trong khoảng 3,6 đến 4,4 nhánh, thấp nhất ở công thức P1M2, P1M3 có 3,6 nhánh, cao nhất ở công thức P2M3, P2M4 đạt 4,4 nhánh. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức P2M3, P2M4, P3M1, P3M2, P3M3 có số nhánh cao hơn đối chứng, các công thức còn lại có số nhánh tương đương công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Sau cấy 21 ngày số nhánh ở các công thức dao động từ 6,1 nhánh ở công thức đối chứng đến 7,5 ở công thức P3M4. Kết quả xử lý số liệu cho thấy có sự sai khác về số nhánh đẻ ở các công thức, các công thức P1M2 và P2M1 có số nhánh tương đương công thức đối chứng, các công thức còn lại có số nhánh cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức xác xuất 95%.

Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của các tổ phân bón và mật độ đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa QR15 trong vụ mùa

Công thức Thời gian (ngày) Nhánh HH

7 14 21 28 P1 (đ/c) 1,15 3,65 6,50 8,95 6,07 P2 1,18 3,93 6,67 8,82 6,30 P3 1,18 4,33 7,08 8,92 6,30 CV% 9,9 3,3 3,2 4,2 4,7 LSD05 0,99 0,11 0,18 0,32 0,25 M1 (đ/c) 1,16 3,90 6,40 8,26 5,20 M2 1,20 3,97 6,60 8,67 5,76 M3 1,13 3,97 6,87 9,10 6,57 M4 1,17 4,03 7,13 9,57 7,37 CV% 9,9 3,3 3,2 4,2 4,7 LSD05 0,11 0,12 0,21 0,36 0,290 P1M1 (đ/c) 1,1 3,7 6,1 8,2 5,0 P1M2 1,2 3,6 6,4 9,0 5,7 P1M3 1,2 3,6 6,6 9,1 6,5 P1M4 1,1 3,7 6,9 9,5 7,1 P2M1 1,2 3,8 6,4 8,3 5,3 P2M2 1,2 3,9 6,5 8,5 5,8 P2M3 1,1 4,0 6,8 8,9 6,6 P2M4 1,2 4,0 7,0 9,6 7,5 P3M1 1,2 4,2 6,7 8,3 5,3 P3M2 1,2 4,4 6,9 8,5 5,8 P3M3 1,1 4,3 7,2 9,3 6,6 P3M4 1,2 4,4 7,5 9,6 7,5 CV% 9,9 3,3 3,2 4,2 4,7 LSD05 0,19 0,23 0,37 0,64 0,50

Sau 28 ngày đẻ nhánh, đây là thời kỳ số nhánh đạt tối đa, số nhánh dao động từ 8,2 đến 9,6 nhánh. Cao nhất ở công thức P3M4 và P2M4 đạt 9,6 nhánh, tiếp theo là công thức P1M4 đạt 9,5 nhánh, thấp nhất ở công thức đối chứng 8,2 nhánh. Kết quả xử lý cho thấy các công thức P2M1, P2M2, P3M1, P3M2 có số nhánh đẻ tương đương công thức đối chứng, các công thức còn lại có số nhánh đẻ cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của các tổ phân bón và mật độ đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa QR15 trong vụ xuân

Công thức Thời gian (ngày) Nhánh HH

14 21 28 35 P1 (đ/c) 1,25 3,12 6,42 9,15 6,23 P2 1,30 3,45 6,96 8,95 6,38 P3 1,25 3,65 7,40 9,10 6,50 CV% 7,4 3,6 3,4 3,1 6,0 LSD05 0,93 0,11 0,20 0,24 0,32 M1 (đ/c) 1,23 3,37 6,67 8,46 5,33 M2 1,27 3,43 6,83 8,86 5,90 M3 1,27 3,43 7,02 9,26 6,60 M4 1,30 3,40 7,20 9,66 7,63 CV% 7,4 3,6 3,4 3,1 6,0 LSD05 0,93 0,12 0,23 0,27 0,37 P1M1 (đ/c) 1,2 3,1 6,2 8,5 5,2 P1M2 1,3 3,1 6,3 9,2 5,9 P1M3 1,2 3,2 6,5 9,3 6,4 P1M4 1,3 3,1 6,7 9,6 7,4 P2M1 1,3 3,4 6,8 8,4 5,3 P2M2 1,3 3,5 6,9 8,7 5,9 P2M3 1,3 3,4 7,0 9,0 6,6 P2M4 1,3 3,5 7,2 9,7 7,7 P3M1 1,2 3,6 7,0 8,5 5,5 P3M2 1,2 3,7 7,3 8,7 5,9 P3M3 1,3 3,7 7,6 9,5 6,8 P3M4 1,3 3,6 7,7 9,7 7,8 CV% 7,4 3,6 3,4 3,1 6,0 LSD05 0,16 0,21 0,40 0,48 0,65

Số nhánh hữu hiệu dao động trong khoảng 5,0 đến 7,5 nhánh/khóm. Số nhánh hữu hiệu cao nhất ở các công thức P3M4, P2M4, P1M4, công thức có số nhánh thấp nhất là công thức đối chứng 5,0 nhánh/khóm. Xử lý thống kê cho thấy các công thức P2M1, P3M1 có số nhánh hữu hiệu tương đương đối chứng, các công thức còn lại có số nhánh hữu hiệu cao hơn công thức đối chứng ở mức xác xuất 95%.

Trong vụ xuân thời gian đẻ nhánh muộn hơn vụ mùa, sau 14 ngày cấy khả năng đẻ nhánh của cây lúa có sự sai khác không đáng kể, dao động từ 1,2

đến 1,3 nhánh. Kết quả xử lý cho thấy không có sự sai khác về số nhánh đẻ ở các công thức thí nghiệm.

Sau cấy 21 ngày số nhánh dao động trong khoảng 3,1 đến 3,7 nhánh, thấp nhất ở công thức P1M1, P1M2, P1M4 có 3,1 nhánh, cao nhất ở công thức P3M2, P3M3 đạt 3,7 nhánh. Xử lý thống kê cho kết quả các công thức P1M2, P1M3, P1M4 có số nhánh tương đương đối chứng, các công thức còn lại có số nhánh công cao hơn thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Sau cấy 28 ngày số nhánh ở các công thức dao động từ 6,2 nhánh ở công thức đối chứng đến 7,7 ở công thức P3M4. Kết quả xử lý số liệu cho thấy các công thức P1M2 và P1M3 có số nhánh tương đương công thức đối chứng, các công thức còn lại có số nhánh cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức xác xuất 95%.

Sau cấy 35 ngày số nhánh ở các công thức đã đạt tối đa, số nhánh dao động từ 8,4 đến 9,7 nhánh. Cao nhất ở công thức P3M4 và P2M4 đạt 9,7 nhánh, tiếp theo là công thức P1M4 đạt 9,6 nhánh, thấp nhất ở công thức P2M1 8,4 nhánh. Kết quả xử lý cho thấy các công thức P2M1, P2M2, P3M1, P3M2 có số nhánh đẻ tương đương công thức đối chứng, các công thức còn lại có số nhánh đẻ cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Số nhánh hữu hiệu dao động trong khoảng 5,2 đến 7,8 nhánh/khóm. Số nhánh hữu hiệu cao nhất ở các công thức P3M4, P2M4, P1M4, công thức có số nhánh thấp nhất là công thức đối chứng 5,2 nhánh/khóm. Xử lý thống kê cho thấy các công thức P2M1, P3M1 có số nhánh hữu hiệu tương đương đối chứng,các công thức còn lại có số nhánh hữu hiệu cao hơn công thức đối chứng ở mức xác xuất 95%.

Khả năng đẻ nhánh của các công thức thí nghiệm phụ thuộc vào 2 nhân tố phân bón và mật độ, mức độ ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón được trình bày ở bảng 3.4 và 3.5. kết quả ở giai đoạn mới đẻ nhánh 7 ngày sau cấy ở vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống lúa QR15 tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)