Vài nét về tổ chức hoạt động khuyến nông trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la​ (Trang 26 - 28)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.1. Vài nét về tổ chức hoạt động khuyến nông trên thế giới

Hoạt động khuyến nông trên thế giới bắt đầu từ thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ XIV) khi mà khoa học bắt đầu ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất. Tuy nhiên đến năm 1843 hoạt đông mang tính chất khuyến nông mới có biểu hiện rõ nét. Đó là hoạt đông của uỷ ban nông nghiệp của hôi đổng thành phố New York (Hoa Kỳ). Uỷ ban này đã đề nghị các giáo sư giảng dạy ở các trường Đại học nông nghiệp và các Viện nghiên cứu thường xuyên xuống cơ sở để hướng dẫn, phổ biến KHKT mới giúp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ở các vùng nông thôn. Cho đến năm 1907, 42 trường Đại học ở 39 bang của Mỹ đã tham gia vào hoạt đông theo dạng “Extension” này và có nhiều trường Đại học thành lập bô môn khuyến nông, (Nguyễn Văn Long 2006).

Ở Châu Á, ngay sau khi có hôi nghị đầu tiên về khuyến nông khu vực Châu Á được tổ chức tại Malia (Philippin) năm 1955, phong trào khuyến nông đã có bước phát triển mạnh mẽ, tổ chức khuyến nông trong các khu vực đã hình thành. Theo tổng kết của FAO, cho đến năm 1993 trên thế giới có tổng công 200 nước chính thức có tổ chức khuyến nông Quốc gia trong đó có Việt Nam. Tổ chức FAO có nhiều chương trình toàn cầu và khu vực, nhiều dự án đầu tư nghiên cứu, hỗ trợ khuyến nông ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, (Nguyễn Văn Long 2006).

- Ở Ấn Đô: Tổ chức khuyến nông quốc gia được thành lập từ năm 1960, tổ chức đào tạo theo 5 cấp: quốc gia, cấp vùng, cấp bang, cấp huyện, cấp xã. Nhờ làm tốt công tác khuyến nông, Ấn Đô đã có nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Mở đầu là cuộc “cách mạng xanh” giải quyết cơ bản về lương thực cho dân, lập được quỹ dự trữ. Tiếp theo là “cách mạng trắng” sản xuất sữa và hiện nay đang tiến hành “cách mạng nâu” - chủ yếu phát triển chăn nuôi bò sữa, (Phạm Văn Nghị 2009).

- Ở Thái Lan: Ngày 20/10/1967, Chính phủ Thái Lan mới có quyết định chính thức thành lập tổ chức hoạt đông khuyến nông. Các hoạt động khuyến nông của Thái Lan chủ yếu tập trung vào hoạt động đào tạo huấn luyện và thông tin tuyên truyền, tư vấn dịch vụ. Những hoạt động này hoàn toàn miễn phí đối với người nông dân. Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn chỉ xây dựng trong phạm vi các Viện nghiên cứu, các Trung tâm phát triển xúc tiến nghề nông và Văn phòng Khuyến nông huyện để nông dân, những người quan tâm đến học tập, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp SX, kỹ năng phương pháp khuyến nông (không giống ở Việt Nam). Kinh phí hỗ trợ của nhà nước dành cho hoạt động khuyến nông lớn. Người nông dân không phải lo đóng góp kinh phí đối ứng nên việc triển khai nhân rộng các mô hình ở nhiều địa bàn khác nhau rất thuận lợi. Nhờ đó nông nghiệp Thái Lan phát triển một cách toàn diện cả về trổng trọt và chăn nuôi, là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa gạo và sắn khô, (Hạ Thúy Hạnh 2012).

- Ở Indonesia: Tổ chức khuyến nông được thành lập năm 1955, có hệ thống khuyến nông từ trung ương đến tận làng xã theo 4 cấp: cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Nhìn chung công tác khuyến nông ở Indonesia khá phát triển, ngay cả ở cấp làng xã cũng có trung tâm khuyến nông và trung tâm thông tin phục vụ khuyến nông cơ sở và hô nông dân trên địa bàn, (Phạm Văn Nghị 2009).

- Ở Trung Quốc: Từ năm 1995, Trung Quốc quyết định áp dụng những chính sách tập trung hỗ trợ nông nghiệp sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Các chương trình khuyến nông chuyển giao giống trái cây, lúa lai chất lượng cao, sản xuất đỗ tương xuất khẩu kết hợp cải tạo đất, dự án sản xuất giống vật nuôi, nâng cao sản lượng sữa… được tập trung góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho nông dân. Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ nông sản. Thông qua chương trình khuyến nông quốc gia, giống mới cung cấp cho nông dân gần như cho không,

hàng loạt các hoạt động tập huấn, mô hình trình diễn được tổ chức giúp người dân nắm bắt được kỹ thuật mới…Nhờ những quyết sách đúng đắn của Nhà nước và hoạt động hiệu quả của khuyến nông, nông nghiệp Trung Quốc đã đạt được kết quả không ngờ sau thời gian vài năm. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ VII về phát triển nông nghiệp, Trung Quốc đã tập huấn được 1,2 triệu lượt người về công tác khuyến nông và bổi dưỡng được 150 triệu nông dân về kiến thức khuyến nông và TBKT mới. Cả nước Trung Quốc có 10/33 lãnh đạo tỉnh là trưởng ban khuyến nông. Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới về 3 lĩnh vực: lúa lai, chẩn đoán thú y và NTTS, (Minh Hải 2004).

Hiện nay đã có 200 quốc gia chính thức có tổ chức khuyến nông từ trung ương đến cơ sở. Với trình độ của cán bộ khuyến nông trên thế giới là: Trên đại học chiếm 5%, đại học 22,9%; trung cấp 33,3%, sơ cấp 33,8% riêng khu vực châu Á Thái Bình Dương; trên đại học 3,8%; đại học 20,4%; trung cấp 35,4% và sơ cấp chiếm 40,4%, (Nguyễn Văn Long 2006).

Qua việc tìm hiểu một vài nét về hoạt động khuyến nông trên thế giới cho thấy công tác khuyến nông xuất hiện khá lâu, các quốc gia đều coi trọng công tác khuyến nông, tổ chức khuyến nông khá chặt chẽ từ trung ương đến địa phương và cho thấy vai trò to lớn của công tác khuyến nông trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la​ (Trang 26 - 28)