Hoạt động khuyến nông tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la​ (Trang 28 - 32)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.2. Hoạt động khuyến nông tại Việt Nam

1.2.2.1. Sự hình thành và phát triển khuyến nông ở Việt Nam

Khuyến nông được hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Việt Nam là nước nông nghiệp có nền văn minh lúa nước phát triển tương đối sớm. Trải qua các thời kỳ lịch sử của các triều đại, Nhà nước ta đều có chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân. Cùng với sự phát triển của khuyến nông trên thế giới, khuyến nông Việt Nam hình thành và phát triển tương đối sớm.

Thời kỳ nhà Tiền Lê: Nhà nước Việt Nam lúc bấy giờ đã có những chính sách nông nghiệp để đông viên nhân dân tích cực tham gia sản xuất. Hàng năm vua Lê Hoàn đều tổ chức lễ khai xuân để bắt đầu vào vụ gieo cấy mới. Ông trực tiếp cầm cày và cày những luống cày đầu tiên của vụ sản xuất mới. Việc làm đó của ông được xem là một trong những hoạt động khuyến nông đầu tiên ở Việt Nam, (Nguyễn Văn Long 2006).

Thời kỳ nhà Trần (1226): Lập ra các chức quan để trông coi việc phát triển nông nghiệp như: Hà đê sứ, đồn điền sứ, khuyến nông sứ. Người dân 2 huyện Tiền Hải - Thái Bình và Kim Sơn - Ninh Bình hẳn sẽ không thể nào quên được người khai sinh ra 2 huyện này là Nguyễn Công Trứ. Ông đã tổ chức cho dân khai khẩn đất đai nhằm yên nghiệp dân nghèo. Ông cấp tiền cho nông dân mua nông cụ, trâu bò và dựng trang trại để lập nghiệp ở các vùng đất mới. Sau chiến thắng Kỷ Dậu 1789, vua Quang Trung đã ban hành “chiếu dụ nông” để đông viên nông dân phát triển sản xuất, (Nguyễn Văn Long 2006).

Năm 1945, sau khi giành độc lập Bác Hồ và chính phủ ngay lập tức chăm lo đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp để “diệt giặc dốt”. “Giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm” là 3 thứ giặc đi liền với nhau. Trong lớp bế giảng chỉnh huấn cán bô ngày 15/11/1945 Bác Hồ đã căn dặn: “các chú phải làm tốt công tác khuyến nông đẩy mạnh tự túc tăng gia sản xuất lương thực, chống giặc đói, giặc dốt và chuẩn bị lương thực để chống giặc Pháp xâm lược”, (Nguyễn Văn Long 2006).

Những năm 60 của thế kỷ XX, ở miền Bắc nước ta sau khi tiến hành hợp tác hoá thì đã lập ra tổ KHKT như: tổ chọn giống, tổ làm phân bón. Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp thành lập các đoàn chỉ đạo sản xuất đưa họ về các cơ sở để xây dựng các mô hình về trồng trọt, chăn nuôi Khi các mô hình đó thành công sẽ mở các lớp tập huấn tại chỗ cho cán bô điều hành, cán bô chỉ đạo sản xuất của địa phương, sau cùng là tập huấn cho những người nông dân, (Nguyễn Văn Long 2006).

Sau khi đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất (1975), cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hôi. Bộ chính trị khoá V đã ra nghị quyết X về “đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” giao đất cho nông dân tự sản xuất kinh doanh. Khi đó phương thức chuyển giao ứng dụng kỹ thuật kiểu cũ đã không còn phù hợp nữa. Từ đây, các cơ quan nghiên cứu phục vụ nông nghiệp, các hướng đào tạo về lĩnh vực nông nghiệp đã chuyển hướng, thay đổi cách nhìn, họ lấy hô nông dân làm đối tượng nghiên cứu, thực hiện. Tuy nhiên do đất đai manh mún, sản xuất quá nhiều loại cây trồng trên cánh đổng cho nên việc chuyển giao KHKT mới cho nông dân thường khó khăn, đòi hỏi cần có một tổ chức chuyên môn về nông - lâm - ngư nghiệp đứng ra làm nhiệm vụ chuyển giao TBKT vào sản xuất cho hô nông dân. Lúc đầu các cơ quan nghiên cứu thành lập ra các bô phận riêng như: “chuyển giao và ứng dụng TBKT” về từng lĩnh vực trổng trọt, chăn nuôi riêng rẽ. Tuy nhiên từng cơ quan nghiên cứu chỉ mạnh ở lĩnh vực mình nghiên cứu, thực hiện trong khi nhân dân cần ứng dụng tổng hợp các TBKT để đẩy mạnh những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể đặc biệt. Một số địa phương hình thành tổ chức khuyến nông như các tỉnh: An Giang, Bắc Kạn. Đến tháng 7/1992, Bộ Nông nghiệp và PTNT thành lập ban điều phối khuyến nông và đến tháng 3/1993 tổ chức khuyến nông Nhà nước Việt Nam được thành lập sau khi có Nghị định số 13-CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ ban hành bản quy định về công tác khuyến nông, (Nguyễn Văn Long 2006).

Trong quá trình hình thành và phát triển, hoạt đông khuyến nông - khuyến lâm trên phạm vi cả nước đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp. Nhiều TBKT được đưa vào sản xuất, được nông dân đón nhận và áp dụng rông rãi, góp phần tích cực tăng năng suất cây trổng vật nuôi, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, bô mặt nông thôn Việt Nam ngày càng được

đổi mới. Hoạt đông khuyến nông có những đóng góp quan trọng trong thành tựu chung của nền nông nghiệp Việt Nam.

1.2.2.2. Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở Việt Nam

Hệ thống KN ở Việt Nam (năm 2017) được phân thành 4 cấp từ Trung ương đến địa phương như Sơ đồ:

Hình 1.1. Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam

Tổ chức khuyến nông Trung ương:

- Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

- Tổ chức khuyến nông địa phương được quy định như sau:

+ Ở cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) có Trung tâm khuyến nông là đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Ở cấp huyện (huyện, quận và thị xã, thành phố có sản xuất nông nghiệp thuộc cấp tỉnh) có trạm khuyến nông là đơn vị sự nghiệp công lập (nay là Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, hoặc Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp).

+ Ở cấp xã (xã, phường, thị trấn có sản xuất nông nghiệp) có khuyến nông viên với số lượng ít nhất là 02 khuyến nông viên ở các xã thuộc địa bàn khó khăn, ít nhất 01 khuyến nông viên cho các xã còn lại.

+ Ở thôn (thôn, bản, ấp, phun sóc) có cộng tác viên khuyến nông và câu lạc bộ khuyến nông.

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức khuyến nông địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

Tổ chức khuyến nông khác:

- Tổ chức khuyến nông khác bao gồm các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức khoa học, giáo dục đào tạo, hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có tham gia hoạt động khuyến nông trên lãnh thổ Việt Nam.

- Tổ chức khuyến nông khác thực hiện các nội dung hoạt động khuyến nông theo quy định của Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018và các văn bản quy định pháp luật liên quan.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức khuyến nông khác thuộc tổ chức, cá nhân nào do tổ chức, cá nhân đó quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la​ (Trang 28 - 32)