Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la​ (Trang 92 - 117)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông trên địa bàn

huyện Vân Hồ

* Yếu tố con người

- Năng lực CBKN: Hầu hết đội ngũ CBKN cơ sở đa phần là trẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn. Tuy nhiên do còn thiếu kinh nghiệm và chế độ đãi ngộ chưa thật thoả đáng nên hoạt động của đội ngũ CBKN này không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác khuyến nông nên CBKN ở những xã này hoạt

động hiệu quả chưa cao. Khi trực tiếp nhận các mô hình điểm, nhìn chung CBKN cơ sở đã biết tận dụng những thuận lợi của địa phương để xây dựng. Trong khi triển khai các chương trình, đội ngũ này thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, nhất là khi gặp diễn biến bất thường xảy ra trong sản xuất cũng như trong mô hình để cùng phối hợp với các cơ quan chuyên môn có biện pháp chỉ đạo và xử lý kịp thời.

- Từ phía các hộ nông dân

Trình độ văn hóa của chủ hộ: Trình độ văn hóa của các chủ hộ nghèo huyện Vân Hồ ở mức rất thấp. Do vậy các hộ thường khó tiếp cận được với các nguồn cung cấp dịch vụ khuyến nông hơn, họ ít chủ động tìm hiểu các thông tin về hoạt động của các tổ chức khuyến nông. Các hộ có trình độ thấp rất hạn chế trong việc đưa ra các chiến lược sản xuất, họ ít am hiểu về KHKT, hoặc áp dụng máy móc KHKT vào sản xuất nên hiệu quả sản xuất thấp. Vì vậy, đa phần họ không dám đầu tư nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Số lao động: Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng của kinh tế hộ nông dân nhưng không phải lúc nào lao động cũng ảnh hưởng cùng chiều với khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông. Kết quả điều tra cho thấy số lao động bình quân/hộ dao động từ 2 đến 3 lao động và số lao động này cũng không có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông của hộ dân. Các hộ điều tra phần lớn là hộ thuần nông, hoạt động nông nghiệp lại mang tính thời vụ, khi đến mùa vụ, cần lực lượng lao động nhiều, đo đặc điểm địa hình đất dốc, tốn nhiều công lao động. Tuy nhiên, các hộ có nguồn lao động gia đình lớn sẽ tăng hiệu quả sản xuất, khả năng thực hiện các hoạt động khuyến nông sẽ dễ dàng hơn. Lao động gia đình cũng thường có kinh nghiệm, kỷ luật và ý thức trách nhiệm cao hơn trong sản xuất.

Điều kiện kinh tế: Điều kiện kinh tế là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh và có ảnh hưởng tướng đối lớn đến việc tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ. Qua điều tra, đại đa số các hộ tham gia áp dụng các

TBKT mới hay xây dựng mô hình, mô hình trình diễn trình cơ bản là hộ trung bình. Các hộ này có điều kiện để tham gia các mô hình như trồng cây ăn quả, chăn nuôi... Do vậy các hộ này có thu nhập và lãi cao hơn hộ nghèo. Những hộ có kinh tế càng khá ngoài việc có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh thì họ còn mong muốn ham hiểu biết, họ luôn tìm cách tính toán sao cho kết quả sản xuất cao nhất. Hơn nữa, họ lại có kinh phí nên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận dịch vụ khuyến nông. Những hộ nghèo thì thường không chủ động được nguồn vốn để sản xuất kinh doanh nên họ không tự tin, dè dặt trong việc tiếp cận cái mới và nếu tiếp cận cũng không dám áp dụng vì không có vốn hay tâm lý lo sợ không thành công và không có đầu ra.

Ngành nghề của hộ: Tại các địa phương có nhiều các cây trồng vật nuôi chủ lực sẽ thu hút được nhiều hơn các hộ nông dân tham gia sản xuất và từ đó nhu cầu tiếp cận các dịch vụ khuyến nông tăng theo, người dân sẽ chủ động hơn trong việc tiếp cận với các nguồn cung cấp dịch vụ khuyến nông. Nhìn chung các hộ thuần nông có nhu cầu tiếp cận các dịch vụ khuyến nông cao. Điều này cũng dễ hiểu vì các hộ thuần nông chỉ tập trung vào sản xuất nông nghiệp, do đó họ phải tìm cách tăng thu nhập bằng sản xuất nông nghiệp và hiển nhiên KHKT là thứ trợ giúp họ đắc lực nhất.

* Phong tục tập quán sản xuất của người nông dân: Đây là yếu tố mang tính truyền thống ở địa phương, đa số nông dân còn thực hiện theo tập quán canh tác cũ, đặc biệt là việc thả rồng gia súc. Nếu các chương trình KN hoạt động mà không phù hợp với sản xuất của người nông dân thì sẽ dễ dẫn đến thất bại. Vì vậy, khi triển khai các hoạt động khuyến nông ở đây không chỉ làm theo đúng nguyên tắc của hoạt động KN mà còn phải có sự tìm hiểu để phù hợp với điều kiện của cá hộ dân.

* Kinh phí hoạt động khuyến nông: Nguồn kinh phí cho hoạt động khuyến nông là một yếu tố rất quan trọng, nó quyết định tới việc thực hiện và kết quả của các hoạt động khuyến nông trên địa bàn. Kinh phí khuyến nông

huyện Vân Hồ chủ yếu vẫn từ ngân sách huyện (bình quân mỗi năm khoảng 1 tỷ đồng), còn lại là từ các chương trình, dự án, trung tâm Khuyến nông tỉnh (kinh phí mỗi năm khoảng 150 đến 250 triệu đồng) để thực hiện các hoạt động khuyến nông trên địa bàn như: Các mô hình trình diễn, hoạt đông tập huấn cho CBKN…

* Các chính sách của Đảng và Nhà nước

- Chính sách khuyến nông: Đây là một trong những yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông và người dân ở huyện Vân Hồ. Các chính sách như xã hội hóa khuyến nông, chính sách tín dụng, chính sách đào tạo và thị trường là những chính sách được các hộ dân quan tâm nhiều nhất.

- Lãnh đạo địa phương: Thực tế cho thấy địa phương nào quan tâm nhiều đến công tác khuyến nông hoặc các tổ chức quần chúng năng động thì người nông dân ở đó hiểu biết nhiều về khuyến nông cũng như tiếp cận các dịch vụ này tốt hơn.

3.3. Đề xuất một số giải pháp cho công tác khuyến nông tại huyện Vân Hồ Vân Hồ

Thực hiện Quyết định số 1880/QĐ-UBND ngày 02/8/2018 của UBND tỉnh Sơn La về việc thành lập Trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện; Quyết định số 2258/QĐ-UBND ngày 20/11/2018 của UBND huyện Vân Hồ về quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ.

- Cơ cấu, tổ chức, bộ máy: Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ (Trung tâm) được thành lập theo Quyết định số 1880/QĐ-UBND ngày 02/8/2018 của UBND tỉnh Sơn La, trên cở sở sáp nhập (Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Khuyến nông, Trạm Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản). Trung tâm có 23 biên chế, gồm: Giám đốc, 01 Phó Giám đốc và 21 viên chức chuyên môn, nghiệp vụ; có 4 tổ

chuyên môn, gồm: Tổ hành chính, tổng hợp; Tổ trồng trọt và Bảo vệ thực vật và khuyến nông; Tổ chăn nuôi, thú y và Thủy sản; Tổ Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản.

- Chức năng, nhiệm vụ: Trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện Vân Hồ, có chức năng tham mưu giúp UBND huyện triển khai thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, quản lý chất lượng nông lâm thuỷ sản và chương trình công tác khác thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự ủy quyền của UBND huyện và theo quy định của pháp luật.

Trung tâm chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Chỉ cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông tỉnh.

3.3.1. Định hướng

Để góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung thì công tác khuyến nông ở huyện Vân Hồ phải được triển khai dựa trên những định hướng chung như sau: - Phát huy những kết quả đã đạt được trong sản xuất nông, lâm nghiệp thời gian qua, trong những năm tới trạm khuyến nông huyện cần bám sát hơn nữa vào chủ trương và mục tiêu phát triển kinh tế của huyện và nhiệm vụ các ngành giao cho.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao KHKT tới nông dân, giúp nông dân triển khai ra diện rộng, nhằm thực hiện tốt định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với sử dụng hiệu quả đất đai và khai thác được những tiềm năng, lợi thế của huyện Vân Hồ; phát triển sản xuất theo hướng tập trung, quy mô, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đồng thời tạo ra những kết quả chuyển giao KHKT mang tính cụ thể và thiết

thực nhằm khuyến khích người sản xuất tự nguyện đầu tư và phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.

3.3.2. Giải pháp

3.3.2.1. Tăng cường công tác triển khai các chương trình đề án khuyến nông

* Nội dung:

- Triển khai các mô hình khuyến nông liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ, tập trung sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực (con giống, cây trồng, vật nuôi), có lợi thế cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ; chú trọng phát triển sản xuất an toàn, sản xuất theo hướng Vietgap,… Chú trọng tới các sản phẩm có thị trường tốt nhằm tạo ra sự chuyển biến, bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trên phạm vi rộng.

- Xây dựng các chương trình, dự án khuyến nông trọng điểm, chọn lọc và có khả năng nhân diện trên địa bàn huyện, tập trung vào: Phát triển cây ăn quả (chanh leo, cam, nhãn, xoài,…) tạo vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến quả và đồ uống của Tập đoàn TH và Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc; phát triển rau an toàn xây dựng vùng nguyên liệu cho nhà máy bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao SI; phát triển chăn nuôi an toàn, tập trung, chủ động nguồn thức ăn, áp dụng truyền giống nhân tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng và chuyển giao các mô hình nông nghiệp công nghệ cao phù hợp tại địa phương.

* Giải pháp tổ chức thực hiện:

- Phối với cơ quan quản lý nhà nước, UBND các xã xây dựng các mô hình, chương trình, dự án từ nguồn vốn Sự nghiệp nông lâm nghiệp, Sự nghiệp kinh tế, nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình 135,…

- Hợp tác với các đơn vị nghiên cứu (Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Viện nghiên cứu ngô,…) hoặc các Công ty giống,

đơn vị, doanh nghiệp xây dựng các mô hình, đầu tư giống hoặc phối hợp chuyển giao khoa học kỹ thuật,…

- Vận động, khuyến khích nông dân đầu tư xây dựng và nhân diện các mô hình có hiệu quả, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và các biện pháp quản lý, hạch toán kinh tế,… đồng thời tư vấn để nông dân tận dụng và tranh thủ sự hỗ trợ từ phía các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước.

- Phối hợp với UBND xã, các cơ quan, đơn vị liên quan trong khảo sát chọn hộ, chọn lựa loại cây trồng vật nuôi khi xây dựng mô hình nhằm đảm bảo mô hình phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ sản xuất của hộ; chọn lựa loại hình đầu tư phù hợp tránh tạo tâm lý ỷ lại trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước; Theo dõi, giám sát, hướng dẫn kỹ thuật thường xuyên để chương trình, mô hình, dự án thu được kết quả mong muốn.

3.3.2.2. Củng cố, tăng cường năng lực cho người làm công tác khuyến nông

* Nội dung:

- Đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông từ huyện đến cơ sở phải được tăng cường kiến thức về khoa học công nghệ, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn và kiến thức về quản lý kinh tế, nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các Nghị quyết, chương trình phát triển kinh tế và các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp.

- Tăng cường năng lực cho người làm công tác khuyến nông được xây dựng và thiết kế có kế hoạch cụ thể, nội dung và phương pháp phù hợp.

* Giải pháp thực hiện

- Đối với người làm công tác khuyến nông tại huyện: khuyến khích khuyến nông viên học tập nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu sản xuất ngày một cao; nắm bắt và chủ động trong tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Trung ương, địa phương liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thông; xây dựng tiêu chuẩn và cơ chế đánh giá năng lực công tác, hằng năm tiến hành đánh giá để có kế hoạch tăng cường năng lực hoặc tinh giản biên chế theo định kỳ.

- Đối với khuyến nông viên xã: Trung tâm phối hợp chặt chẽ với UBND cấp xã trong việc quản lý và sử dụng lực lượng KNV cơ sở đảm bảo có hiệu quả, xây dựng kế hoạch nội dung hoạt động hàng tháng, quý, năm để phát huy tính chủ động và nâng cao vai trò trách nhiệm của KNV cấp xã; thực hiện việc đánh giá kết quả hoạt động nghiêm túc, khách quan để có những tác động, điều chỉnh cần thiết thay thế KNV hoạt động không hiệu quả; tiếp tục, chú trọng, khuyến khích khuyến nông viên học tập nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu sản xuất ngày một cao.

- Đào tạo hoặc tập huấn bổ sung các kỹ năng, nghiệp vụ, phương pháp khuyến nông hoặc những kiến thức chuyên môn cho những người làm công tác khuyến nông.

3.3.2.3. Hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông địa phương

* Nội dung: Thực hiện việc sắp xếp khuyến nông viên xã theo Quyết định số 2451/QĐ-UBND ngày 18/9/2017 của UBND tỉnh Sơn La, để đến năm 2020 số lượng khuyến nông viên xã thực hiện theo Điểm 2.1, Khoản 2, Điều 1 Quyết định này (Bố trí 02 khuyến nông viên xã đối với các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và có trên 06 điểm tái định cư, các xã này nếu đã bố trí công chức xã chức danh địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường có chuyên ngành nông, lâm, ngư nghiệp thì được tính vào số lượng khuyến nông viên xã theo quy định; bố trí 01 khuyến nông viên cho các xã còn lại, các xã này nếu đã bố trí công chức xã chức danh địa chính-nông nghiệp-xây dựng và môi trường có chuyên ngành nông, lâm, ngư nghiệp thì được tính vào số lượng khuyến nông viên xã theo quy định).

- Xây dựng quy hoạch dài hạn hệ thống khuyến nông cơ sở, đảm bảo mỗi xã có KNV xã (lộ trình thực hiện đến năm 2020).

- Khuyến khích, động viên những KNV xã có năng lực công tác tốt, loại bỏ những KNV có năng lực yếu kém hoặc làm việc không hiệu quả.

* Giải pháp thực hiện: Trung tâm phối hợp với UBND xã xây dựng quy hoạch dài hạn hệ thống KNV cơ sở đảm bảo đến năm 2020 mỗi xã có KNV xã có năng lực, trình độ, có khả năng chuyển giao khoa học kỹ thuật, yêu nghề và nhiệt tình với công việc, cam kết gắn bó với công tác khuyến nông cơ sở, gắn bó với nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

3.3.2.4. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền, tập huấn, đào tạo cho người sản xuất

* Nội dung: Đổi mới hoạt động tuyên truyền tập huấn, đào tạo cho người sản xuất về nội dung, phương pháp và đối tượng.

- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền tại các địa phương và nông dân chủ chốt tại các vùng sản hàng hóa trọng điểm chú trọng đến các đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la​ (Trang 92 - 117)